Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đúng hay sai khi người dân buộc phải thi hành Thông tư 01 trái luật?

Ngọc Hạ (VNTB) Hôm nay, chia sẻ của ĐBQH Lê Văn Cuông được nhiều báo trích dẫn, trong đó ông cho biết, “Khi một văn bản của Chính phủ, Bộ ban hành thì dù đúng hay sai, người dân phải thực hiện trước đã. […] Khi văn bản của nhà nước quy định mà người dân chống đối lại không thực hiện thì đây là sai phạm”. 

Tại sao văn bản được đánh giá là vi phạm pháp luật, đến nỗi, TS Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) trong lần trao đổi với Zing cũng cho biết, nếu “CSGT cố tình trưng dụng tài sản, tôi sẽ kiện”, lại được ĐBQH Lê Văn Cuông nhận định theo kiểu, “dù sai vẫn phải tiến hành?”.

Dựa vào Khoản 2, Điều 80 – Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc ngưng/tiếp tục/đình chỉ hiệu lực đối với văn bản quy phạm pháp luật thì phải có quyết định “đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Tiếp đó, Điều 9 của Luật này quy định, văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ bằng chính văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan đã ban hành văn bản đó. 
Điều 90 của Luật  quy định thẩm quyền của Thủ tướng. Theo đó, “Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trái Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.”
Điều 91 cho biết, khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trái pháp luật, thì “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tự mình bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật khác thay thế.” 
Như vậy, việc ĐBQH Lê Văn Cuông cho rằng, người dân phải buộc thi hành văn bản của nhà nước, nếu không thì sẽ rơi vào trường hợp “chống người thi hành công vụ” là không sai trên nguyên tắc dẫn luật.
Vấn đề đặt ra là bao giờ những người có trách nhiệm mà Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ ra văn bản đình chỉ Thông tư 01 gây tranh cãi?
Cũng liên quan đến Thông tư này của Bộ Công An, ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm, Bộ Tư pháp cho biết, đơn vị này sẽ trực tiếp kiểm tra và “xem xét tính pháp lý hợp hiến hợp pháp của Thông tư này,” trong cuộc trao đổi với truyền thông.
Vào năm 2013, Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ – đường sắt (C67) đã huỷ quy định cấm quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT làm nhiệm vụ bởi nhiều điểm sai trái, không đúng quy định của pháp luật và vượt quá thẩm quyền.

Từ ngày 15.02, CSGT sẽ được “trưng dụng tài sản”. Theo đó, trong tình huống truy bắt tội phạm, CSGT có thể trưng dụng bất kỳ phương tiện nào, và người dân ngăn cản trưng thu sẽ bị phạt.

Tin bài liên quan:

VNTB – Công an vi Hiến: 300 người bị khởi tố vì biểu tình phản đối xây cảng biển

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Cần khởi tố vụ án Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã vi phạm Hiến pháp

Do Van Tien

VNTB – Có quy định nào không cho phép một cá nhân đi phát hàng cứu trợ?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.