Phương Thảo (VNTB/ Economist) Bảng hiệu bên trên cửa tại quán cà phê Cộng, một quán cà phê ở trung tâm Hà Nội, thủ đô Việt Nam, có một ngôi sao cộng sản màu đỏ tươi. Bên trong quán, những bức tường gạch được treo đầy các kỷ vật từ thời chiến tranh Việt Nam: bình đựng nước rỉ sét, một đài bán dẫn cũ và những bức ảnh của bộ đội lê bước chiến đấu chống Mỹ. Những người Việt nam trong độ tuổi 20-30 ngồi uống cà phê ở đây đang hưởng thụ thành quả của một nền kinh tế đang dần đến chủ nghĩa tư bản, họ cảm thấy xa cách với những khó khăn mà cha ông họ phải chịu đựng, trong khi họ hoan nghênh mối quan hệ gần gũi hơn bao giờ hết với người Mỹ.
Với chiếc xe tay ga mới và nền kinh tế tăng trưởng ở mức gần 7% một năm, Việt Nam có vẻ như một quốc gia hối hả. Bằng nhiều cách, Đảng Cộng sản cầm quyền đang cố gắng để theo kịp. Không xa quán cà phê, các cửa sổ có kích thước của một nhà thờ của chiếu sáng tòa nhà Quốc hội mới được xây dựng. Nắng từ cửa sổ trên mái chiếu vào tiền sảnh bằng đá cẩm thạch. Ở một nước độc đảng nơi mà các biểu tượng mang tính chất quan trọng, thì sự thông thoáng của tòa nhà này cho thấy rằng các nhà lãnh đạo đang cố gắng tạo dựng một hình ảnh hiện đại và minh bạch. Tuy nhiên, như Nguyễn Vũ Nam, quản lý tại Cộng cà phê, chỉ ra thì người Việt trẻ không chú ý đến việc ai là người lãnh đạo đảng. Việc thay đổi nhân sự trong một tập thể lãnh đạo già nua và vô danh dường như chưa bào bao giờ là vấn đề quan trọng.
Tháng này các nhân vật quan trọng của đảng sẽ thực hiện một cuộc đấu giá mới phù hợp. Ngày 20 Tháng Một đại hội năm năm sẽ được tổ chức, điểm nhấn của lịch trình chính trị Việt Nam. Hơn một nửa trong số 16 thành viên Bộ Chính trị, Hội đồng cai trị của đảng, sẽ phải về hưu và lớp cán bộ trẻ sẽ được thay thế họ. Ba chức vụ cấp cao nhất của đất nước là chủ tịch nước, thủ tướng và tổng bí thư đều đã sẵn sàng. Vẫn còn nhiều bí ẩn như thế dù càng gần đến sự kiện này cho thấy rằng các cuộc đàm phán năm này căng thẳng bất thường.
Người đang được quan sát là Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam trong mười năm qua và có lẽ chính trị gia sắc sảo nhất và ít hấp dẫn nhất. Ở tuổi 66, ông Dũng là qua tuổi nghỉ hưu thông thường thường. Tuy nhiên, ông được cho là muốn giữ lại quyền lực bằng cách nắm giữ chức Tổng bí thư, trong khi sẽ bàn giao chức vụ hiện tại cho một người đồng phe cánh. Ông Dũng chắc chắn là sẽ phục hồi năng lực một công việc mà gần đây đã bắt đầu phủ đầy bụi bặm. Ông có thể muốn đặt ra một bộ máy cai trị để bắt đầu tiếp cận cách thống trị như Tập Cận Bình ở Trung Quốc. Tuy nhiên, một động thái như vậy là không bình thường. Việc này sẽ khuấy động hệ thống chính trị mà cho đến bây giờ vẫn khuyến khích cá tính độc đoán và coi trọng sự nhất trí.
Những người ủng hộ ông Dũng nói rằng thách thức hiện tại của Việt Nam cần có sự lãnh đạo mạnh mẽ và nhất quán. Nền kinh tế được khâu vá nhiều sau khi các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp con cưng của nhà nước đe dọa hệ thống ngân hàng. Việt nam đã đạt được một số các thỏa thuận thương mại vào năm 2015, bao gồm cả TPP. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các cải cách quan trọng, bao gồm cả việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, đã bị chậm lại. Nền kinh tế lại quá phụ thuộc vào các mặt hàng đặc biệt là cà phê, gạo, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Mở rộng và tăng bề sâu nền kinh tế của Việt Nam là điều quan trọng trước khi món quà lớn nhất là một lực lượng lao động trẻ và rẻ tiền được mang ra tiêu xài.
Về chính trị, quản lý các mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc là thách thức lớn nhất. Việt nam phụ thuộc kinh tế vào nước láng giềng phương Bắc với sự thâm hụt lớn và ngày càng tăng. Đồng thời, tuyên bố hung hăng của Trung Quốc về các đảo và tài nguyên dưới nước ở biển Đông đã xúc phạm người Việt ôn hòa . Những người được sinh ra trong những năm 1980 kể từ khi Việt nam từ bỏ nền kinh tế kế hoạch ngày càng thẳng thắn hơn, ví dụ trên phương tiện truyền thông xã hội. Việt Nam không có đủ khả năng để duy trì các mối quan hệ xấu với Trung Quốc, nhưng đồng thời các nhà lãnh đạo Việt nam phải thể hiện việc bảo vệ lãnh thổ Việt Nam.
Trận chiến của các con chồn
Hầu hết các trí thức lưu tâm đến các đại hội đảng muốn thấy ông Dũng giữ được quyền lực, bởi vì ông đã có tiếng nói mạnh mẽ chống lại Trung Quốc. Giới kinh doanh trong nước và nước ngoài cũng lựa chọn ông Dũng vì nhiều lý do khác. Họ thừa nhận ông Dũng đứng đằng sau những giao dịch thương mại ào ạt và những nỗ lực gần đây nhằm chào đón các công ty thuộc sở hữu nước ngoài. Họ nói rằng ông là am hiểu nhiều về ngành công nghiệp, được các chuyên viên Tây học tư vấn và biết các nhà đầu tư muốn nghe những gì.
Tuy nhiên hơi hướng của chủ nghĩa thân hữu đã làm hỏng Thủ tướng nhiều như họ đã làm với các đồng chí khác. Sự nghiệp chính trị của con trai ông ta dường như đã thăng tiến nhanh một cách đáng ngờ, trong khi một con rể Mỹ người gốc Việt hào nhoáng sở hữu nhượng quyền thương mại của McDonald ở Việt nam. Các vụ bê bối ở doanh nghiệp nhà nước được ông Dũng che chắn đã bộc phát. Các nhà tự do dân sự cũng không nghĩ rằng ông ta khác hơn các nhà lãnh đạo khác để mà dám tháo xiềng kiểm duyệt báo chí hoặc chấm dứt việc đối xử côn đồ vói các nhà bất đồng chính kiến.
Khi đại hội đảng đến gần, kết quả dường như ít chắc chắn hơn. Người ta đã từng nghĩ ông Dũng sẽ là người lãnh đạo đảng. Tuy nhiên, một nhóm đối thủ lỏng lẻo thậm chí có thể lật đổ ông hoàn toàn khỏi vị trí lãnh đạo.
Các cuộc tranh dành xuất phát một phần từ mạng lưới bảo trợ đầy cạnh tranh, và một phần từ sự khác biệt ý thức hệ khiêm tốn giữa phe bảo thủ và những người bạn tương đối cải cách của thủ tướng. Một số quan chức lo ngại rằng sự gần gũi giữa Việt Nam với Hoa kỳ đang đang lớn dần lên sẽ chỉ làm cho Trung Quốc càng đối đầu. Một số ít trong số họ thậm chí còn có vẻ băn khoăn rằng bản năng tự do hóa của ông Dũng có thể sẽ đe dọa việc giữ gìn quyền lực của đảng. Nhưng đó sẽ chỉ là phỏng đoán. Với tất cả các luồng ánh sáng rọi vào tòa nhà quốc hội mới, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn là một cái túi đen đặc chứa đầy các con chồn.