Việt Nam Thời Báo

VNTB – Dư luận viên là ai?

Dương Tử

 

(VNTB) – Hà Nội gọi là “Dư luận viên” nghe rõ luôn là giả trá : “nhân viên”đóng giả “dư luận” của dân chúng. 

***

Đặt vấn đề

Nhân coi báo Tiền Phong ngày 26/3/2021 đưa tin Hội nghị xây dựng  kế hoạch đẩy mạnh gia tăng “Dư luận viên” chống “diễn biến hòa bình”.

Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành kế hoạch thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2021”.

 Theo đó, Trung ương Đoàn yêu cầu “Xây dựng đội ngũ dư luận viên để tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội.”

https://tienphong.vn/xay-dung-doi-ngu-chong-dien-bien-hoa-binh-tren-mang-xa-hoi-post1323255.tpo

Tuy nhiên, đến cuối ngày, Báo vội sửa lại tựa đề, nội dung, cắt bỏ “dư luận viên” (?) :

Xây dựng đội ngũ chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội”.

1. Điểm lại lịch sử “Tuyên truyền viên bí mật” xuất hiện từ thế chiến thứ 2

Đây được coi là một loại gián điệp tuyên truyền, tung tin giả trên các đài phát thanh. Bộ trưởng tuyên truyền phát xít Đức là Paul Joseph Goebbels (1897 – 1945) là một chính trị gia người Đức giữ chức Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã. Goebbels có bằng tiến sĩ Triết học

Giới nghiên cứu cho rằng bộ máy tuyên truyền của Liên Xô đã học theo cách tuyên truyền của Đức Quốc xã theo lý thuyết Goebbels.

Dẫu sao chuyện đó thuộc phạm vì chiến tranh, quá khứ đã lùi xa.

Ngày nay, nếu đây đó còn tồn tại thì người ta gọi là “truyền thông bẩn”.

Tuy nhiên, ngày nay châu Âu và Mỹ vẫn có những “tuyên truyền viên” phải hoạt động bí mật trong lãnh vực cạnh tranh kinh doanh, tranh cử. Nếu bị phát hiện thì sẽ bị coi là bất hợp pháp, đừng nói tới chuyện hoạt động công khai, chính danh.

Tên gọi các hoạt động ấy như sau:

government internet commentators (bình luận viên internet của chính phủ)

online commentator (bình luận trên mạng trực tuyến)

internet polemicists (người tham gia vào cuộc tranh luận gây tranh cãi) 

public opinion shapers (người định hình dư luận xã hội),

Ở Việt Nam thường gọi là “dư luận viên” là các cá nhân, nhóm người được chính phủ thuê, hướng dẫn và đào tạo (kín tiếng) để thực hiện tuyên truyền, tranh luận và hướng dẫn dư luận về mặt nội dung trên mạng Internet. Dân ta gọi nôm na là đám “đâm thuê chém mướn” trên mạng xã hội.

2. Bình luận viên và vấn đề phản tuyên truyền từ Trung Quốc 

Trung Cộng tổ chức ra những người bình luận trên mạng, gọi là: 网络评论员 (Bình luận viên trên mạng).

Tại Trung Quốc, những tổ chức theo mô hình và mục đích tương tự đã được thành lập từ lâu và không còn là mới mẻ. Từ tháng 10 năm 2004 cơ quan tuyên huấn thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam đã bắt đầu mướn những người phê bình trên mạng, được cho đây là những người phê bình chuyên môn đầu tiên được biết tới trên mạng. 

Tháng 3 năm 2005 trường Đại học Nam Kinh đã mướn sinh viên làm việc phê bình trên mạng trong giờ rảnh rỗi, trả từ quỹ của trường đại học, vào các diễn đàn kiếm những tin tức “không đúng mong muốn và tích cực phản ứng với những quan điểm thân Đảng”. Tiếp theo, những lãnh tụ Đảng tại tỉnh Giang Tô bắt đầu thuê mướn những đội riêng của mình (vì mục đích riêng).

Cho tới giữa năm 2007, “chuyên viên bình luận mạng” được tuyển từ các học đường và các tổ chức Đảng là chuyện bình thường tại khắp mọi nơi trên nước Trung Quốc, gọi là 网络评论员: Võng Lạc Bình Luận Viên (bình luận viên mạng internet). Đại học Thượng Hải mướn các sinh viên theo dõi các dấu hiệu bất đồng chính kiến tại các diễn đàn đại học. 

Tờ báo Global Times (China) tường thuật, cơ quan Tuyên huấn của thành phố Trường Sa đã trả cho mỗi bài viết là 0,5 Nhân dân tệ (1750 đồng việt nam) vì vậy những “chuyên gia bình luận” này còn được dân gian gọi là “Đảng 50 xu” (tiếng Trung gọi là 五毛党: ngũ mao đảng, tạm dịch là Đảng 5 hào, Đảng 50 xu, 50 Cent Party). Tuy nhiên, theo như các trang mạng của Đảng tại địa phương thì lương căn bản của họ là 600 Nhân dân tệ (tương đương 2.100.000 đồng Việt nam).

Theo tin trên mạng BBC tiếng Việt tháng 1 năm 2013 thì thành phố Bắc Kinh đang huy động hơn hai triệu tuyên truyền viên để “hướng dẫn dư luận” trên mạng xã hội Weibo. Trong số trên 2 triệu tuyên truyền viên của thành phố có 60 ngàn người làm việc trực tiếp cho chính quyền và hai triệu người khác “bên ngoài hệ thống” (làm hợp đồng ngắn hạn). 

Về sự tồn tại của 2 triệu tuyên truyền viên tại thành phố Bắc Kinh, ông Bắc Phong, một cây viết blog nổi tiếng hiện giờ sống tại Mỹ, cho rằng “chiến thuật biển người” của Bắc Kinh “không phải là dấu hiệu của sức mạnh”, nhưng là chỉ dấu cho thấy chính quyền không thể đưa ra ý tưởng nào tốt hơn để đối phó với thách thức từ các mạng xã hội”.

Chú thích:

Ảnh: khẩu hiệu hội nghị chữ trắng nền đỏ:

网 络 评 论 员 培 训

“Võng lạc bình luận viên bồi thuấn”

(Bồi dưỡng huấn luyện bình luận viên trên mạng)

3. Đảng CSVN học tập Trung Cộng

Tiến sĩ toán Nguyễn Ngọc Chu (viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam) phản đối về tình trạng Dư luận viên: “Đôi điều suy nghĩ về các bất lợi khi phải sử dụng dư luận viên 

  1. Những câu hỏi day dứt

Đọc báo Tiền Phong điện tử (ngày 26 /3/2021) bài ‘Xây dựng đội ngũ dư luận viên chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội’ mà thêm day dứt, không thể diễn tả nổi cảm xúc. Trong đó có đoạn: “Đồng thời xây dựng đội ngũ dư luận viên để tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội”

Tự nhiên, hàng loạt câu hỏi hiện lên trong đầu.

– Đất nước mình ở giai đoạn nào rồi mà còn phải xây dựng đội ngũ dư luận viên?

– Có một lực lượng tuyên truyền hùng hậu với khoảng 800 tờ báo và tạp chí, hàng trăm đài phát thanh và truyền hình, hàng chục ngàn người làm việc, thì hà cớ chi còn cần phải sử dụng đến “dư luận viên”?

– Các “thế lực thù địch” không có “dư luận viên”, sao có cả một hệ thống truyền thông nhà nước mà phải cần đến dư luận viên?

– Sao không đào tạo thành đấu sĩ tiên phong đối mặt mà phải trở thành “dư luận viên” (giấu mặt, nặc danh)..

      Vì thế mà xin trao đổi vài điều sau.

  1. Những bất cập của đấu pháp dư luận viên 

Xây dựng đội ngũ dư luận viên để chống “diễn biến hoà bình” trên mạng xã hội là một cách tiếp cận sai, là đấu pháp hạ sách.

Bản thân 3 từ “‘dư luận viên’” trong tiếng Việt không gây được cảm tình mà chỉ thấy gợi lên những điều tiêu cực. Ít nhất là 4 điều bất lợi sau.

1/ A dua, ăn theo, nói theo;

2/ Không chính nghĩa, không đường hoàng, không dám ra mặt đối đầu;

3/ Không chính quy, không đẳng cấp, không có trình độ;

4/ Ở vai trò mang tính bị chỉ bảo phải làm…

Xin các nhà giáo môn tiếng Việt có những giải thích thêm về 3 từ ‘Dư luận viên’. 

Hà Nội đi tiên phong ở Việt Nam, học theo bài bản Trung quốc, nhưng gọi tên là Dư luận viên.

Trước hết, Dư luận là gì? 

“Dư luận”: ý kiến của số đông nhận xét khen, chê một việc gì (Từ điển tiếng Việt 1997).

“Dư luận” là ý kiến tự phát của dân chúng về mọi mặt đời sống xã hội, có thể đúng, có thể sai và có thể thay đổi qua tranh luận… Dư luận mang tính tự nhiên, hồn nhiên của cá nhân, nếu trùng hợp thành số đông thì dễ lưu truyền rộng rãi (dư: số lẻ, gợn sóng, tràn ra ngoài, dư thừa…).

“Dư luận viên” là nhân viên đóng vai Dư luận.

Nay nhà nước tổ chức ra những “dư luận viên”, tức là nhân viên đóng vai “dư luận” thay cho dân chúng. Các nhân viên này được trả công (nghe nói lương 3 triệu tháng, nôm na dân gian gọi là DLV ba củ). DLV không cần nói lên cảm xúc ý kiến cá nhân thực lòng mình mà theo một sự hướng dẫn chỉ đạo nào đó. (Fb. Phung Hoài Ngọc)

Hóa ra người Trung Cộng họ giỏi chữ nghĩa hơn các người tuyên giáo Hà Nội. TQ họ gọi là “bình luận viên” nghe có vẻ khách quan, đứng đắn hơn dù nó vẫn gian dối thôi… Hà Nội gọi là “Dư luận viên” nghe rõ luôn là giả trá : “nhân viên”đóng giả “dư luận” của dân chúng. 

Ba chữ dư luận + viên (舆论 + 员) vốn là ba chữ Hán 1 kép + 1 đơn không ghép được với nhau, tuy nhiên ban Tuyên Hà Nội cứ ghép bừa thành từ kép ba, kỳ quặc.

Tiết lộ công khai đầu tiên về việc sử dụng đội ngũ chuyên gia bút chiến là từ lời tuyên bố của trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Hồ Quang Lợi trên báo Lao Động, rằng đã thành lập một nhóm “chuyên gia” với mục đích “đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên Internet trong việc đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch”. Bậy bạ hết sức, đã gọi là “dư luận” nghĩa là dân tự phát, sao có thể gọi là “thế lực thù địch” hả ? (theo Fb. Phung Hoài Ngọc)

Sau khi mạng lưới blogger giảm hiệu quả, chính quyền bắt đầu xây dựng đội ngũ “dư luận viên” trên các diễn đàn mạng nhằm thể hiện quan điểm ủng hộ chế độ (nghe dân Hà Nội nói “dư luận viên ba củ = 3 triệu, vậy là trả cao hơn bên Trung cộng [2 triệu 100k].

Phó ban tuyên giáo Phan Đăng Long cho biết dư luận viên là thành phần thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh (thực ra đối tượng đa dạng hơn) để nắm những vấn đề công chúng quan tâm thảo luận sau đó báo cáo lại các cơ quan nhà nước. Theo xác nhận của Thành ủy Hà Nội, cho tới nay thành phố đã tổ chức nhóm “chuyên gia” và tuyên truyền viên “đấu tranh trực diện trên mạng Internet, tham gia bút chiến trên Internet”. Chỉ tính đến đầu năm 2013, thành phố đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng.

“Dư luận viên xuống đường”

Ngày 14 tháng 3 năm 2015, một nhóm người tự xưng là Dư luận viên đã không chỉ hoạt động trên mạng mà còn nhào xuống đường, nơi khoảng 200-300 người dân yêu nước tập trung trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội dâng hương tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh trong trận Gạc Ma năm 1988. Blogger Nguyễn Lân Thắng than phiền: “Bọn họ đem cờ búa liềm ra che chắn các hoạt động tưởng niệm. Họ còn la hét, phá rối và thậm chí gây hấn với một số người“. Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung hồi ấy (hiện đang viết nhật ký trong tù) nói nhóm người này không thuộc sự chỉ đạo của công an Hà Nội và Ban tuyên giáo (!?) Ông Chung con hứa điều tra và trừng phạt nhóm người này, nhưng rồi tất cả rơi vào im lặng! Chung còn mắc kinh doanh buôn bán lớn…”. (FB Phung Hoai Ngoc).

Mấy năm trước, Việt Nam và Trung Quốc có lệ hàng năm Ban Tuyên giáo”, 2 bên giao ban luân lưu, có đưa tin trên báo chí rùm beng… Nay vẫn làm như vậy nhưng rút vào bí mật với truyền thông. Hai bên “song kiếm hợp bích” cùng bàn đối sách phản tuyên truyền, chống “diễn biến hoà bình” – hội nghị này cũng trở thành…bí mật !


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Nhân nghe tin cây bút Vũ Hạnh giã từ đời cách mạng sân si, bàn về dòng văn học “Cách mạng miền Nam”

Phan Thanh Hung

VNTB – Thực chất tham luận của GS. TSKH Trần Ngọc Thêm là gì?

Phan Thanh Hung

VNTB – Bài thơ Tau Chửi và Giải thưởng Sách Quốc gia 2021

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo