Việt Nam Thời Báo

VNTB – Để nhớ một thời, ta đã từng…

Thiên Thư

(VNTB) – Dân gian có câu: “Thời gian thấm thoát thoi đưa/ Nó đi đi mãi có chờ được ai” …

Thật đúng như vậy. Mới ngày nào vẫn còn “ăn mừng” lễ 30/4 – 1/5 rồi sau đó là “nô nức” của ngày hội non sông, toàn dân đi bầu. Rồi những ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng xuất hiện ở Thủ Đức, ở quận 3. Căng thẳng hơn với đêm khó ngủ với ca nhiễm là thành viên của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở bệnh viện Nhân dân Gia Định. Kế đó là bệnh viện Hoàn Mỹ, bệnh viện quận Tân Phú…. Bạn bè khu đường Nguyễn Văn Công rơi vào cảnh căng thẳng, đùm túm đi xét nghiệm Covid-19 trong đêm, lo lắng không biết lên xe bus có ngồi cạnh một “truyền giáo” nào hay không?

Nhớ lại cũng thời điểm đó, một người bạn đã chia sẻ, trước đó nằm viện ở một bệnh viện ở quận 5, sau đó là chuyển về bệnh viện 175 ở Gò Vấp. Thế nhưng, chưa kịp làm hồ sơ chuyển viện về, quận Gò Vấp đã phải thực hiện theo chỉ thị 16. Lo lắng không biết mình vô được nhưng có ra được hay không? Nếu không ra được, sẽ ở đâu?

Có thể nói, câu chuyện dịch Covid-19 của một năm về trước, cuộc sống luôn đầy lo lắng và bất an. Lo lắng, không biết ngày mai, khi mở mắt dậy, xóm/ hẻm/ nhà mình có bị giăng dây hay không? Bất an vì không biết cấm ra đường như vậy, mưu sinh như thế nào đây khi là một lao động tự do, “kiếm cơm theo bữa”?

“Thấy gần nhà mình giăng dây, nhân viên y tế rồi công an phường đến, tụ tập lại, kêu dân ra xét nghiệm, là mình lại lo. Nhưng thật sự cũng cảm ơn cựu chủ tịch Nguyễn Thành Phong. Nhờ sự tiến bộ của ông, mà ngay cả thời điểm đó, cũng không bị buộc phải xét nghiệm cả con đường, không giăng dây cả con đường. Chỉ khoanh vùng ở khu vực xuất hiện F0 thôi. Chứ nếu không cũng thật sự mệt mỏi trong mưu sinh”.

“Đi lại cũng khó khăn. Có muốn về thăm quê cũng khó. Với mình, không quên được những hình ảnh ấy. Những yêu cầu đòi giấy xét nghiệm này nọ. Những lời nói vi hiến khi ngang nhiên cấm quyền tự do đi lại của người dân…”

Thời gian đó, cứ nghĩ rằng, chỉ thị 16, chắc cũng không đến nỗi nào, có lẽ, nó cũng nhẹ nhàng như những lần 16 trước. Nhưng không, hoàn toàn không như mọi thứ tưởng tượng. Nó gắt hơn bởi do lời nói của một con người duy ý chí, bất chấp lời nói của các quan chức ở thành phố này cũng như bao ca thán đến từ người dân, nhất là với người dân nghèo khó. Để rồi, khi tiếp xúc với người từng là F0, thì cái người “dày dặn” kinh nghiệm trong chống dịch đó, đi khảo sát nơi này nơi kia, vội tìm cách bỏ đi ngay. 

Ngót nghét cũng hơn 1 năm trôi qua, cuộc sống nhiều biến đổi sau hàng loạt chính sách “ngăn sông cấm chợ” thời bùng dịch Covid-19. Thế nhưng, đài tưởng niệm những người mất vì Covid vẫn còn là kiến nghị, hỗ trợ Covid-19 thì kẻ có người không và người đã trực tiếp gây ra mất mát, đau thương từ vật chất lẫn tinh thần, vẫn còn ngồi “chễm chệ” ở đó. Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh còn bị đề nghị kỷ luật. Trong khi người quản lý công nghệ, quản lý giáo dục (lùm xùm vụ sách giáo khoa), từng là Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia thì vẫn chẳng xi-nhê. Hình như có gì đó… lạ lắm à nha…

Rồi đây, khi nhắc về lịch sử, của 6 tháng cuối trong năm 2021, sẽ nhớ mãi cái khoảnh khắc “ngăn sông cấm chợ” đó không chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh mà còn là ở toàn miền Nam. Những giăng dây, những mất mát, những xét nghiệm… cũng như những cái tên Nguyễn Thanh Long, Vũ Đức Đam… có lẽ, sẽ khó có thể mà quên được…


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Hãy ‘đuổi cổ’ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

Phan Thanh Hung

VNTB – Lật mặt hơn lật bánh tráng

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam đang lừa cả thế giới?

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.