Việt Nam Thời Báo

VNTB- Cộng hòa Nhân dân: Điểm cuốn sách mới của Bruce J. Dickson về Trung Quốc

Benjamin L. Read
Wall Street Journal, ngày 02/8/2016
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

(VNTB) – Báo chí phương Tây luôn cho rằng người dân Trung Quốc đã sẵn sàng cho dân chủ. Vậy tại sao chế độ cộng sản tiếp tục được ủng hộ rộng rãi?


Quan điểm thông thường của Trung Quốc, theo Bruce J. Dickson, giống một cái gì đó như thế này: hệ thống chính trị của Trung Quốc là không thay đổi và không linh hoạt, và “người dân Trung Quốc đang chán với Đảng, thiếu kiên nhẫn đối với cải cách, và sẵn sàng cho dân chủ.” Điều đó không đúng, theo ông Dickson, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học George Washington.

Trong thực tế, người dân Trung Quốc nói chung ủng hộ thể chế chính trị của họ, ít nhất là trong thời gian này. Tại sao điều này lại tồn tại? Và làm thế nào đất nước này tránh được số phận như của Liên Xô? Ông Dickson trả lời những câu hỏi này trong cuốn sách “Thế lưỡng nan của kẻ độc tài: Chiến lược tồn tại của Đảng Cộng sản Trung Quốc” bằng cách nghiên cứu chương trình của đảng cầm quyền và bằng cách đúc kết kết quả nhiều cuộc khảo sát xã hội gần đây và các nhóm đặc biệt để tìm hiểu người dân thường Trung Quốc ở các thành phố trên khắp đất nước cảm nhận thế nào hệ thống chính trị hiện tại của đất nước và những kết quả chính sách của nó.

Chiến lược của đảng, ông Dickson viết, là “một kết hợp của sự đàn áp, hợp thức hóa, và hợp tác”. Sự đàn áp có nhiều dạng khác nhau, mà ông phân loại chi tiết, từ việc bắt giữ các nhà hoạt động và các luật sư cho tới việc chặn Internet. Tất cả những điều này trở nên tồi tệ hơn kể từ khi Tập Cận Bình giữ vai trò lãnh đạo từ những năm 2012-2013.

Nhưng nếu đàn áp là những việc chủ yếu mà người dân Trung Quốc thấy, chế độ này sẽ không được hưởng sự ủng hộ phổ biến đến thế. Ông Dickson liệt kê những việc mà đảng cẩm quyền đã và đang làm để giành trái tim và tâm trí của người dân: nâng cao thu nhập (không chỉ đơn thuần là tốc độ tăng trưởng) bằng cách thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện cải cách chính trị khiêm tốn ở cấp địa phương; cung cấp khả năng tiếp cận giáo dục, chăm sóc y tế và dịch vụ công cộng khác; kích động niềm tự hào dân tộc; và đưa vào hàng ngũ của đảng nhiều thành viên là những người giàu có và có giáo dục tốt.

Chiến lược này dường như hiệu quả. Bằng chứng chính của cuốn sách cho kết luận này đến từ hai cuộc khảo sát được thiết kế bởi ông Dickson và được thực hiện bởi trung tâm lấy ý kiến công cộng có uy tín của Đại học Bắc Kinh. Trong một cuộc khảo sát năm 2010, các nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn mặt đối mặt với 3.874 người được chọn ngẫu nhiên ở 50 thành phố trên khắp đất nước; và cuộc khảo sát năm 2014 có 4.128 người được phỏng vấn. Ở cả hai cuộc điều tra cho thấy sự ủng hộ rộng rãi và sự tin tưởn cao vào tổ chức cốt lõi của chế độ. Ví dụ, sự tin tưởng vào Trung ương Đảng CSTQ và chính phủ trung bình ở mức giữa 7.5 và 8 trên thang điểm 10. Cuốn sách này cũng có những báo cáo đánh giá của người được phỏng vấn về một số lĩnh vực cụ thể của chính sách công. Đa số những người được khảo sát-75% -cho rằng họ hài lòng với những nỗ lực của chính quyền địa phương của họ về giáo dục và trật tự xã hội. (Chỉ có một nửa nói như vậy về an toàn thực phẩm, một chủ đề được quan tâm đặc biệt.)

Ông Dickson đưa ra một dự báo về quan điểm lạc quan của ông nói chung về tương lai của đảng. Đúng là có nhiều chính sách hiện tại của đảng mang lại sự trung thành của dân chúng. Nhưng những chính sách thu hút sự ủng hộ trong ngắn hạn có thể làm suy yếu sự ổn định trong dài hạn, như ông Dickson giải thích. Sự thịnh vượng hơn có thể mang lại sự bất bình và yêu cầu về trách nhiệm, sự cởi mở và tính đại diện.

Gợi ý cho điều này có thể được nhìn thấy: trong khảo sát, người trẻ tuổi thường ít trung thành hơn những người lớn tuổi, cho thấy rằng sự ủng hộ chế độ có thể bị suy giảm ở thế hệ sau này. Ngoài ra, trong khi chỉ một số nhỏ cho rằng sự kiểm duyệt internet ảnh hưởng xấu với họ, gần 90% cho rằng việc kiểm soát các trang mạng không gây nguy hại đến tự do cá nhân hay quyền tự do ngôn luận.” Những lo ngại rằng việc trao thêm quyền cho dân chúng có thể dẫn tới yêu cầu thay đổi chính trị làm cho các chế độ độc tài lưỡng lự trong việc cho thêm quyền tự do hóa- chính vì thế mà cuốn sách có nhan đề “tiến thoái lưỡng nan”.

Hiện nay, một nỗi sợ hãi phổ biến về sự hỗn loạn có thể gây hại cho sự cai trị của đảng. Phần lớn những người được hỏi cảm thấy rằng biểu tình, đa nguyên đa đảng hoặc thậm chí “nhiều nhóm với các quan điểm khác nhau” có thể đe dọa sự ổn định xã hội. Về chủ đề này và những chủ đề khác, người ta tự hỏi liệu nó có thể tách biệt, như cuốn sách đã cố gắng, là do sự kiểm soát thông tin của đảng cầm quyền nhằm lấy được sự ủng hộ cho nó. Sau tất cả, như ông Dickson cho thấy, một trong những lý do mà người được khảo sát bày tỏ niềm tin lớn vào các cơ quan trung ương của chế độ là việc phê phán các quan chức lãnh đạo cao cấp hàng đầu bị cấm.

Một điểm có khả năng làm độc giả ngạc nhiên là ” đa số người Trung Quốc tin rằng đất nước của họ đã có một mức độ dân chủ cao, hài lòng với nền dân chủ hiện nay, và rất lạc quan vào nền dân chủ cao hơn trong tương lai gần.” Để giải thích vấn đề này, ông Dickson xem xét những cách thức mà các nhà lãnh đạo và trí thức sử dụng thuật ngữ “dân chủ” – một từ được sử dụng ở nhiều nơi như là một trong 12 cốt lõi giá trị xã hội chủ nghĩa của Tập Cận Bình, và những báo cáo mà người trả lời phỏng vấn nói rằng họ tin dân chủ có ý nghĩa. Ông lưu ý rằng vài người nói về bầu cử hoặc sử dụng cụm từ như “phiếu bầu của tất cả mọi người ” hay “quy tắc đa số,” trong khi nhiều người đã đưa ra câu trả lời như “lắng nghe người dân” và “các chính sách của chính phủ phản ánh ý kiến của công chúng” – những tiêu chí mà Trung Quốc đáp ứng, theo một điểm nào đó . Nhiều người dân thường Trung Quốc nói rằng dân chủ ngày nay đã có nhiều tiến bộ so với quá khứ.

Nhiều độc giả có thể đặt câu hỏi rằng liệu những người được phỏng vẫn đã trả lời một cách trung thực hay chỉ là đưa ra các câu trả lời an toàn về chính trị. Ông Dickson bảo vệ phương pháp của mình, nhấn mạnh rằng mối tương quan trong dữ liệu đi theo mô hình dự đoán trước đã củng cố tính hợp lệ của chúng. Một điều đáng khích lệ là những người tham gia phỏng vẫn không luôn đưa ra các câu trả lời mà đảng chấp thuận; chỉ có 36% nói rằng các quan chức chính phủ thường nói sự thật, và khoảng 70% số đảng viên trẻ đã sẵn sàng nói rằng động cơ tham vọng nghề nghiệp (và không chỉ đơn thuần là một niềm đam mê để phục vụ người dân) là một trong số ba lý do hàng đầu của họ để vào đảng. Một hạn chế không rõ nguyên nhân: Mặc dù cuốn sách nói rất rộng về niềm tin của “người dân Trung Quốc”, “dư luận ở Trung Quốc”, tuy nhiên, hai cuộc điều tra chỉ được tiến hành ở các thành phố, bỏ qua tầng lớp dân ở các vùng nông thôn rộng lớn.

Benjamin L. Read là giáo sư chính trị tại Đại học California, Santa Cruz, là tác giả của “Gốc rễ của Nhà nước: Tổ chức khu dân cư và mạng lưới xã hội ở Bắc Kinh và Đài Bắc.”

(http://www.wsj.com/articles/the-peoples-republic-1470179644)

Tin bài liên quan:

VNTB- Blogger bị bắt giữ trong bối cảnh leo thang đàn áp ở Việt Nam

Phan Thanh Hung

VNTB- Human Right Watch: Yếu tố nhân quyền thiếu vắng trong Chính sách mới của Ngân hàng Thế giới

Phan Thanh Hung

VNTB- GS Allan Lichtman dự báo Trump sẽ bị luận tội

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo