Khánh An dịch
(VNTB) – Trung Quốc đang tăng cường gây sức ép với Hà Nội để ngăn chặn các hoạt động khoan dầu ngoài khơi của công ty dầu khí quốc tế. Một số công ty đã rút đi và các công ty khác có thể làm theo
Việt Nam đang đối mặt với viễn cảnh mất các công ty dầu khí quốc tế nặng ký ngoài khơi, khi Trung Quốc tăng cường áp lực nhằm kiềm chế hoạt động thăm dò và khai thác ở khu vực Đường Chín đoạn ở Biển Đông.
Áp lực của Trung Quốc trong năm nay đã buộc Rosneft của Nga phải hoãn một dự án khoan đã lên kế hoạch, trong khi cả Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Tiểu các Vương quốc Ả Rập (UAE), các đối tác ở mỏ Cá Rồng Đỏ, đã bán lại cổ phần cho PetroVietnam – để đổi lấy một gói bồi thường trị giá khoảng 1 tỷ đô la.
Công ty Repsol của Tây Ban Nha đã thông báo vào ngày 12 tháng 6 rằng họ sẽ từ bỏ 51,75% cổ phần trong lô 07/03 và lô 135-136 tại Việt Nam. Repsol tiết lộ rằng việc bán tài sản của họ sẽ không có tác động đáng kể đến tài chính của họ, cho thấy một gói bồi thường hậu hĩnh đã được đưa ra.
Sự ra đi của Repsol dù sao cũng sẽ là một đòn giáng nặng nề đối với Việt Nam, mặc dù hy vọng rằng sự hiện diện của công ty ngoài khơi sẽ giúp họ tránh khỏi những mối đe dọa từ Trung Quốc. Rắc rối đầu tiên xảy ra vào năm 2017, khi PetroVietnam ra lệnh cho Repsol tạm dừng kế hoạch khoan thăm dò ở lô 135-136 / 03, trong khi vào tháng 3 năm 2018, họ đã ra lệnh hủy bỏ một lô khoan khác tại Cá Rồng Đỏ – được cho là do áp lực chính trị lớn.
Các nhà phân tích nhận thấy sự thay đổi trong hành vi của Trung Quốc. Bill Hayton, một thành viên trong chương trình Châu Á – Thái Bình Dương tại Chatham House, cho biết: “Trước đây, Trung Quốc buộc các công ty khai thác phải xem xét liệu các khám phá thương mại có đáng để mạo hiểm hơn là trực tiếp thách thức họ hay không. Các công ty khai thác sẽ dựa vào đó đưa ra các quyết định thương mại.
“Giờ Trung Quốc đe dọa trực tiếp chính phủ Việt Nam, đồng thời cho các tàu hải quân tiếp cận các khu vực gần các địa điểm khoan dầu. Việc này đã buộc chính phủ Việt Nam phải ra lệnh cho các công ty khác thác dầu mỏ rút lui, đó là lý do tại sao họ có nghĩa vụ phải bồi thường nhiều.”
Kế hoạch của Trung Quốc
Kế hoạch của Trung Quốc nhằm gây khó khăn cho các công ty dầu khí hoạt động ở tỏng khu vực dường như đang phát huy tác dụng. Ngay cả Rosneft, được coi là táo bạo hơn các công ty phương Tây, cũng đang cảm nhận sức ép.
Rosneft tham gia sản xuất khí tại hai lô ngoài khơi Việt Nam, lô 06.1 và lô 05.3 /11. Vào tháng 7, Trung Quốc được cho là đã yêu cầu chính quyền Hà Nội chấm dứt hoạt động khai thác ngoài khơi với Rosneft, vì dự án Lan Đỏ ở lô 06.1 nằm trong Đường Chín đoạn của Trung Quốc. Điều trớ trêu là Rosneft đang chuẩn bị khoan cùng nơi mà họ đã khoan trong 18 năm, và chỉ khoan sâu hơn ở cùng một mỏ dầu.
