Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đừng vội mừng khi Chính Phủ lại tăng lương dồn dập

Diễm My

 

(VNTB) – Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im để cho chính phủ bình ổn giá.

 

Bắt đầu từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ bản cho công nhân viên nhà nước sẽ tăng 30%, từ 1,8 triệu đồng mỗi tháng lên 2,34 triệu đồng mỗi tháng. Đúng một năm trước, cũng vào ngày 1/7 mức lương cơ bản cũng đã được điều chỉnh cho tăng thêm 20%.

Mức lương cơ bản được nhân với hệ số lương ở những khu vực khác nhau trong lĩnh vực công để xác định mức lương hàng tháng của công chức nhà nước.

Theo Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam Phạm Thị Thanh Trà, việc tăng lương này  có tác động tới một nửa số dân Việt Nam hiện đang làm việc trong lĩnh vực công từ viên chức chính phủ, công an, bộ đội, cho tới giáo viên trường công. Với mức tăng rất lớn khoảng 50% trong vòng một năm và sẽ còn dự tính tăng thêm nữa vào các năm 2025 và 2026. Nếu theo đà tăng như kiểu này, thì có lẽ tới năm 2026, mức lương cơ bản sẽ tăng lên thêm gần gấp đôi. 

Tỷ lệ lạm phát theo thống kê chính thức của chính phủ Việt Nam trong năm 2023 -2024 là ở mức 4,4%. nhờ vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ mà “tăng trưởng kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát trong tầm mục tiêu.”

Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê)  cho rằng lương tăng nhưng sẽ “không có chuyện tăng giá đột biến hay lạm phát.”

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng là cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Nhưng từ tháng 5, lương chưa tăng giá đã tăng cao. Giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu như đều đang tăng mỗi ngày, ví dụ: giá thịt heo tăng 20%, giá rau củ quả tăng 25%, giá gas tăng 10%… Tại các siêu thị hàng rau củ quả tăng giá 10-15% và tăng giá 10- 20% với ngành hàng thực phẩm công nghệ. Một gia đình bốn người trước chỉ cần 100.000 đồng là đủ ăn trong ngày, giờ phải chi ra 150.000 đồng.

 Lương chưa tăng đã vậy, vậy còn tăng lương rồi thì sao? 

Những người lao động không được tăng lương sẽ là những người trực tiếp bị ảnh hưởng và sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất trong đợt tăng lương này. Dù rằng chính phủ có mạnh miệng tuyên bố hay quyết tâm kiềm chế lạm phát, bình ổn giá thì lạm phát gia tăng sẽ là điều không thể tránh khỏi. IMF đã có khuyến cáo về việc kiểm soát tỷ giá hối đoái và việc tăng lương 30% sẽ tạo thêm áp lực cho lạm phát tại Việt Nam.

Cùng với 2 triệu tỷ đồng sẽ được chính phủ bơm vào nền kinh tế trong năm 2024, việc tăng lương 30% sẽ khiến cho bài toán lạm phát ở Việt Nam đem tới kết quả vô cực. 

Với 14 lần tăng lương trong gần 20 năm kể từ năm 2004 lần nào cũng kéo theo giá cả tăng cao hơn, lương không theo kịp giá. Thu nhập không tăng trong khi giá cả tăng cao sẽ là gánh nặng đè lên nhưng người không được ăn lương nhà nước, nhất là những người nghèo, hay công nhân nhà máy với mức lương không thể khiêm tốn hơn. Người làm nhà nước còn có mức lương và trợ cấp tăng thêm để bù vào chút đỉnh, người không trong biên chế nhà nước sẽ không có gì để trang trải.

Đảng tuyên bố tăng lương cơ bản là  góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, đóng góp cho tăng trưởng của nền kinh tế, làm cho sức mua của người dân được tăng lên. Những điều này đều đúng về lý thuyết và đúng với 50% số dân Việt Nam được thụ hưởng việc tăng lương. Còn 50% còn lại, ai sẽ nâng cao đời sống của họ?

Giá xăng dầu trong tháng 6 đã tăng 3 lần, giá vàng tăng, giá đô la tăng, vậy thì lạm phát và giá cả có tráng được tăng lên sau khi tăng lương hay không?



 


 



Tin bài liên quan:

VNTB – USD lại… dậy sóng

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Lạm phát gia tăng

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Tăng lương một tay, lấy lại một tay

Bùi Ngọc Dân

1 comment

Anonymous 02.07.2024 4:09 at 16:09

Những lần tăng lương gần đây vật giá có tăng nhưng không đáng kể.

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.