Việt Nam Thời Báo

VNTB – Dịch virus Covid-19: “Tôi cảm thấy rất cô lập”

Diễm My dịch

(VNTB) – Việc hủy bỏ chuyến bay và tiến hành các biện pháp kiểm dịch đã cản bước tham vọng trở lại là trung tâm của kinh doanh và văn hoá của Bắc Kinh.

Đột nhiên, tất cả đều bị đình lại.

Vì nỗi lo lây nhiễm Covid-19, thế giới đã gần như tuyệt giao với Trung Quốc. Hơn 30 hãng hàng không đã đình chỉ đường bay đến Trung Quốc, và trạm kiểm dịch được thiết lập tại 78 quốc gia từ Hoa Kỳ cho đến Singapore chỉ cấm du khách Trung Quốc nhập cảnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, loại virus này đã làm hơn 73.000 người mắc bệnh và 1.853 người tử vong vào thứ ba.

Chứng kiến việc cấm khách Trung Quốc là một cú đánh trời giáng vô hàng hà sa số du khách Trung Quốc. như các gia đình đi du lịch, sinh viên du học, luật sư, đến các nhà tài chính và người môi giới nghệ thuật. Sinh kế bị ảnh hưởng và cả lòng tự ái.

Việc kiểm soát người dân Trung Quốc đã làm suy yếu tham vọng biến Trung Quốc trở thành trung tâm ngoại giao, thương mại và văn hóa toàn cầu của chính phủ Trung Quốc. Chúng cũng làm tổn hại các hợp đồng xuất khẩu, hội nghị kinh tế và nỗ lực biến sân bay hiện đại của Trung Quốc thành các điểm trung chuyển toàn cầu.

Tâm thế phòng thủ của cộng đồng quốc tế trái ngược hoàn toàn với việc Bắc Kinh đảm bảo kiểm soát được virus Covid-19. Những biện pháp này thể hiện một số điểm đòn bẩy mà nhiều quốc gia vẫn có với Trung Quốc.

Đó là một phản ứng bất ngờ. Trước đây, khắp nơi trên thế giới luôn tìm cách nắm bắt quyền lực chi tiêu của 150 triệu chuyến xuất ngoại mỗi năm của người dân Trung Quốc. Hoa Kỳ và Nhật Bản dành cho họ thị thực 10 năm, các hãng hàng không quảng cáo tiếp viên nói tiếng phổ thông và các khách sạn trang bị cả ấm trà trong phòng trọ.

Bà Sun là người quản lý tiếp thị quốc tế cho Long March Space, bảo tàng nghệ thuật hàng đầu của Bắc Kinh đã phải hủy tham gia một hội chợ nghệ thuật lớn ở Frieze Los Angeles vào giữa tháng Hai. Tuần này, mặc dù đã chuẩn bị 14 tháng, bà cũng sẽ không đi New York để chủ trì buổi giới thiệu các bức hoạ có khi lên tới 60 ngàn USD một tác phẩm của nghệ sỹ Guo Fengyi cho các giám đốc bảo tàng, nhà sưu tập triệu phú ở Soho.

“Đối với chúng tôi đó là cảm giác đau buồn”, bà Sun nói, thừa nhận rằng bà cảm thấy “bối rối, buồn bã và sợ hãi”.

Chuyến đi Barcelona của bà cũng đã bị huỷ cũng như chuyến đi Úc.

Chính phủ Trung Quốc đã châm ngòi cho việc di chuyển rối beng lên hồi cuối tháng 1 khi đột ngột cách ly 60 triệu người ở Vũ Hán, nơi phát dịch đầu tiên và vẫn còn là tâm dịch và tỉnh Hồ Bắc. Phong tỏa thành phố và khu lân cận hạn chế di chuyển đi nơi khác làm ảnh hường việc đi lại ngay vào giữa kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khi có số người đi lại nhiều nhất thế giới trong năm.

Ngay sau đó, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã khuyên công dân của họ rời khỏi Trung Quốc và hàng chục hãng hàng không đã dừng các chuyến bay đến đây. Các nhà ngoại giao Trung Quốc gần như hoàn toàn thất bại khi buộc các quốc gia khác phải chú ý đến lời khuyên của WHO và nới lỏng các hạn chế đi lại.

Cảnh Sảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Ba tuyên bố: “Để tránh gây hoang mang và cản trở trao đổi nhân lực bình thường cũng như hợp tác thực tế trong các lĩnh vực khác nhau, chính phủ các nước không nên phản ứng thái quá”.

Hội chứng hô hấp cấp tính (SARS) bùng phát ở Trung Quốc năm 2003 cũng làm gián đoạn việc đi lại, nhưng vào thời điểm đó, số người đến Trung Quốc nhiều gấp đôi số người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài.

Trong hai thập kỷ qua, khả năng đi nước ngoài của người dân Trung Quốc đã tăng nhanh cùng với sự phát triển kinh tế. Khách du lịch Trung Quốc tràn ngập Paris, Kyoto và New York.

Trong ba thập kỷ Mao Trạch Đông cai trị Trung Quốc, chỉ có 210.000 họ chiếu được cấp. Và người dân thường chỉ được cấp hộ chiếu vào những năm 1990 chỉ cho một lần sử dụng và người xin cấp hộ chiếu cũng sẽ phải đối mặt với nhân viên an ninh nhà nước.

Ngay cả trong đầu những năm 2000, chỉ có 7 người trên tổng số 10,000 dân Trung Quốc xuất ngoại và họ chỉ có đi qua Hồng Công.

Ngày nay, hơn 180 triệu công dân Trung Quốc có hộ chiếu so với khoảng 146 triệu hộ chiếu Mỹ hiện đang được lưu hành.

Các đoàn du lịch Trung Quốc tìm đến khoảng 160 quốc gia. Hơn 660.000 người Trung Quốc đang học tập ở nước ngoài, làm cho giáo dục trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của ​​Hoa Kỳ và Úc dành cho Trung Quốc.

Chủ tịch Tập Cận Bình thiết lập quan hệ quốc tế với một chính sách cơ bản là Sáng kiến ​​”Vành đai và Con đường”. Tập Cân Bình hi vọng kết nối Trung Quốc với châu Âu thông qua Con bằng đường tơ lụa và tuyến hàng hải của Trịnh Hoà vào thế kỷ 15 để nối liền với Châu Phi và có thể cả California.

Hơn 70 quốc gia từ Thái Lan đến Serbia miễn thị thực cho công dân Trung Quốc. Hiện Trung Quốc là nhóm dân nhận thị thực không di dân lớn thứ hai của Hoa Kỳ, sau người Mexico, ở mức 1,1 triệu vào năm ngoái và nhiều người trong đó được phép nhập cảnh nhiều lần trong vòng 10 năm. Gần 80% thị thực quốc tế do Nhật Bản cấp là cho người Trung Quốc, và có hơn 160 chuyến bay kết nối Trung Quốc và Úc mỗi tuần. Sân bay Bắc Kinh là sân bay lnáo nhiệt thứ hai trên thế giới, sau Hartsfield-Jackson ở Atlanta.

Trong kỳ nghỉ, một nữ sinh viên cao học ở Sydney, Úc đang ở thăm bà thì bất ngờ bị kẹt lại khi có lệnh phong toả Vũ Hán.

Sinh nhật lần thứ 23 của cô không có quà tặng, cô không thể đi Nhật theo dự định hay quay trở Úc, nơi cô đang thuê một căn hộ và nợ tiền học phí.

“Tôi cảm thấy rất cô lập vì tôi đã ở trong nhà cả một tháng nay. Khi nào thì việc này sẽ kết thúc?”

 

Nguồn: https://www.wsj.com/articles/amid-coronavirus-the-world-closes-its-doors-to-china-i-feel-so-isolated-11582060811

Tin bài liên quan:

VNTB – Tuyên giáo Trung Quốc lôi kéo cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á

Phan Thanh Hung

VNTB – Tập Cận Bình ắt phải biết điều đó

Phan Thanh Hung

VNTB – Một loại thuốc điều trị covid-19 mới và hiệu quả của Merck

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.