Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đô đốc bốn sao Mỹ đã nghỉ hưu cảnh báo: Trung Quốc chơi với lửa ở Bãi Scarborough

Trần Hồng Gia Ân (VNTB) Đô đốc Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu Dennis Blair nói: Trung Quốc quá mạo hiểm đối đầu hải quân với Mỹ và đồng minh Philippines. Nếu họ tiếp tục nạo vét và xây đảo nhân tạo trên những bãi san hô của Philippines, thì họ sẽ chuốc lấy thất bại chắc chắn. 


Blair từng là đô đốc bốn sao, giữ chức Tư lệnh Thái Bình Dương bình luận: “Nếu Trung Quốc đặt chân đến vùng này, thì rắc rối to sẽ xảy ra với họ. Mỹ – Philippines nắm chắc phần thắng trong tay. Tất cả đẵ được hoạch định rõ ràng.” 
Để khuyếch trương sức mạnh, Trung Quốc kích động tư tưởng dân tộc cực đoan và bành trướng lãnh hải xuống Biển Đông. Chỉ trong vòng hai năm, Trung Quốc đã đưa tơi đây những binh đoàn đánh cá, và xây dựng đảo nhân tạo, cảng nước sâu, phi đạo đè lên những giải san hô thiên nhiên. 
Blair từng là giám đốc ngành tình báo quốc gia ở nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama, nói: “Tranh chấp đang tăng trên đường biển huyết mạch của thế giới. Cả Mỹ và Trung Quốc đều đưa tàu tuần tra, máy bay trinh sát, tiêm kích vào trong vùng. Đó là bóng dáng của một trận quyền anh sống mái trong tương lai.” 
Nhưng không giống như quần đảo Trường Sa, có nhiều quốc gia tranh chấp, Bãi Scarborough là xung đột riêng riêng trực tiếp giữa Bắc Kinh và Manila. 
Dải san hô này cách Philippines 150 hải lý, trong khi nó cách Trung Quốc tới 500 hải lý. Các chuyên gia đều đánh giá rằng Manila sẽ giành được phần thuận lợi trong vụ kiện tranh chấp lãnh hải. Nguy cơ xung đột ở đây rất cao bởi vì Philippines đã ký hiệp ước phòng thủ với Mỹ. Điều này có thể thể dẫn tới đối đầu lớn nếu Manila quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh hải. 
Blair nói với các phóng viên tại Tổ chức Hòa bình Sasakawa, nơi ông đang nắm quyền lãnh đạo. “Tôi sẽ lấy làm ngạc nhiên nếu Mỹ không nói rõ điều này với Trung Quốc. Nếu họ cứ tiếp tục đụng tới Bãi Scarborough nghĩa là họ đã đi quá xa,”; “Điều này chưa nói công khai, nhưng tôi tin rằng Mỹ đã nói riêng với các nhà lãnh đạo Trung Quốc rồi.” 
Căng thẳng tăng lên tuần này khi Cảnh sát biển Trung Quốc ngăn chặn người Philippine bơi thuyền tới cắm cờ của họ lên một trong những mỏn đá của bãi cạn này.
Bãi Scarborough là một trong nhiều địa điểm tranh chấp hải phận nằm trong nội dung kiện Trung Quốc của Philippines tại tòa quốc tế The Hague. Thường trực Tòa Trọng tài sẽ ra phán quyết vụ kiện vào cuối tháng này. Tuy vậy, Trung Quốc đã tuyên bố bác bỏ mọi quyết định của Tòa. 
Nếu Trung Quốc thành công việc chiếm Bãi Scarborough, và xây dựng phi đạo và cảng, thì họ đã thiết lập một “tam giác chiến lược” nối liền với Hoàng Sa ở phía tây và Trường Sa ở phía nam vây kín toàn bộ Biển Đông. Tiếp theo, Trung Quốc sẽ áp đặt vùng nhận dạng phòng không buộc tất cả những chuyến bay qua lại đây phải khai báo. 
Blair bình luận: “Nếu để cho Trung Quốc chiếm bãi cạn này là một tổn thất lớn về địa lý. Washington không thể chấp nhận. Với Hoa Kỳ, Bãi Scarborough là ranh giới tím, nếu không nói là ranh giới đỏ. Nếu Trung Quốc vượt qua ranh giới này, chạm trán sẽ nổ ra.”
“Trung Quốc ở vị trí khó khăn hơn, xa điểm xung đột, máy bay tiêm khích phải tiếp nhiên liệu mới đủ thời gian hoạt động. Theo những kiến thức về quân sự của riêng tôi thì Trung Quốc sẽ tự nhận lấy một kết quả rất xấu nếu họ quyết định đánh.”
Cuộc tranh chấp tại Bãi Scarborough bùng cháy to hơn vào 2012. Mỹ đã cố gắng đóng vai hòa giải. Philippines đồng ý đã rút khỏi vị trí tranh chấp, nhưng Trung Quốc không những không, mà còn tiếp tục đưa thêm tàu chiến tới cửa vịnh. 
Mỹ luôn sát cánh với Philippines thông qua những hoạt động biểu tượng trong những tháng gần đây nhưng lại chưa công khai đưa ra một “ranh giới đỏ”. 
Phóng viên hỏi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao rằng Hoa Kỳ đã cảnh báo Trung Quốc về việc đòi hỏi chủ quyền tại Bãi Scarborough chưa? Anna Richey-Allen trả lời: Mỹ luôn thảo luận vấn đề này với Trung Quốc, còn đi sâu vào từng chi tiết thì chưa được tiết lộ. 
Từ 2012, cảnh sát biển Trung Quốc sách nhiễu ngư phủ, và áp đặt lệnh cấm đánh bắt, gây khó khăn cho tàu thuyền qua lại trong thời gian dài. Chúng tôi đã nêu ra những hành vi này chỉ tăng thêm căng thẳng, nhưng không mang lại kết quả nào. 
Vào tháng Tư, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Ash Carter đặt chân lên tàu sân bay USS John C. Stennis, tại biển Philippines. Ông tới thăm cuộc diễn tập thường niên Balikatan, gồm 5,000 binh sỹ Mỹ, 3,500 binh sỹ Philippines, và 80 binh sỹ Úc.
Ngay sau diễn tập, Lầu Năm Góc gởi 10 máy bay Thần Sấm A-10 tới Bãi Scarborough, và tái bố trí lực lượng ở năm căn cứ quân sự đang đồn trú trên lãnh thổ Philippines theo hiệp ước quân sự mới.
Trước ngày tòa đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, Trung Quốc đã mở chiến dịch vận động các quốc gia khác lên tiếng chống lại vụ kiện này. Một chiến thắng ngoại giao rõ ràng nhất là khối ASEAN đã hủy bỏ tuyên bố chung chống lại hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông ngay tuần này. 
Trong văn bản gốc đã được các Bộ trưởng Ngoại giao của khối ASEAN thông qua vào thứ Ba, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự do hàng hải, và nêu lên những quan ngại về an ninh trong vùng, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia đã phá bĩnh mà không đưa ra lời giải thích nào.
Lược dịch từ: At Scarborough Shoal, China Is Playing With Fire: Retired Admiral; by Dan De Luce. The Foreign Policy Magazine; June 17, 2016. 

Tin bài liên quan:

Biển Đông sôi sục “cuộc chiến ngầm” nguy hiểm của Trung Quốc

Phan Thanh Hung

VNTB – Dậy sóng ở bãi Cỏ Mây và sự im lặng của Việt Nam

Baraju T. Ogelefecejo

Biển Đông nóng bỏng giờ G: Trung Quốc “chịu trận” hay làm liều

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo