Việt Nam Thời Báo

VNTB – Cuộc chiến thảm họa FORMOSA tại Đài Loan: không hồi kết

Anh Văn (VNTB) Formosa đang trở thành một vấn đề nóng trong hiện tại lẫn tương lai khi chúng tôi đến Đài Loan và ghi nhận thực tế về những cái chết mà Formosa gây ra đối với vùng mà nó đặt nhà máy, và sự phát triển yên bình của nơi từng từ chối đầu tư của Formosa.

Vân Lâm ung thư, Chương Hóa và Phong Nguyên vạ lây
Chúng tôi đến với xã Mạch Liêu thuộc huyện Vân Lâm. Nơi trước đây 20 năm (1996), Formosa đã đầu tư vào để góp phần phát triển đời sống kinh tế địa phương và tạo công ăn việc làm của người dân. Tuy nhiên, giờ đây nó đã trở thành điểm nóng về ô nhiễm môi trường và là địa chỉ đỏ về ung thư trong cộng đồng dân cư.
Với 67 công xưởng, tổ hợp nhà máy hóa dầu số 6 của Formosa có 400-500 ống khói thải khói bụi độc hại liên tục ngày đêm.
Khi chúng tôi tiếp xúc những nhà đấu tranh vì môi trường thuộc tổ chức Công đoàn bảo vệ môi trường Chương Hóa (Changhua Environmental Protection Unions – CEPU) tại huyện Phong Nguyên (Đài Trung), họ đã cho biết. Tác động của sự xả thải khói bụi từ tổ hợp công nghiệp nhà máy hóa dầu số 6 Formosa không chỉ gây ra ở chính Vân Lâm, mà còn tác động đến các huyện lân cận. Dẫn nghiên cứu GS Chan Chang-chuan NGO này cho thấy mức độ ô nhiễm kim loại nặng có thể gây ung thư trong nước tiểu của cư dân xã Đại Thành (Chương Hóa) cao hơn so với Vân Lâm. 
Ngoài ra, trong 30 năm trở lại đây, lượng nước ngầm tại huyện Phong Nguyên cũng sụp giảm xuống ngưỡng 2m, vì sự hoạt động của hệ thống nhà máy số 6 của Formosa.
Cũng tại điểm cách nhà máy 15Km này, bằng mắt thường, chúng tôi vẫn có thể nhìn thấy những cột khói cao xả thải của cụm nhà máy Formosa với những đám khói bụi công nghiệp dày đặc.
Sau 5 năm đi vào hoạt động (1996 – 2001), ung thư bắt đầu được phát hiện với tỷ lệ 30 cái chết / 450 người sống trong 10 năm trở lại đây – chủ yếu là về phổi và gan; tuổi thọ bình quân của người dân sống trong bán kính 10km quanh khu nhà máy hóa dầu Formosa đã giảm 2-4 ngày/ năm (tăng 4,07 lần so với giai đoạn 1999-2001). 
Trong khi đó, cũng theo dự án nghiên cứu của GS Chan Chuang Chuan từ năm 2009 về sự liên quan giữa Ô nhiễm không khí và sức khỏe của người dân sống gần khu công nghệ hóa-dầu tại huyện Vân Lâm kéo dài từ năm 2009 đến cuối năm 2014 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư của người dân trong những thị trấn lân cận như Mạch Liêu, Đài Tây, Đông Thế, Luân Bối… tăng kể từ khi nhà máy chế biến hóa-dầu của nhóm công ty Formosa tại Mailiao đi vào hoạt động (cuối năm1998) và bắt đầu phát ra các chất bay hơi làm ô nhiễm không khí (VOC).
Riêng tại thị trấn Đài Tây, khu vực nằm sát cạnh nhà máy hoá dầu Mạch Liêu. Tỷ lệ này tăng 30% và 80% cho tất cả các loại ung thư. Không chỉ gây ung thư, mà nhà máy Formosa còn đóng luôn nghề truyền thống của người dân khu vực này, một người dân tại Đài Tây cho chúng tôi biết: “Cánh đồng nghiêu bạt ngàn trước khi Formosa đến, nay không còn gì”. Sau 3-4 năm Formosa đến, chợ hải sản cũng đóng cửa, vì ngao ở đây bất thường, có màu kim loại nặng. Người dân không có tiền xét nghiệm, buộc phải dùng kinh nghiệm quan sát.
Theo báo cáo từ các nhà hoạt động môi trường tại Vân Lâm, số người chết vì ung thư cao gấp 2-3 lần các tỉnh khác, lên đến 75%.
Tại Mạch Liêu, có những ngôi nhà xây cho công nhân Formosa ở, nhưng vì quá gần khu xả thải, nên toàn bộ nhà đều bị bỏ hoang. Cũng tại đây, một dòng sông đã bị cạn dòng vì Formosa sử dụng nước trong sản xuất. Nếu đứng điểm xa nhất của Mạch Liêu (6 dặm so với khu nhà máy), thì vẫn ngửi thấy mùi hắc trong không khí.
Cuộc chiến không hồi kết
Thị trấn Đài Tây, từ năm 2015 – có 74 nguyên đơn tiến hành vụ kiện Formosa mang tên “Hồ sơ chung”. Theo đơn, chất ô nhiễm phát ra bởi công nghệ cracking hoá-dầu của nhóm công ty Formosa tại xã Mạch Liêu, về phía bắc của Đài Tây khiến cho tỷ lệ ung thư trong khu vực dân tăng cao.
Đây là lần khởi kiện Formosa thứ 3 để đòi hỏi Formosa phải đền bù tài chính cho vấn đề sức khỏe họ chịu vì tổ hợp nhà máy tập đoàn này, và có 20 nguyên đơn chết vì bệnh ung thư. 
Tuy nhiên người dân Mạch Liêu (nơi chịu ảnh hưởng nặng) lại không muốn kiện. Do gió Bắc thổi từ Formosa đến và tụ lại, họ có nhà trọ giá rẻ, các cửa hàng có thể kiếm lợi từ công nhân Formosa cũng tự động trả tiền cho mỗi cư dân ở Mạch Liêu 7,600 đài tệ/ năm. 
Bản thân các nhà hoạt động môi trường NGO tại Vân Lâm cũng thừa nhận, các vị thẩm phán thuộc chính quyền Đài Bắc khi tiếp thụ vụ kiện đã tỏ ra không hứng thú.
Nhiều nhà nghiên cứu khi đưa ra kết quả báo cáo về mức độ ảnh hưởng môi trường của Formosa đã bị tập đoàn này kiện ngược, với tội trạng là “tống tiền không thành, quay qua nói xấu”. Cụ thể, Formosa kiện ngược giáo sư, đồng thời là một nhà môi trường tại Đại học Quốc Gia Chung Hsing (Đài Loan) Ben-Jei Tsuang vì tội phỉ bang. Lý do, vì vào cuối năm 2010, giáo sư này đã đưa ra bằng chứng về tỷ lệ ung thư gia tăng trong dân liên quan đến nhà máy hóa dầu tại Mạch Liêu tại một hội nghị khoa học. 
Tháng 4 năm 2010, tập đoàn Formosa đã kiện giáo sư Tsuang vì tội phỉ bang, đòi ông bồi thường 1,3 triệu USD vì thiệt hại và đòi ông công khai xin lỗi trên 4 tờ báo lớn, nhưng sau đó, đã bị toà án Đài Bắc bác bỏ.
Bản thân Cơ quan Bảo vệ Môi trường Đài Loan – vốn dĩ phải đi đầu trong bảo vệ môi trường tại vùng đảo này lại là một cơ quan nhiệt thành nhất trong bảo vệ sai phạm tập đoàn Formosa. 
Theo Luật sư của GS Tsuang, ông nhấn mạnh, cơ quan đã từng tổ chức một cuộc hội thảo ngày 04/2011 như một cuộc “đấu tố” GS Tsuang và quảng cáo cho dự án hoá-dầu Kuokang (dự án này bị hủy bỏ tháng 5/2012 sau khi đơn kiện của tập đoàn Formosa bị toà bác bỏ). Đồng thời, người đứng đầu tổ chức Cơ quan Bảo vệ Môi trường Đài Loan là Giám đốc Shen Shu Hung lại là người đã tìm cách vô hiệu hoá giá trị thẩm định chuyên môn của GS Tsuang.
Một vấn đề khác liên quan đến vấn đề Formosa nữa là tập đoàn này khôn khéo khi tìm cách đầu tư một ngôi trường tiểu học to lớn, khang trang tại Vân Lâm (Yunlin) với 70% vốn – tương đương 1 tỷ NDT. Tuy nhiên, khu trường này lại nằm trong bán kính 1,000m xoay quanh tổ hợp nhà máy (điều này là phạm pháp). Sở dĩ Formosa xây trường vì sẽ được ưu tiên trong xây bệnh viện, bệnh viện lại là nơi Formosa thu lợi nhuận. 
Trong lần kiểm tra sức khỏe học sinh trong vùng chịu ảnh hưởng bởi Formosa cho thấy, gan các em không được bình thường. 
Tiếp theo, quan trắc môi trường – vốn là cơ sở dữ liệu để báo cáo trực tiếp vấn đề môi trường của Formosa cũng gặp nhiều vấn đề. Những dữ liệu quan trắc thu được đem lại những báo cáo an toàn về mức độ xả thải của Formosa thì theo người dân địa phương là do chính Formosa xây dựng nên tính xác thực không cao. Ngay tại Mạch Liêu, sau 15 năm đi vào hoạt động, thì mới có trạm quan trắc đầu tiên, nhưng chưa đem lại kết quả nào cả. 
Trong “Thư ngỏ của các nhóm Xã hội Dân sự Đài Loan nhân lễ trao giải “Hành tinh Đen 2009” cho tập đoàn Formosa, cho biết, để được sự hỗ trợ từ người dân Vân Lâm cho khu nhà máy hóa dầu số 6, Formosa đã xây một trung tâm y tế, một khu vực nghỉ hưu, các trung tâm mua sắm, trường đào tạo điều dưỡng, trung tâm vận chuyển, một Khu nghỉ dưỡng bờ biển, bệnh viện Chang Geng Memorial, và một thành phố Mạch Liêu hoàn toàn mới, tạo 37.500 chỗ làm cho dân trong vùng. Do đó, trước khi bệnh ung thư được phát hiện, 54% người dân Vân Lâm chấp nhận Formosa. 
Nỗ lực chống Formosa từ NGO địa phương
Khi những ca ung thư được phát hiện ngày một nhiều, những NGO hoạt động vì môi trường địa phương và người dân đã tập hợp lại để chống lại những thảm họa của Formosa trong hiện tại, lẫn tương lai.
Làm sạch không khí cho trẻ em. (Ảnh: Zhang Congqiu)
Công đoàn bảo vệ môi trường Chương Hóa đã nhiều lần kêu gọi những người giàu mua đất tại đây để tăng cường nỗ lực bảo vệ môi trường; họ kêu gọi bác sĩ đứng đầu tuyên bố và kiến nghị bảo vệ môi trường; liên kết các NGPO và các quyền lợi đất; sử dụng loài cá heo trắng – vốn nằm trong sách đỏ để kêu gọi sự bảo vệ; họ tự gây quỹ địa phương trong nỗ lực tạo ra sự độc lập trong hoạt động của mình. 
Về phía chính quyền, đi đầu là chính quyền huyện Chương Hóa đã cùng với Liên minh bảo vệ môi trường Chương Hóa chủ động tìm cách kiểm soát bầu không khí bằng cách thiết lập các trạm quan trắc không khí tại 26 xã – thị trấn tới năm 2020 để không khí đạt tiêu chuẩn 15 microgram. Ra luật cấm sử dụng than đó, dầu mỏ; thiết lập ban kiểm soát và phòng chống ô nhiễm không khí tại 26 quận – huyện. 
Các nhóm hoạt động vì môi trường đoàn kết trong cuộc chiến chống Formosa. (Ảnh: PV Zhang Congqiu)
Vụ Formosa kiện ngược giáo sư Tsuang về tội phỉ bang vào năm 2012 cũng thu hút sự chú ý, vì đây là “vụ kiện chiến lược chống lại sự tham gia của công chúng”. Một bức thư ngỏ có chữ ký của 1.000 học giả Đài Loan, bao gồm cả hóa học đoạt giải Nobel Lee Yuan Tseh, bày tỏ ủng hộ Tsuang. Tất cả điều này cho thấy, giới trí thức Đài Loan thực sự đối đầu với Đài Loan, và cùng với những người dân đang chịu ảnh hưởng bởi thảm họa Formosa đấu tranh tìm kiếm công lý.

Vào tháng 8/2016, theo Bộ Tài TN&MT Việt Nam, Công ty Formosa đã hoàn thành xây dựng 6/23 ống khói và chuẩn bị vận hành thử nghiệm. Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh giai đoạn 1-1 (gọi tắt ĐTM), dự án Formosa thải ra một lượng bụi và khí thải lớn từ rất nhiều nguồn khác nhau như khâu chuẩn bị nguyên liệu, quá trình thiêu kết, từ lò cốc, lò nung vôi, luyện gang, thép, nhà máy cán,… Với công suất dự kiến giai đoạn 1 là 7,5 triệu tấn thép một năm nên lượng bụi phát sinh là cực lớn và nó có thể gây viêm phế quản mãn tính, ung thư phổi, viêm giác mạc. Phạm vi ảnh hưởng của bụi và khí ô nhiễm có thể bao trùm một khu vực rộng 10km2.

Tin bài liên quan:

VNTB – Tổng quát đất nước: thất bại từ hạn chế trình độ nhận thức

Phan Thanh Hung

VNTB – Thảm họa Formosa: Hạt Văn Hạnh rực lửa hiệp thông, quyết đồng hành với các nạn nhân

Phan Thanh Hung

VNTB- Formosa, ” canh bạc định mệnh”

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo