Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đài Loan sử dụng “quyền lực mềm” trong yêu sách chủ quyền Biển Đông

Thái Thịnh (VNTB) Khi Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trong Biển Đông, gây xung đột với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Thì Đài Loan đã tìm cách cắt giảm lượng khí thải carbon bằng pin năng lượng mặt trời và xây dựng một bệnh viện để viện trợ nhân đạo trên hòn đảo Ba Binh (Trường Sa) – do vùng lãnh thổ này kiểm soát để nhận được sự ủng hộ quốc tế trong yêu sách chủ quyền của mình, theo WRAL.

Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa gây ra nhiều tranh cãi liên quan đến vấn đề pháp lý và yêu sách biển của Đài Loan. Washington, đang tìm kiếm các mối quan hệ ổn định với Trung Quốc, cũng đã kêu gọi các 6 bên tranh chấp tìm kiếm cơ hội hợp tác hơn là đối đầu qua hòn đảo này.
Đảo Binh Binh (Trường Sa) là đảo tự nhiên lớn nhất trong khu vực quần đảo, hiện do Đài Loan kiểm soát. 
Đài Loan, thiếu một vị thế ngoại giao để đàm phán với các chính phủ năm nước khác trong yêu sách về chủ quyền biển Đông. Tuy nhiên, vùng lãnh thổ này đã đầu tư 1,29 triệu USD cho việc lắp đặt các tấm pin mặt trời trên đảo Ba Bình từ năm 2011 nhằm cấp điện cho cơ sở hạ tầng trên này, và một bến tàu sẽ sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Với 1.570 mét vuông vùng tấm pin mặt trời, nó sẽ giúp tiết kiệm 32.000 lít nhiên liệu diesel, vốn dùng để cung cấp điện cho một bệnh viện năm giường và khu nhà hỗ trợ thiên tai cho bất cứ thuyền viên, ngư dân của các quốc gia khác, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Wang Chung-yi nói.
Đảo Ba Bình cũng sẽ nhận được khoảng 10 tàu thuyền nước ngoài mỗi năm từ Trung Quốc hay Việt Nam trong mùa mưa bão. Các bến tàu sẽ tạo điều kiện cho tàu thuyền cập cảng, trong đó có các tàu bảo vệ bờ biển hoặc tàu hải quân, cho phép cung ứng tốt vật tư y tế và đội ngũ nhân viên cho bệnh viện năm giường trên hòn đảo này. Đài Loan cũng đã xây dựng một đường băng quân sự trên bờ biển nhằm kiểm soát hòn đảo.
“Không ai phản đối. Và Hoa Kỳ chấp thuận”, Wang nói. “Khi tình hình [biển Đông] căng thẳng, lập trường của chúng tôi là phải có một cách tiếp cận mới. Ba Bình giờ đã có năng lượng mặt trời và năng lượng xanh đang cho thế giới có cái nhìn khác về hoạt động của chúng ta trên hòn đảo này.” Nói cách khác, chính phủ Đài Loan đang dựa vào quyền lực mềm để đạt được công nhận chủ quyền.
Cách Đài Loan “xây dựng” trên đảo Ba Bình hoàn toàn trái ngược với cách mà Trung Quốc tìm cách bồi lấp đảo nhỏ, xây dựng căn cứ quân sự, đưa giàn khoan dầu vào gần quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 
Trung Quốc đã bổ sung 809 ha đất trong chuỗi quần đảo Trường Sa từ năm ngoái, các quan chức Mỹ cho biết.
Đài Loan hy vọng các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ, tôn trọng những nỗ lực của mình, trước đó Tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu đã nêu ra sáng kiến làm giảm căng thẳng Biển Đông, nhấn mạnh “chủ quyền thì không thể phân chia nhưng các nguồn tài nguyên thì hoàn toàn có thể chia sẻ, vì thế, cần thay tuyên bố chủ quyền bằng nguyên tắc cùng chia sẻ tài nguyên.”
Với 3,5 triệu km vuông, biển Đông là khu vực được đánh giá giàu thủy sản, nơi luân chuyển của 1/2 tàu thương mại thế giới và có khoảng 7 tỷ thùng dự trữ dầu. Đây cũng là khu vực tranh chấp của 6 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Brunei, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc. 
Cầu cảng đảo Ba Bình đang nâng cấp và mở rộng. Ảnh: janes
Trong dấu hiệu căng thẳng gia tăng, Philippines đã mở lại căn cứ hải quân Subic Bay vào năm nay và tổ chức diễn tập quân sự với Hoa Kỳ và Nhật Bản để giúp chống lại mọi mối đe dọa từ Trung Quốc. Manila cũng đã đệ đơn xin phân xử tại một tòa án Liên Hiệp Quốc. Năm ngoái, Việt Nam và Trung Quốc đã đụng độ ở vị trí của một giàn khoan dầu Trung Quốc, cuộc chạm trán dẫn đến bạo loạn chống Trung Quốc gây chết người ở Việt Nam.
Các đại sứ quán Mỹ tại Đài Bắc cho biết hôm thứ 6, rằng Washington “đánh giá cao lời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, tránh bất kỳ hành động đơn phương có thể leo thang căng thẳng của Đài Loan”. 
Đài Loan đang hy vọng đánh động châu Âu, nơi đang chú trọng ưu tiên môi trường xanh, cho các yêu sách biển của mình. Sean King, phó chủ tịch cao cấp trong tư vấn viên chiến lược Đài Bắc ở New York cho biết, “Đài Bắc đang cố gắng sử dụng vấn đề mang tính thời thượng như môi trường nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong vấn đề yêu sách Biển Đông của mình,” ông nói.

Tin bài liên quan:

Cựu thị trưởng Vân Lâm: Formosa là quái vật khổng lồ *

Phan Thanh Hung

VNTB – Đài Loan và tự do tôn giáo

Phan Thanh Hung

VNTB – Vài suy nghĩ về nền dân chủ ở Mỹ: độc tài mềm (Bài 9)*

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo