Việt Nam Thời Báo

VNTB – Công an HCM sử dụng “giang hồ” để dập tắt bất đồng chính kiến?

Kỳ Lâm (VNTB) 

Liên quan đến vụ Phan Hùng (SN 1984, ngụ đường Lê Đức Thọ, P.16, Q.Gò Vấp) cùng đồng bọn “hành hung 3 phụ nữ, quay clip tung lên mạng”. Sáng ngày 4/5, báo Vietnamnet dẫn lời công an Quận 2 (Tp. Hồ Chí Minh) cho biết, cơ quan này đã tạm giữ chủ facebook Phan Hùng để phục vụ điều tra. Tuy nhiên, nghi vấn Phan Hùng và đồng bọn là “công cụ” của Công an đang trở thành một câu hỏi lớn.

Những tình tiết đáng nghi vấn

Mặt dù phạm 3 lỗi theo quy định của BLHS bao gồm: xâm nhập gia cư bất hợp pháp; hành hung; và nhục mạ nhân phẩm – danh dự người khác. Tuy nhiên, theo một thông tin của facebook Bão Lửa cho biết, ông Phan Hùng chỉ bị “tạm giữ để viết tường trình”, và mức phạt được áp dụng là hành chính. Riêng hai người bị đánh đang đối mặt với việc bị truy tố hình sự theo Điều 258. 

Vào 9h14 phút sáng (ngày 4/5), báo Vietnamnet dẫn lời Cơ quan công an Quận 2, theo đó, đã tạm giữ facebook Phan Hùng (SN 1984, ngụ đường Lê Đức Thọ, P.16, Q.Gò Vấp) để phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, trên Facebook Phan Hùng đã tiếp tục chia sẻ các tâm trạng của mình. Điều này, đi ngược lại quy định chung (Điều 4) về Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính, theo đó: cấm đưa vào nơi tạm giữ vũ khí, điện thoại di động […] hoặc các vật dụng có thể gây cháy nổ, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn nơi tạm giữ.
Bên trái là hình ảnh Phạm Luân, (áo đen) một “chiến hữu” của ông Phan Hùng, luôn đi đầu trong “chống phản động, ba que”. Hình bên phải là ve áo sĩ quan mà Luân đăng tải trên Facebook cá nhân.
Còn trên Facebook Phạm Luân, là anh em thân hữu và là người có mặt cùng với ông Phan Hùng chốt tại các địa điểm dễ xảy ra biểu tình để đập “3 que, phản động” liên tục đăng tải các chia sẻ “chửi xéo”. 
Facebook Bão Lửa, thuộc nhóm thân hữu Phan Hùng – Phạm Luân cam đoan về một hình phạt hành chính dành cho Hùng và Điều 258 dành cho chị Hạnh và bạn chị.
Bên cạnh đó, theo một nguồn tin cho hay, ngoài clip được Phan Hùng đăng tải thì toàn bộ video/ hình ảnh ghi nhận của nhóm hành hung đều được lệnh xóa bỏ, và phía công an Quận 2 đã quán triệt tinh thần không lưu trữ các hình ảnh/ video khi tiến hành “xử” người bất đồng chính kiến.
Luật sư Lê Công Định và nghi vấn về mối quan hệ giữa côn đồ và Công an Quận 2.
Luật sư Lê Công Định, người khi nhận tin Công an quận 2 vừa lừa chị Nguyễn Thị Hương, bạn chị Lê Mỹ Hạnh, người cùng bị đánh hôm qua, ký đơn bãi nại, không yêu cầu xử lý hình sự, vì lý do thương tích không nặng. Vị luật sư này đặt nghi vấn vì sao công an lại muốn nạn nhân bãi nại vụ này, và thủ phạm có liên quan gì đến công an, LS Lê Công Định chất vấn.

Quần chúng tự phát hay nhân dân chống phản động 

Khi mạng xã hội bắt đầu sử dụng phổ biến, thì bất đồng chính kiến được nhà nước xem là một yếu tố gây nguy hại cho chính đảng. Tuy nhiên, việc sử dụng lực lượng có sắc phục (chủ yếu là Công an) đã gây phản ứng xã hội từ năm 2007 (bắt nguồn biểu tình chống Trung Quốc). Chính quyền sau đó tìm cách thay thế lực lượng này bằng công an thường phục, hoặc lực lượng trật tự đô thị để trấn áp các cuộc biểu tình (cuộc biểu tình chống Formosa tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2016). Các nhân tố khoác áo dân sự này tỏ ra hữu hiệu khi thay nhà nước giải quyết vấn đề nhân quyền mà không phải gặp sự phản ứng quá lớn về mặt ngoại giao quốc tế. Ngoài ra, dưới mác “quần chúng bức xúc” hay “nhân dân chống phản động”, một nhóm người được bao trợ, cho phép tùy tiện sử dụng bạo lực đối với người bất đồng chính kiến. 

“Quần chúng bức xúc” là nhóm người trong ngành vũ trang, mặc thường phục, thường tìm cách trà trộn hoặc đứng bên ngoài đám đông biểu tình để kích động – gây rối nhằm tạo cớ cho chính quyền điều lực lượng vào đàn áp. Đây cũng là nhóm người được sử dụng tích cực nhất trong hệ thống lực lượng Cảnh sát giao thông để “dằn mặt” những người thích “tra luật” [1]. 

Đối với lực lượng “nhân dân chống phản động” nằm ở hai dạng. Một là lực lượng thanh niên nhiệt tình nhưng thờ ơ với các vấn đề bức xúc trong xã hội hoặc có xu hướng nhận thức một chiều, tiếp nhận các quan điểm – chủ trương của Đảng và chế độ, hình thành nên các lực lượng tự xưng là “dư luận viên” – nằm ở cả miền bắc lẫn nam. Nhóm này liên tục là lực lượng cản trở, gây rối các cuộc biểu tình, tuần hành, hoặc tưởng niệm liên quan đến các sự kiện về Việt Nam Cộng Hòa, Trung Quốc, hay phản ứng với nhóm người/ sự kiện phản ứng ngược với chính sách – chủ trương của Đảng. Vấn đề nằm ở sự cuồng tích và chống lại những cá nhân/ đoàn thể bất đồng chính kiến (mà nhóm này gọi là phản động), nên vào ngày 14/03/2015, sự cản trở với thái độ hung hăng, hỗn láo buổi lễ tưởng niệm 64 tử sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc ở đảo Gạc Ma ngày 14/03/1988 ở Hà Nội đã khiến dư luận bức xúc, báo chí chính thống lúc đó lên tiếng phê phán và ông Nguyễn Đức Chung (Giám đốc Công an Tp. Hà Nội) buộc phải lên tiếng “xử phạt nghiêm minh” để trấn áp dư luận.
Kế hoạch tác chiến và sự hỗ trợ của một sĩ quan bên Quân khu 7?
Dạng thứ hai là các côn đồ và giang hồ ở tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh,… được quy công an quy tập và sử dụng để “dằn mặt”, gieo rắc sự sợ hãi với người đấu tranh nhân quyền. Sự kiện nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh bị nhóm người “chống phản động” đánh, trong đó có một người là Phan Hùng tự xưng là giang hồ, “hiệp sĩ”,… Với ông Phan Hùng, trong một chia sẻ tin nhắn có liên quan, ông ta lập nhóm rủ rê đánh “phản động” nhân ngày 30/04, tuy nhiên, một số người đã từ chối. Trong tin nhắn “kêu gọi” cũng cho thấy một vị cán bộ tại Quân khu 7 có liên quan đến “bảo trợ các hành động bạo lực” này.

Bản chất của “hiệp sĩ” hay “giang hồ” nằm trong nhóm chống phản động như đề cập ở trên, chính là một công cụ của phía Công an. Đổi lại những trò tấn công vào nhóm người đấu tranh nhân quyền là những đặc quyền ưu tiên mà công an khu vực cho phép diễn ra như: bảo kê, cho vay nóng, trúng thầu giữ xe, buôn bán hè phố,… Và công an Quận 2 được cho là có liên hệ mật thiết với bộ đôi Phan Hùng và Phạm Luân (hai người chuyên vạch kế hoạch “đập” người biểu tình tại Tp. Hồ Chí Minh). Đây có phải là lý do khiến cơ quan này thuyết phục bạn của bà Lê Mỹ Hạnh “bãi nại”?.

Những nhà đấu tranh dân quyền cần làm gì?

Dù phát ngôn viên Công an thành phố bác bỏ sự liên quan giữa vụ việc bạo lực nêu trên với “yếu tố chính trị”, tuy nhiên, những chia sẻ trên facebook cá nhân của các đối tượng liên quan phần nào cho thấy mối quan hệ giữa “nhân dân chống phản động” với công an khu vực.
Trong khi chờ một sự xác minh rõ ràng hơn, những nhà đấu tranh nhân quyền giờ đây cần phải tập hợp lại và cho thấy sự đoàn kết, thống nhất (vượt ra khỏi những rào cản về lợi ích lẫn khác biệt) để đẩy mạnh vụ việc này, buộc Công an Quận 2 phải xác minh, làm rõ trên tinh thần khách quan và xử đúng người đúng tội. Bởi trong trường hợp chính quyền tìm cách làm chìm xuồng sự việc, thì nhóm “nhân dân chống phản động” sẽ tiếp tục lấy đây làm một ví dụ tiền lệ để tiến hành các xâm phạm bạo lực, chà đạp lên luật pháp sau này. 

Do đó, bảo vệ và đi đến cùng công lý trong vụ bà Lê Mỹ Hạnh chính là đi đến cùng công lý của những nhà đấu tranh nhân quyền. Đây hẳn là một việc chung!

Tham khảo:

[1] Hiện tượng CSGT – côn đồ: Cướp ngày hợp tác cướp đêm?, http://www.ijavn.org/2015/02/vntb-hien-tuong-csgt-con-o-cuop-ngay.html

Tin bài liên quan:

VNTB –  Tô Lâm muốn dân ngủ không đóng cửa, nhưng công an thì “bắn nhầm dê, bế nhầm dân”…

Do Van Tien

VNTB – Nghị định về phần mềm ngụy trang ghi âm, ghi hình: ngồi xổm pháp luật

Phan Thanh Hung

VNTB – Xin đừng để bình thường thành bất thường

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo