Việt Nam Thời Báo

VNTB – Covid-19: “tạm xa” do virus hay con người?

Thanh Đức

 

(VNTB) – Con người ngại giao tiếp, ngại tiếp xúc với nhau, Covid chỉ là yếu tố khách quan, chủ yếu vẫn là do con người.

 

Vậy là đã gần 2 năm con virus Vũ Hán  “có mặt” ở Việt Nam, đời sống cũng như thói quen của nhiều người Việt cũng dần thay đổi theo độ nguy hiểm của Covid-19.

Khẩu trang xuất hiện nhiều hơn ở những người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường phố Sài Gòn. Nếu như cái thời chưa có con virus Covid-19, khẩu trang có thể chỉ đơn giản là che bụi hoặc che bớt một phần nắng nôi của Sài Gòn; sử dụng hay không, tùy sở thích của mỗi người thì giờ đây, nó là một điều bắt buộc, một thói quen mà không chỉ dân Sài Gòn có.

Gần 5 tháng với biết bao sóng gió ở Sài Gòn, liên quan đến Covid-19, ắt hẳn đã phần nào làm thay đổi thói quen của không biết là bao nhiêu người con đất thành phố…

“Không chỉ riêng Việt Nam, mà đã là con người thì phải có giao tiếp, đúng không? Anh đi ra ngoài mua một món ăn, một thức uống hay đi làm, là phải giao tiếp, có thể bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ. Nhưng cái con Covid-19 này, nó làm cho con người ngại giao tiếp, ngại tiếp xúc với nhau. Vì sao? Vì đâu có biết đối phương có phải F0 không?

Nếu lỡ xui xui mà bị nhiễm thì lại phải bị đi cách ly. Nếu điều kiện gia đình không thỏa mãn yêu cầu cách ly tại nhà hay có bệnh nền, tự dưng lại bị bắt đi cách ly tập trung. Rồi đâm ra con người ta lại ngại giao tiếp hơn”, ông Tám, một cư dân ở quận Bình Thạnh chia sẻ.

“Ngại giao tiếp, nếu đổ lỗi hết cho con virus, theo mình thì không đúng đâu. Một phần là do lỗi từ chính con người gây ra. Như trường hợp ở một điểm tiêm của một bệnh viện, trong lúc chờ hiệu quả của thuốc huyết áp, họ kêu ra ngoài trời ngồi, đeo khẩu trang không cần kính chắn giọt luôn, an toàn. Nếu giao tiếp ngoài trời, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và chú ý rửa tay, rồi chích vắc xin, có thể nói là an toàn nhất định. Thế nhưng, theo ý kiến của một vài cá nhân, trong đó có phó thủ tướng Vũ Đức Đam, lại cứ khăng khăng phải nhốt trong nhà. Thực tế, có người ở trong nhà suốt, vẫn nhiễm. Người đi làm ngoài trời, tiếp xúc với nhiều người, vẫn không sao.

Rồi cũng phải đến cái ngày hết giãn cách, con người quay lại cuộc sống, gặp nhau sao nhiều tháng ngày, có chắc ít chuyện để nói không, có chắc trong lúc quá vui đó an toàn không? Rồi nếu số ca nhiễm tăng, lại tiếp tục giãn cách nữa hay sao? Một vòng lặp luẩn quẩn.

Theo dõi các chương trình của nước ngoài, họ vẫn cho thoải mái đi lại, cho tụ tập, chích vắc xin ít hơn Việt Nam, cũng có sao đâu? Anh lại lấy lý do y tế yếu kém, ca nhiễm nhiều, sao điều trị, sức khỏe người dân lên hàng đầu. Vậy sao anh không tập trung đầu tư y tế? Bộ trưởng Bộ Y tế sao không đưa ra những cái cần một cách cụ thể, minh bạch nhất để bổ sung ngành y tế? Chứ cách ly tập trung, thành công đâu không thấy, chỉ thấy thời gian giãn cách vừa rồi, rõ ràng số ca nhiễm vẫn cao, tử vong vẫn cao; đời sống người dân thì đói, khổ không ít.

Con người ngại giao tiếp, ngại tiếp xúc với nhau, Covid chỉ là yếu tố khách quan, chủ yếu vẫn là do con người. Theo mình thấy là vậy”, một ý kiến khá ‘dài hơi’ khác.

Mặc dù con virus SARS-CoV-2 có thể không phải tự bản thân nó sản sinh ra, song với những gì đã qua ở Sài Gòn với chuỗi ngày gần như là “ám ảnh” đối với nhiều người, nhiều gia đình cũng như nhiều hoàn cảnh lao động bình dân, không còn là thấp thoáng, mà hiện lên rất rõ, đó là bàn tay của những quyết định sai lầm đã đẩy người dân vào cảnh đã khó còn thêm khó, đã lo dịch còn lo chết đói; những mất mát của trận đại dịch.

Chính là anh, người anh hùng chống dịch, Vũ Đức Đam.


Tin bài liên quan:

Đà Nẵng sẽ ‘cách ly xã hội’ thế nào từ 0h ngày 28-7?

Phan Thanh Hung

VNTB – Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam có liên quan gì đến Chủ tịch nước?

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Việt Nam trượt mục tiêu GDP vì COVID-19

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.