VNTB – Hunsen: Đừng vu khống vì Campuchia không ngu

VNTB – Hunsen: Đừng vu khống vì Campuchia không ngu

Khánh Anh tổng hợp 

 

(VNTB) – Cựu thủ tướng Campuchia nói không đàm phán về kênh đào Funam Techo. 

 

Cựu thủ tướng Hun Sen đã ra mặt khẳng định lợi ích của Campuchia trong các vấn đề quốc tế, như việc kênh đào Funam Techo  hiện đang gây tranh cãi. 

Hun Sen mới đây đã tuyên bố rằng sẽ không đàm phán gì về kênh đào Funan Techo trị giá 1,7 tỷ USD dài 180 km. Kênh đào này được cho là có khả năng sẽ rút 50% lưu lượng nước từ các khu vực phía Nam của Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Hunsen nói với một nhóm lãnh đạo doanh nghiệp rằng sẽ không đàm phán gì nữa về kênh Funan Techo, đồng thời tuyên bố “Đừng yêu cầu Campuchia đàm phán nữa”.

Giảm chi phí vận chuyển quá cảnh Việt Nam

Theo hiệp định Hiệp định vận tải thủy Việt Nam – Campuchia có hiệu lực kể từ ngày 20/1/2011, cho tới năm 2022 đã có  gần 20 triệu tấn hàng hóa và gần 1,3 triệu lượt hành khách sử dụng tuyến đường thuỷ giữa hai nước. Hàng năm tuyến đường này đem lại công việc cho hàng ngàn người lao động và nguồn lợi khoảng 60 triệu USD/năm cho khoảng 100 doanh nghiệp vận tải thủy, doanh nghiệp xếp dỡ của Việt Nam.

Tuy nhiên doanh nghiệp trong và ngoài nước ở Campuchia  từ lâu đã phàn nàn rằng chi phí hàng xuất khẩu  quá cao và hàng xuất khẩu bị chậm trễ vì buộc phải đi theo sông Mê Kông và vào Việt Nam trước khi tái xuất và cũng phải trả chi phí bổ sung.

Một chủ doanh nghiệp phương Tây đã nói: “Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản mất tám ngày nhưng từ Campuchia xuất đi thì mất đến ba tuần, điều này thật vô lý và thành thật mà nói thì người Việt Nam lo cho hàng hóa của Việt Nam trước, kết quả là hàng xuất khẩu của Campuchia bị ảnh hưởng”.

Hun Sen cho biết nhờ kênh đào này đi thẳng ra biển này mà hàng hoá Campuchia không cần phải đi qua các quốc gia khác… “Trước đây, chúng tôi buộc phải sử dụng cảng của Việt Nam cho hàng hóa quá cảnh quốc tế khiến phát sinh chi phí. 

Dự án kênh đào này đồng nghĩa với việc nông sản từ các tỉnh có thể được vận chuyển trực tiếp ra cảng biển. Chúng tôi không cần phải trả thêm các khoản phí mà chúng tôi đã và đang trả cho Việt Nam nữa”.

Đừng vu khống vì Campuchia không ngu

Đáp lại lo ngại của phía Việt Nam về việc tạo thuận lợi hơn nữa cho hiện diện quân sự của Trung Quốc ở vũng biển phía Tây Nam Campuchia, hôm 9/4 Hun Sen đã bác bỏ báo cáo cho rằng kênh đào Funan Techo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hải quân Trung Quốc hoạt động ở cảng Ream gần biên giới Việt Nam, nói rằng dự án này hoàn toàn phục vụ các mục đích kinh tế xã hội.

Trên Facebook, ông Hunsen cho biết: “Sau hàng loạt tin tức vu khống về sự hiện diện của quân Trung Quốc tại căn cứ hải quân Ream, giờ đây họ bịa đặt câu chuyện về kênh đào Funan Techo, trong đó đề cập sai rằng kênh đào này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hải quân Trung Quốc gần biên giới Việt Nam ngay cả khi kênh đào này vẫn đang được xây dựng.”

Sau đó ông kêu gọi”các bạn đừng vu khống chúng tôi để chống lại Trung Quốc. Chúng tôi cũng nghĩ đến lợi ích quốc gia của mình giống như bạn và điều đó không có nghĩa là bạn thông minh hơn chúng tôi”.

“Tôi sẽ không cho phép bất cứ ai đốt nhà tôi để  luộc một quả trứng, dù là đồng minh hay kẻ thù. Cho dù là quốc gia nào, tôi cũng phải bảo vệ đất nước của mình.”

“Đầu tiên và quan trọng nhất, tại sao Campuchia lại cần quân đội Trung Quốc? Thứ hai, Campuchia và Việt Nam là láng giềng tốt, hợp tác trên mọi lĩnh vực. Thứ ba, Trung Quốc và Việt Nam có quan hệ tốt và là đối tác chiến lược toàn diện. Cuối cùng, tại sao Campuchia lại cho phép quân đội Trung Quốc vào nước này nếu vi phạm Hiến pháp?” Ông Hun Sen nói thêm.

“Campuchia không ngu ngốc đến mức cho phép quân đội Trung Quốc trú đóng trên lãnh thổ của chúng tôi, vi phạm hiến pháp của chúng tôi”, Hunsen nói. “Dù sao thì Trung Quốc cũng không ngu ngốc đến mức bố trí binh lính của họ ở đây, vì điều này sẽ trái với các nguyên tắc độc lập và chủ quyền của Vương quốc Campuchia”.

Hunsen còn cảnh báo nếu Việt Nam không hài lòng với dự án này, Campuchia có thể buộc phải cấm hàng hóa Campuchia đi qua Việt Nam theo đường sông Mê Kông.

“Không có con kênh này, chúng tôi giống như phải phụ thuộc vào oxy của người khác để thở. Họ có thể cắt nó bất cứ lúc nào họ muốn. Tôi muốn Việt Nam hiểu rằng đây chính là lý do Campuchia phải hoàn thành dự án này”, ông giải thích.

Vì lợi ích quốc gia

Hun Sen cho biết dự án Funam Techo đã được phê duyệt vào năm ngoái dưới nhiệm kỳ thủ tướng của ông và cần phải hiểu cũng như ưu tiên lợi ích của Campuchia.

Ông Hun Sen cho biết thông qua một bài đăng trên tài khoản mạng xã hội của mình: “Kênh Techo Funan hoàn toàn phục vụ lợi ích kinh tế xã hội vì nó cung cấp thêm đường thủy cho vùng Tây Nam Campuchia bên cạnh các tuyến giao thông hiện có dọc sông Mê Kông”.

Hun Sen cho biết cơ sở hạ tầng quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp bằng cách cung cấp nước cho canh tác cây trồng, rất tốt cho việc quản lý nước trong mùa mưa và tăng sản lượng cá nước ngọt cùng nhiều lợi ích khác.

Khi nói về lợi ích quốc gia, ông Hunsen hy vọng Việt Nam hiểu rõ việc xây dựng kênh đào Funan Techo vì Việt Nam đã xây dựng rất nhiều đập để bảo vệ mùa màng và những đập này cũng tác động tới Campuchia.

Hunsen kêu gọi toàn thể người dân Campuchia đoàn kết bảo vệ lợi ích quốc gia đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải chống lại những người đi ngược lại lợi ích quốc gia và yêu cầu một số quốc gia ngừng phản đối dự án kênh đào Funan-Techo của Campuchia.

Hunsen tuyên bố sẽ “huy động những người có đủ nguồn lực đầu tư để kiếm lời” vì “con kênh này sẽ không chỉ là niềm tự hào của đất nước chúng ta mà còn là một dự án kinh doanh mang lại lợi nhuận cho người dân Campuchia.”



Đừng xía vô chuyện nhà người khác

Trong một cuộc phỏng vấn trước đây với Khmer Times, So Naro, Phái đoàn Bộ trưởng phụ trách các vấn đề ASEAN của Thủ tướng, nói rằng Campuchia, về mặt kỹ thuật, không chịu trách nhiệm xin phép hoặc tham vấn từ bất kỳ quốc gia hay đảng phái nhà nước nào, chỉ là giống như các nước trong khu vực xây dựng các dự án trên các dòng nhánh trong lãnh thổ của mình.

Ông Naro nói rằng Campuchia không có bất kỳ suy nghĩ tiêu cực nào về Việt Nam; tuy nhiên Campuchia không muốn phụ thuộc vào người khác để sinh tồn, điều đó có nghĩa là đang tự đánh mất một phần độc lập của mình. Đó là lý do tại sao kênh đào Funan Techo không chỉ là một phần lịch sử của cơ sở hạ tầng đất nước mà còn là một thành tựu to lớn trong nền chính trị quốc tế của Campuchia”.

Trong khi đó, Chủ tịch Viện Tầm nhìn Châu Á (AVI), Chheng Kimlong, cho rằng phải mọi quyết định về việc xây dựng Kênh đào Funan Techo đều thuộc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.

Kimlong nói thêm rằng ông tin rằng chính phủ Việt Nam nên chấp nhận những lời giải thích của chính quyền Campuchia và từ đó thể hiện sự tin tưởng vào người hàng xóm và đồng minh lâu dài của mình mà “không nghi ngờ gì nữa”.

Ông nói: “Campuchia và Việt Nam nên nỗ lực hướng tới sự hiểu biết lẫn nhau để ngăn chặn sự gia tăng sự ngờ vực và bất kỳ phong trào đối kháng nào”.


“Đừng cố ép Campuchia đàm phán”

Với việc xây dựng đập ở hạ lưu sông đã dẫn đến lũ lụt ở các tỉnh của Campuchia, vì vậy, Hun Sen cho rằng phía Việt Nam cũng cần phải thừa nhận khía cạnh này.

Hunsen tuyên bố rằng Việt Nam thịnh vượng nhờ bảo vệ lợi ích của người dân, điển hình là nhiều công trình xây dựng đập. Vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, khi lũ lụt đe dọa mùa màng, Việt Nam đã có chiến lược đóng đập để bảo vệ lúa gạo và mùa màng, gây lũ lụt ở các tỉnh Campuchia giáp biên giới Việt Nam, đặc biệt là ở Kandal, Prey Veng, Svay Rieng, Takeo và Kampot.

Hun Sen nhấn mạnh rằng trước đây ông ta chưa từng đề cập đến vấn đề này nhưng cảm thấy buộc phải lên tiếng hôm nay để đảm bảo phía Việt Nam không chỉ ưu tiên lợi ích của mình sau khi Campuchia bất ngờ phải đối mặt với những động thái hung hăng từ phía Việt Nam, với cả những cáo buộc liên quan đến quân sự và các vấn đề chưa được giải quyết khác. Ông Hunsen hy vọng các lãnh đạo Việt Nam sẽ bắt đầu hiểu được tình hình.

Ông tuyên bố: “Sẽ không có đàm phán gì nữa về việc đào kênh đào Phù Nam-Techo” vì định dự án này chỉ liên quan đến Campuchia và không ảnh hưởng tới bất kỳ quốc gia nào khác. Mục đích của kênh đào chỉ là vì lợi ích chung của tất cả những người liên quan. 

“Tôi sẽ không lùi bước về vấn đề này và tôi muốn thẳng thắn nhấn mạnh rằng không cần phải đàm phán. Đừng cố ép Campuchia đàm phán.”

Hunsen lập luận rằng Campuchia không sử dụng sông Mê Kông, mà sử dụng sông Bassac, là một nhánh của sông Mê Kông.  Và nếu chỉ sử dụng một nhánh sông Mê Kông thì không cần tham vấn gì cả. 

Hun Sen đã trình bày chi tiết về những lợi ích của kênh đào, bao gồm việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng ra biển và cải thiện điều kiện nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở phía tây nam thông qua việc trữ nước, cũng như việc sử dụng kênh để hấp thụ nước lũ mùa mưa. và làm hồ chứa trong mùa khô. Ông khuyên các nước khác nên ngừng lấy việc phản đối dự án làm cái cớ để phản đối tham vọng và tiến bộ của Campuchia.

Hunsen lưu ý rằng hiện Đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu nước dù là kênh còn chưa được làm và tình trạng tương tự đã xảy ra gần đây nhất là vào năm 2016 và cũng là một hiện tượng tự nhiên.

Hunsen cũng nhắc lại việc Campuchia đã từ bỏ kế hoạch xây dựng một đập thủy điện công suất 3.000 megawatt do bị các nhóm trong nước và Việt Nam phản đối. Vì vậy, Campuchia sẽ không lùi bước trong việc xây dựng kênh đào.


Lào ủng hộ kênh đào Funan Techo

Theo kênh truyền thông xã hội của Hun Sen, Hun Sen đã gặp Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith vào ngày 23 tháng 4, trong ngày đầu tiên của chuyến thăm chính thức kéo dài hai ngày tới Campuchia.

Thongloun Sisoulith bày tỏ lòng ủng hộ dự án kênh đào Funan Techo và Hunsen cũng đã cho hay kênh đào này sẽ không gây ra bất kỳ tác động nào đến môi trường hoặc ảnh hưởng đến dòng chảy của sông Mê Kông.

Sự hỗ trợ của Chủ tịch Lào, một thành viên khác của Ủy ban sông Mê Kông (MRC), được kỳ vọng sẽ xoa dịu mọi lo ngại tiềm ẩn về tác động môi trường của dự án đối với các nước trong khu vực.

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)