Chi Mai
Bắc Kinh có thể đẩy mạnh tập trận ở Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với quân đội Mỹ
Không quân và hải quân Trung Quốc đang theo dõi sát sao quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ ở Biển Đông trong khi cả hai vẫn còn phải đang lo chống lại đại dịch virus corona.
Quân đội Trung Quốc dự kiến sẽ đẩy mạnh các cuộc tập trận trong khu vực để tăng cường huấn luyện chiến đấu. Cuộc tập trận gần nhất là vào ngày 10 tháng 3 mô phỏng cuộc đối đầu trực diện với máy bay và tàu chiến nước ngoài xâm lược Biển Đông.
Các cuộc tập trận của Trung Quốc diễn ra cùng ngày với tàu USS McCampbell đang tiến hành một hoạt động tự do hàng hải lần thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ trong năm nay khi tàu này tiến gần đến Quần đảo Hoàng Sa nơi Trung Quốc và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền.
Căng thẳng Mỹ Trung đã gia tăng trong những tháng gần đây. Hồi tháng 2, Hải quân Mỹ cho biết một khu trục hạm Trung Quốc đã rọimột tia laser vào máy bay do thám P-8A Mỹ trong trên vùng biển quốc tế cách tây Guam 610km (380 dặm) vì Trung Quốc cho rằng Mỹ đã lạm dụng quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế.
Ở Biển Philippines, các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ do tàu USS Theodore Roosevelt dẫn đầu đã thực hiện một loạt cuộc tập trận trong những tuần gần đây.
Kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012, Bắc Kinh đã chi hàng nghìn tỷ nhân dân tệ để xây dựng tám hòn đảo nhân tạo, và hơn hai chục tiền đồn đảo xung quanh các rạn san hô và đảo nhỏ trong khu vực tranh chấp chủ quyền với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đã cố gắng mở rộng sự hiện diện quân sự của họ trong khu vực nhưng cả hai đã rất thận trọng vì không bên nào muốn tạo ra xung đột quân sự thực sự.
Vì vậy Hải quân Hoa Kỳ chỉ đi lại nhiều ở vùng Biển Philippines và Eo biển Đài Loan vì Washington nhận ra rằng Bắc Kinh chịu để mất Đài Loan.
Bắc Kinh khoe hai thác được khối lượng khí đốt lớn kỷ lục thế giới ở Biển Đông
Hôm thứ Năm truyền thông Trung Quốc đưa tin Trung Quốc đã khai thác 861.400 mét khối khí đốt tự nhiên từ khí mêtan,hay băng cháy trong một tháng khai thác thử nghiệm ở Biển Đông.
Khí băng được khai thác từ độ sâu khoảng 1.225 mét tại một khu tranh chấp ở Biển Đông nơi được cho là có trữ lượng khí băng hứa hẹn nhất thế giới và Trung Quốc đã xác định đá băng cháy dễ cháy là một nguồn khí tiềm năng mới.
Thông báo của Trung Quốc được đưa ra để đáp trả vụ thử tên lửa bắn đạn thật của Hải quân Hoa Kỳ tại Biển Philippines gần đó vào tuần trước
Thử nghiệm này được coi là một bước quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa khí mêtan dựa một nền tảng kỹ thuật vững chắc để khai thác thương mại,Trung Quốc đã áp dụng một kỹ thuật khoan giếng ngang mới nhất và đã khai thác được lượng khi băng lớn nhất thế giới.
Trung Quốc lần đầu tiên tiến hành khai thác khí thử nghiệm khí băng -metan hydrat ở Biển Đông vào năm 2017. Trong khoảng thời gian 60 ngày, Trung Quốc đã khai thác được 300.000 mét khối khí đốt tự nhiên.
Là quốc gia nhập khẩu dầu và khí đốt lớn nhất thế giới, Trung Quốc muốn tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế để tăng cường an ninh năng lượng trong bối cảnh giá dầu và khí đốt biến động gần đây. Bắc Kinh đặt mục tiêu đáp ứng 10% năng lượng trong nước từ khai thác khí đốt tự nhiên.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền biển của Việt Nam
Chiều 26.3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng về việc Trung Quốc vừa đưa vào hoạt động 2 trạm nghiên cứu trên đá Xu Bi và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bà Hằng lặp lại những lý lẽ Việt Nam trước giờ vẫn sử dụng để phản đối sự Bắc Kinh “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Vì vậy Việt Nam cho yêu cầu mọi hoạt động tại 2 quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam”.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam; không có các hành động gây gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng tới hòa bình ở Biển Đông và khu vực; tuân thủ quy định của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.”
_______________
Chú thích:
(2) https://www.breitbart.com/asia/2020/03/27/china-boasts-world-record-gas-extraction-south-china-sea/