VNTB – Định nghĩa mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN

Thiên Điểu (VNTB) Mô hình kinh tế tập trung, bảo thủ và trì trệ, tới đâu hay tới đó cách đây hơn 30 năm được gọi là nền kinh tế “kiên định XHCN”. Sau hơn 30 năm “kiên định” thì VN rơi vào nguy cơ đói nghèo, ngay cả ngành kinh tế chủ lực lúc đó là nông nghiệp cũng bế tắc đến mức không đủ khả năng tạo ra tích lũy để phát triển dù ở mức khiêm tốn nhất.

Định nghĩa hay thử nghiệm?

Sau hơn 80 năm cầm quyền, đi theo đường lối chủ nghĩa cộng sản. ĐCSVN vừa đưa ra thông điệp rằng sẽ “đưa ra định nghĩa mới về nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Một khái niệm mới được đưa ra trong thời gian gần đây. Mở màn cho vấn đề được báo Vietnamnet trích dẫn lời của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam rằng: “trong quá trình đổi mới, Đảng ngày càng nhận thức rõ, sát thực tế hơn khái niệm tổng quát về kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thực tiễn 30 năm đổi mới đã chứng minh đầy sức thuyết phục về việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện để xây dựng CNXH”. Bài diễn văn được trích dẫn cùng với những nhận định trơn tru vốn có ở các bài diễn văn, báo cáo mà bất cứ đâu cũng có thể thấy trong cấu trúc hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay.

VNTB – Định nghĩa mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN 
Những mỹ từ “tăng trưởng; xóa đói giảm nghèo; tăng cường mở rộng..” cùng những kết luận “phát triển mạnh mẽ; tốt, ổn định..”.. được đưa ra nhưng không hề kèm một bản thống kê hay số liệu nào cho thấy sự thật mà ai cũng biết là trái ngược với bài diễn văn.

Câu chuyện ý nghĩa của câu chữ trong bài diễn văn không phải là vấn đề nêu ra ở đây để phân tích. Điều cần làm rõ là câu chuyện “định nghĩa mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Tại sao phải định nghĩa?

Mô hình kinh tế XHCN mà ĐCSVN thực hiện bấy lâu nay đã dẫn đến một thực trạng tồi tệ là nền kinh tế Việt Nam ngày càng tụt hậu quá xa so vối tốc độ phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Một số quốc gia có khởi điểm xuất phát ngang bằng hoặc thua Việt Nam cách đây 30-40 năm giờ đây bỏ qua và vượt xa Việt Nam hàng chục, thậm chí gần cả trăm năm.

Mô hình kinh tế tập trung, bảo thủ và trì trệ, tới đâu hay tới đó cách đây hơn 30 năm được gọi là nền kinh tế “kiên định XHCN”. Sau hơn 30 năm “kiên định” thì VN rơi vào nguy cơ đói nghèo, ngay cả ngành kinh tế chủ lực lúc đó là nông nghiệp cũng bế tắc đến mức không đủ khả năng tạo ra tích lũy để phát triển dù ở mức khiêm tốn nhất.

Thời kỳ “kiên định” này chỉ được dỡ bỏ một phần sau câu chuyện của cựu Tổng bí thư ĐCSVN Đỗ Mười đi thực tế bị chặn xe kiểm tra do chính sách “ngăn sông cấm chợ”. Cơn đau vật vã vì tự ái hơn là vì tư duy thúc đẩy ĐCSVN chọn cách mở cửa, chuyển sang mô hình kinh tế nửa vời mà ngày nay gọi là “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Trải qua 30 năm áp dụng mô hình này (1986 – 2015). Nếu nhìn qua về bộ mặt thì có thể thấy sự phát triển ở những công trình, những ngôi nhà, những nhà máy, cơ sở sản xuất, chợ bứa thương mại sôi động hơn, nhiều màu mè hiện đại hơn. Nhưng nếu xem xét kỹ hơn thì các công trình hạ tầng mang dáng dấp hiện đại chỉ như cái răng giả cắm vào để nhai tạm vì chất lượng cực kém và khoản nợ khổng lồ bởi vốn vay chất chồng lên lưng người dân với cái tên “nợ công”. Các Bullding, biệt thự hào nhoáng mang hơi hám giàu có thì chủ yếu lại là trụ sở cơ quan nhà nước, tài sản riêng của quan chức và một số nhà giàu bao gồm làm giàu vì lợi ích nhóm và số ít may mắn thành công. Đánh đổi với cái hào nhoáng ấy là sự vỡ nợ của hàng loạt tập đoàn, doanh nghiệp, ngân hàng.. đại diện cho thành phần “kinh tế XHCN” của nhà nước trong nền kinh tế nửa vời này. Nó là biểu hiện minh chứng tệ nạn tham nhũng, bất bình đẳng, hố ngăn cách giàu nghèo hình thành của một hệ thống kinh tế khập khiễng, thiếu định hướng .. chứ không mang bất cứ dáng dấp một mô hình kinh tế theo một học thuyết cụ thể nào cả. Cũng chính giai đoạn hỗn độn này, kinh tế VN được ĐCSVN đặt cho cái tên là “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. 

Cách thức điều hành, tổ chức cơ cấu kinh tế của VN luôn trong trạng thái mò mẫm, đem cả đất nước vào một cuộc thử nghiệm theo một ý tưởng bất chợt để rồi thay đổi, mò mẫm tiếp sau khi đã lãnh đủ những thật bại và hậu quả bế tắc tới mức mà ngay cả những nhà lãnh đạo cao cấp cũng có người phải hoài nghi, phải đặt ra câu hỏi về khái niệm XHCN là gì? Mô hình kinh tế định hướng XHCN là gì? .v.v. Mối nghi ngờ, thất vọng đó ngày càng lan rộng hình thành nên khuynh hướng phát triển phong trào xã hội dân sự (PTXHDS) thách thức vai trò, vị trí lãnh đạo của ĐCSVN chính là lý do ĐCSVN phải tìm kiếm câu trả lời cho công luận, dân chúng nhằm duy trì vị thế cầm quyền.

Định nghĩa hay tiếp tục một khái niệm mơ hồ ?

Trong triết học và ngôn ngữ học xưa nay người ta thường nói về một chính sách kinh tế hay quản lý vĩ mô là một “học thuyết” khi nó được xây dựng bằng các cơ sở lý luận rõ ràng hay một “chủ trương, chính sách phát triển mục tiêu” khi nó được phát triển dựa vào các logic hình thành ý tưởng chứ không ai đem một cái “định hướng” để diễn giải theo kiểu “định nghĩa” được. Định nghĩa là nội dung đúc kết đã được khẳng định bởi một lý luận mang tính quy ước dựa trên dữ liệu chuẩn mực bắt buộc, được khẳng định qua thực tế. Chẳng hạn như “một hình tứ giác méo có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành” chứ không ai nói “một hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật” hoặc “một hình bình hành có một góc vuông và 4 cạnh bằng nhau là hình vuông” để suy luận ra định nghĩa “hình vuông, hình chữ nhật là hình bình hành có a,b,c..”. Mặc dù thực tế mệnh đề đặt ra trên dữ liệu là đúng như vậy. Nói cách khác: Hình chữ nhật là hình chữ nhật, hình vuông là hình vuông và hình bình hành thì phải méo – thỏa mãn dữ liệu góc vuông hay góc nhọn.

“Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN” định nghĩa ra sao khi ngay chính cái lý luận về câu chữ đã không chính xác? Khi dữ liệu bắt buộc là XHCN chưa có bất cứ lý luận nào định nghĩa chính xác và bản thân VN đã áp dụng XHCN bao nhiêu năm qua không đem lại kết quả tích cực thật sự? Khi guồng máy lịch sử đang đào thải mạnh mẽ mọi thứ liên quan XHCN, CNCS ?

Thông điệp này dễ liên tưởng tới phát biểu của đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu tại trường Đại học Harvard rằng sẽ đưa ra một học thuyết chính trị mới. Phải chăng đó chính là cái học thuyết được dựa trên nguyên lý thực thi “định nghĩa về kinh tế thị trường định hướng XHCN” ? Như vậy thì phải nói rằng: ĐCSVN tiếp tục thử nghiệm (trong mò mẫm vì chưa từng có tiền lệ hay dữ liệu nào được khẳng định nó thành công) một nguyên tắc kinh tế mới với cái tên cũ là “kinh tế thị trường định hướng XHCN” mới đúng.

Nội dung “định nghĩa” được đưa ra như sau:

“Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.

Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội..”.

Dữ liệu “cụ thể” của “định nghĩa” là: “Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; bảo đảm tính công khai, minh bạch, tính dự báo được trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo điều kiện ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội”.

Nếu nói đây là một định nghĩa: Tức là sự xác định bằng ngôn ngữ nhất định gồm những đặc trưng cơ bản về kinh tế – sẽ áp dụng – ở Việt Nam về khái niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” thì sai về mặt cấu trúc so với các nguyên tắc của định nghĩa:

Nguyên tắc tương xứng, nghĩa là ngoại diên của khái niệm được định nghĩa và ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa phải bằng nhau

Không nói vòng quanh.

Không nói theo cách phủ định.

Phải rõ ràng, nghĩa là định nghĩa không chứa những thuộc tính có thể suy ra từ thuộc tính khác.

Phần 2:  Ý đồ chính trị và tương lai chông chênh từ “định nghĩa”.
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)