Điều này có thể ảnh hưởng đến công ty dầu khí lớn nhất còn lại ở ngoài khơi Việt Nam, là ExxonMobil. Vào năm 2011, ExxonMobil đã phát hiện ra các mỏ khí có giá trị thương mại đáng kể ở lô 118 hay mỏ Cá Voi Xanh, nơi công ty Hoa Kỳ nắm giữ 64% cổ phần.
Vào tháng 6, chính phủ Việt Nam cho biết ExxonMobil đã sẵn sàng đầu tư vào các nhà máy điện từ khí đốt, một dấu hiệu cho thấy mức độ tuyệt vọng của công ty Mỹ trong việc tiếp tục hoạt động. Sự tự tin của Hà Nội có thể được thấm nhuần bởi vị trí địa lý thuận lợi hơn tại Cá Voi Xanh so với diện tích các công ty dầu khí khác. Mỏ khí đốt nằm bên ngoài Đường Chín đoạn.
Thương mại, thay vì địa chính trị, có thể đang kìm hãm sự phát triển của mỏ Cá voi xanh. Mỏ này sẽ cung cấp năng lượng và hóa dầu tích hợp. Andrew Harwood, giám đốc nghiên cứu tại Wood Mackenzie cho biết: “Mặc dù có những tiếng nói tích cực từ Việt Nam bên dưới, nhưng bên trên dường như không tiến triển nhanh chóng.
Không còn nhiều chọn lựa
ExxonMobil đã đàm phán trong nhiều năm với Việt Nam về giá bán khí mỏ Cá Voi Xanh. Áp lực bán tài sản của cổ đông vẫn rất lớn. Harwood nói: “Thực tế là so với danh mục đầu tư toàn cầu của ExxonMobil, Việt Nam xếp hạng khá thấp trong danh sách về nơi họ sẽ triển khai vốn.
Sau khi chi 1 tỷ USD phí bồi thường và phí chấm dứt hợp đồng cho đối tác Repsol-Mubadala, Việt Nam có thể phải móc hầu bao lần nữa và đưa ra các điều khoản hào phóng để giữ chân ExxonMobil. Hayton nói: “Nếu ExxonMobil rời đi, điều đó sẽ có vẻ không tốt cho Việt Nam và có thể buộc họ phải đưa những thỏa thuận tốt nhất có thể trong tình huống này.”
Đối mặt với việc các công ty khai thác dầu đang gấp rút tìm cách thoái ra, tâm trạng của các nhà chức trách Việt Nam nhẹ đi nhờ xác nhận của Eni vào ngày 27 tháng 7 về một mỏ khí lớn ở lô 114 ở ngoài khơi ở mỏ Sông Hồng, được gọi là Kèn Bầu. Các ước tính sơ bộ cho thấy mỏ Kèn Bầu có trữ lượng 230 tỷ m3 khí tự nhiên và 450 triệu thùng khí ngưng tụ.
Harwood cho biết: “Phát hiện nằm trong khu vực lãnh thổ ngoài khơi của Việt Nam mà không phải chịu bất kỳ yêu sách nào từ các quốc gia khác.
Wood Mackenzie ước tính nhu cầu khí đốt của Việt Nam sẽ tăng gần gấp đôi trong thập kỷ tới, chủ yếu là do ngành điện. Điều đó khiến các mỏ như Cá voi xanh và Kèn Bầu có vị thế tốt để đáp ứng các yêu cầu trong nước.
“Việt Nam cần đầu tư thượng nguồn mới và vì vậy sẽ muốn cố gắng và giữ các nhà đầu tư hiện tại ở bên càng nhiều càng tốt. Họ muốn giữ cho các công ty đã ở đó hài lòng và giảm mức độ không chắc chắn nếu có điều gì đó không lường trước xảy ra,” Harwood nói.
Thách thức đối với Hà Nội là điều không lường trước được là bình thường mới ở Biển Đông. Hà Nội sẽ phải nghĩ ra các phương pháp mới để khai thác sự quan tâm của cong ty khai thác dầu khi trong khi phải đối phó với sự chú ý chặt chẽ của Trung Quốc — một hành động cân bằng khó khăn cần thực hiện vào thời điểm thích hợp nhất.