Việt Nam Thời Báo

VNTB- “Cứu Đông Yên” góp phần cải thiện tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo

Hàn Giang 
(VNTB) – Nhằm mục đích giữ cho bằng được một xứ đạo có hơn 100 năm là Đông Yên (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), ổn định sinh kế cho người dân nơi đây hiện đang phải đối mặt với thảm họa môi trường do Hưng Nghiệp Formosa gây ra và trừng phạt những kẻ tham nhũng, những kẻ vi phạm nhân quyền, chiến dịch có tên “cứu Đông Yên” do Ủy ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) có trụ sở tại Hoa Kỳ do Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng giữ chức Chủ tịch phát động vào khoảng nữa cuối tháng 12/2016…
   Cứu Đông Yên !
    
Nhìn Cồn Dầu mà tiến hành “Cứu Đông Yên”
Theo BPSOS thì trong thông cáo báo chí ngày 10/12/2016, cũng nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, tổ chức BPSOS cùng với Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu phát động chiến dịch “Cứu Đông Yên” nhằm yểm trợ số 800 giáo dân thuộc giáo xứ Đông Yên trong 3 mục đích:  Một là, đẩy lùi mọi biện pháp hành chính hay bạo lực của chính quyền Huyện Kỳ Anh nhằm xoá bỏ xứ đạo Công Giáo với trên 100 năm lịch sử. Hai là, đòi công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa bồi thường thoả đáng các thiệt hại thảm khốc do công ty này gây ra. Ba là, tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân để họ duy trì cuộc tranh đấu trường kỳ cho đến khi đạt cả hai mục đích trên.
Ngoài ra, BPSOS còn quyết định yểm trợ Giáo Xứ Đông Yên vì người dân nơi đây đang cùng một lúc phải đối mặt với hai mối nguy ngặt nghèo: Một là, chính sách cưỡng chế toàn bộ xứ đạo của chính quyền Huyện Kỳ Anh từ năm 2012. Hai là, tai hoạ nhiễm độc biển do Công Ty Formosa gây ra từ tháng 4 năm 2016.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch BPSOS đã cho Việt Nam Thời Báo biết là tình hình Đông Yên hiện tại giống như ở Cồn Dầu (Đà Nẵng) trước đây, cụ thể là Cồn Dầu vào năm 2010 đáng lẽ đã bị xóa sổ nhưng nhìn lại thì cho đến bây giờ nó vẫn tồn tại, chưa xóa sổ được.

Ông Nguyễn Bá Thanh đã ra đi rồi nhưng Cồn Dầu thì vẫn còn mặc dù thời điểm ấy không ai để ý đến Cồn Dầu, tôi không thấy tổ chức hay nhóm nào phát động cứu Cồn Dầu hết, chỉ có người ở Cồn Dầu tự cứu lấy Cồn Dầu, tự liên lạc và phối hợp với sự giúp đỡ của quốc tế mà đạt được thành tựu như vậy. Tôi tin là ở Đông Yên nếu có thêm sự quan tâm của nhiều người, nhiều thành phần thì có cơ hội hơn. Nhất là chính dân Cồn Dầu đang chia sẻ kinh nghiệm cho Đông Yên, chính sự tập hợp của Hiệp hội giáo dân Cồn Dầu ở Hoa Kỳ mà phần lớn là những người Cồn Dầu đã chạy ra Thái Lan tị nạn rồi giờ sang Hoa Kỳ sinh sống để rồi kết hợp lại hỗ trợ và yểm trợ, kết nghiã với Đông Yên đó là một điều giúp cho Đông Yên phấn chấn tinh thần rất nhiều.”

Chiến dịch “cứu Đông Yên” được tiến hành qua nhiều giai đoạn như: Vận động quốc tế nhập cuộc, tái lập sinh kế cho các gia đình trong Giáo xứ Đông Yên và đưa những thủ phạm trực tiếp của chính sách đàn áp và những thượng cấp bao che cho họ vào danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ… 

Ngày 27/12/2016, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã tiếp xúc một giới chức thuộc bộ phận Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đề nghị đưa vấn đề giáo xứ Đông Yên lên thành một hồ sơ ưu tiên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong năm 2017. Đồng thời, Luật nhân quyền toàn cầu Magnitsky và Luật tự do Tôn giáo H.R.1150 được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào nữa cuối tháng 12/2016 mà Đông Yên lại là nơi hội tụ đủ các điều kiện của hai đạo luật này. Chiến dịch “Cứu Đông Yên” thành công sẽ góp phần cải thiện đáng kể cho tình hình Nhân quyền và tự do Tôn giáo ở Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng, trước quốc tế từ trước giờ chính quyền Việt Nam luôn nói bản thân tôn trọng nhân quyền, Việt Nam có tự do tôn giáo. Những người quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam, quan tâm đến tình hình Đông Yên liệu có đặt quá nhiều hy vọng vào chiến dịch “Cứu Đông Yên” hay không thì vẫn đang là câu hỏi còn lưỡng lự trả lời. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng giải đáp:

Chủ lực để muốn thay đổi đất nước chủ yếu là ở trong nước, người dân Đông Yên nếu muốn không bị suốt ngày bị lăm le, phải đối đầu với lại chính quyền huyện Kỳ Anh lúc nào cũng muốn có cơ hội sơ hở là cướp đất của người dân Đông Yên. Chính người Đông Yên phải có cái lực, phải tổ chức được với nhau, phải có khả năng biết luật quốc gia để mà tố giác xem chính quyền huyện Kỳ Anh vi phạm những gì? Tôi biết rằng họ vi phạm rất nhiều. Tiếp nữa là vi phạm luật quốc tế ra làm sao? Bằng cách nào để báo với quốc tế về những vi phạm này? Trước đây chúng tôi từng phối hợp bên Đông Yên như người dân cung cấp thông tin, chúng tôi viết lại, giờ thì chúng tôi huấn luyện sao cho chính người dân Đông Yên tự viết ra và bên này chúng tôi chỉ việc dịch ra ngoại ngữ. Từ từ chúng tôi sẽ kết nối làm sao cho người dân Đông Yên có thể liên lạc trực tiếp với các tòa đại sứ phương Tây, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc, Canada… để mà hễ có chuyện gì họ có thể báo động ngay bởi các Tòa đại sứ này có thông dịch viên. Từng bước một chúng ta phải tạo được cái nội lực cho chính cộng đồng ở Đông Yên phải tự bảo vệ.”

Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chiến dịch “Cứu ĐôngYên” quả thực hiện tại đang nặng vai trò ở quốc tế nhưng có nguyên do bởi trong thời gian nội lực còn yếu thì phải dùng cái thế quốc tế. Nhưng điều này chỉ là tạm thời để tạo cơ hội, tạonhững điều kiện thuận lợi cho chính người dân Đông Yên phát triển nội lực, phát triển khả năng chính mình tự lực trong quan hệ với quốc tế.

Việt Nam Thời Báo đặt câu hỏi: hiện tại tuy các tổ chức Xã Hội Dân Sự trong nước gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề hoạt động nhưng qua chiến dịch “Cứu Đông Yên”, các tổ chức Xã Hội Dân Sự sẽ đóng góp những gì? Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đáp: cũng như đã nói ở trên, tình cảnh Đông Yên hiện tại cũng như tình cảnh Cồn Dầu trước đây từng bị đàn áp nhưng Cồn Dầu qua thời gian đã cho chúng ta thấy được khả năng tự bảo vệ của người giáo dân Cồn Dầu. Họ không sợ bị cô lập, chính quyền không thể nào đường đột đàn áp, cưỡng chế mà nghĩ rằng quốc tế không biết hay quốc tế không lên án. Rất có thể và đã có thể rồi vì BPSOS đã nộp danh sách của một số quan chức đã mãn nhiệm hoặc đương nhiệm vào danh sách yêu cầu Hoa Kỳ chế tài. Đã có sự thay đổi về mặt tiến triển ở Đông Yên, nhưng phải là người ở Đông Yên mới thấy được sự thay đổi này chứ những cá nhân, tổ chức hoạt động Xã Hội Dân Sự ở những nơi khác làm sao biết được nếu không theo dõi.
Trở lại câu hỏi liên quan đến các Tổ chức Xã Hội Dân Sự ở Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng chia sẻ:

Nếu xét khoảng vài năm về trước thì tình hình có nhiều khởi sắc, mạnh hơn nhưng nhìn chung vẫn còn yếu vì vẫn còn thiếu hai yếu tố nếu không vượt qua thì sẽ khó mà thay đổi được hiện trạng đối với chính mình. Thứ nhất, thiếu về mặt tổ chức, phải đến với nhau về mặt tổ chức một cách đúng nghĩa của một tổ chức. Thứ hai, hoàn toàn thiếu tính chuyên môn một lĩnh vực nhân quyền nào đó, chuyên về pháp lý thì lấy đâu để nguyên cứu chuyên sâu, lấy đâu khai thác những luật đã có để liên lạc với quốc tế.”

Cuối cùng, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nhấn mạnh, nếu như có thêm một ai khác cùng quan tâm Đông Yên là điều tốt nhưng quan trọng là nên theo dõi để mà học hỏi. Bởi vì trước đây BPSOS tập trung vào chiến dịch cứu Cồn Dầu, BPSOS biết rất rõ đường đi nước bước cần phải làm gì nhưng rất tiếc bài học đó ở trong nước chẳng mấy ai quan tâm. Ở trong nước cần phải học hỏi theo cả thành công lẫn thất bại của mô hình Cồn Dầu, bây giờ là cơ hội thứ hai để mà theo dõi, để mà học hỏi theo mô hình Đông Yên. Đây là điều mà tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nghĩ là lợi ích rất nhiều cho những cá nhân, tổ chức hoạt động dân sự.

Tin bài liên quan:

VNTB – Sự thật nào đằng sau bài viết “Nghi ngờ Linh mục Đặng Hữu Nam có con riêng”?

Phan Thanh Hung

VNTB- Chồng bị bắt ở Indonesia, vợ ở quê nhà vừa bị kết án tù vừa kêu cứu cho chồng

Phan Thanh Hung

VNTB- Khánh Hòa: Một Facebooker mạnh mẽ phản đối Trung Quốc và Formosa bị ‘côn đồ công vụ’ hành hung tàn bạo

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo