Khánh An dịch
(VNTB) – Đài Loan sắp hết thời gian, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Trung Quốc đang ngày càng hiếu chiến cả với cách tiếp cận một số đồng minh ngoại giao còn lại của Đài Loan và sử dụng nguồn lực ngày càng mạnh của quân đội nước để đưa ra thông điệp rõ ràng: thống nhất với đại lục.
Tập Cận Bình đã nói rõ rằng ông là một nhà lãnh đạo chuyển đổi có thể đạt được mục tiêu này. Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã viết trong các báo cáo thường niên: “Năm 2019, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã thể hiện rõ ràng quan điểm ngày càng không khoan nhượng với vị thế độc lập của Đài Loan và ý thức cấp bách thống nhất đất nước.” Chiến dịch gia tăng áp lực của Tập Cận Bình đã mang lại rủi ro lớn cho ông và ĐCSTQ. Nếu quân đội Trung Quốc (PLA) được lệnh chiếm đảo và thất bại, thì tính hợp pháp lãnh đạo của Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản sẽ bị nghi ngờ. Một cuộc khủng hoảng như vậy có khả năng dẫn đến sự sụp đổ của cả hai.
Kết quả được xác định trước
Để đảm bảo chiến thắng, ĐCSTQ đã ra lệnh tổ chức lại PLA vào năm 2016. Cùng với một kế hoạch hiện đại hóa đầy tham vọng, dự định “hoàn thành căn bản” vào năm 2035 và nhằm mục đích thúc đẩy PLA đạt được vị thế quân sự đẳng cấp thế giới vào năm 2049. Đây là một phần trong viễn vọng “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình. Mục tiêu của PLA bao gồm: qua mặt quân đội Mỹ về khả năng và năng lực, và nếu cần, đánh bại Mỹ khi giao tranh.
Cảnh báo này “nếu cần thiết” chỉ tập trung vào một vấn đề: Đài Loan. Cơ quan Tình báo Quốc phòng đã viết:
“Mong muốn lâu nay của Bắc Kinh là buộc Đài Loan phải thống nhất với lục địa và ngăn chặn mọi nỗ lực tuyên bố độc lập của Đài Loan đã được xem là là động lực chính cho việc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Bắc Kinh hi vọng rằng các lực lượng nước ngoài sẽ can thiệp vào tình hình ở Đài Loan đã khiến PLA thiết lập một loạt các hệ thống để ngăn chặn và từ chối các các lực lượng nước ngoài trong khu vực .
Trong suy nghĩ và tâm lý của PLA, Đài Loan (còn được gọi là Trung Hoa Dân Quốc) là vấn đề quan trọng nhất mà Trung Quốc phải đối mặt. Kiểm soát được Đài Loan sẽ khiến PLA đoạt được ” tàu sân bay không bao giờ chìm” theo như Tướng Douglas MacArthur gọi Đài Loan, một chuỗi các quần đảo hướng về phía đông. “Chuỗi” đầu tiên kéo dài từ đông bắc đến tây nam từ đảo Shikoku ở miền Nam Nhật Bản, đi qua Đài Loan, Philippines, Malaysia và tới tận Indonesia. “Chuỗi” thứ hai bắt đầu trên đảo Honshu, Nhật Bản và kéo dài về phía đông nam qua Quần đảo Mariana đến Tây Papua, Indonesia. Khi Bộ Quốc phòng Mỹ đệ trình báo cáo thường niên 2019 lên Quốc hội về sự phát triển quân sự và an ninh liên quan đến Trung Quốc, Đài Loan luôn là hướng đi chiến lược chính của PLA. Đài Loan là một trong những khu vực địa lý được xác định có tầm quan trọng chiến lược, trong ấn phẩm quân sự.”
Sự tập trung duy nhất liên tục và các kế hoạch được phát triển này khiến Đài Bắc và Washington luôn cảnh giác cao. Là nhà cung cấp vũ khí chính của Đài Loan, Mỹ phải cân nhắc các yêu cầu pháp lý được quy định trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan với thực tế địa chính trị của một Trung Quốc đang trỗi dậy. Kết quả là một sự cân bằng mong manh nhằm mục đích cung cấp cho quốc đảo này các biện pháp để tự bảo vệ khỏi Trung Quốc mà không phải vượt qua lằn ranh đỏ của Trung Quốc trong việc đảm bảo cấp cao trước đó của Mỹ trong việc giảm doanh số vũ khí.
Tính toán lỗi thời
Mặc dù có nhiều cuộc tranh luận về việc liệu quân đội Đài Loan có thể chống lại cuộc xâm lược của PLA một cách hiệu quả hay không, thì xu hướng này đang thay đổi nhanh chóng, theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Bất chấp sự mất cân bằng ngày càng tăng về sức mạnh quân sự thông thường giữa Đài Loan và Trung Quốc, Đài Bắc tiếp tục yêu cầu Mỹ bán công nghệ tiên tiến và các hệ thống nền tảng cung cấp vũ khí cao cấp, thích hợp hơn cho chiến tranh thông thường. Ngay từ tháng 3 năm 2019, Đài Loan vẫn xem xét bổ sung F-35 thế hệ 5 vào kho vũ khí của mình theo quyết định của Lầu Năm Góc.
RAND Corporation đã viết vào năm 2016:
“Nếu một cuộc xung đột lớn nổ ra, Trung Quốc hiện có khả năng phá hủy máy bay trên tất cả các căn cứ ở Đài Loan, ngoại trừ những máy bay có thể được giấu trong hai hầm trú ẩn trên núi ở quốc đảo này, nhưng những máy bay được bảo vệ này có thể cung cấp niềm an ủi nhỏ, thế nhưng Đài Loan không thể sử dụng chúng từ những vị trí này cho các hoạt động chiến đấu liên tục. Do đó, Đài Loan phải xem xét lại cách đạt được các mục tiêu phòng không trên không trong các xung đột lớn mà không phụ thuộc nhiều vào máy bay chiến đấu.”
Những hệ thống vũ khí tiên tiến này là một phần của tính toán lỗi thời. Để Đài Loan tự bảo vệ mình đủ lâu để giành được sự ủng hộ của quốc tế và cho phép Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ và các đồng minh khác tạo ra cuộc đối đầu quyết định và cần thiết, đánh bại PLA, việc răn đe phải dựa trên các hệ thống vũ khí bất đối xứng và chiến thuật chiến tranh bất đối xứng. Để sống sót, Đài Loan phải tăng chi phí cho cuộc xâm lược của PLA lên đến mức pyrrhic (đây là một thành ngữ để chỉ một thắng lợi gây ra những tổn thất khủng khiếp ở phe chiến thắng mà nó tương đương với thất bại).
Bài học từ những sai lầm của người Mỹ
Bài học của quân đội Mỹ ở Afghanistan và Iraq, khi kẻ thù có các hệ thống vũ khí giá rẻ, dễ sử dụng và phân tán, đặc biệt nhắm vào điểm yếu của các nền tảng tiên tiến và đắt tiền có thể khiến chiến tranh trở nên khó chịu về mặt chính trị và thiếu bền vững. PLA đã nghiên cứu cẩn thận những xung đột này, không chỉ cố gắng học cách khai thác những điểm yếu của sức mạnh quân sự Mỹ, mà còn phản ứng hiệu quả hơn với các phong trào ly khai sắc tộc ở Tân Cương và phía tây Tây Tạng. Do đó, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh hoàn toàn nhận thức được mối đe dọa từ chiến lược hoạt động phân tán dựa trên tiêu hao này.
Để tạo ra mối đe dọa nguy hiểm, chồng chéo và đa chiều hơn, Đài Loan nên tập trung nỗ lực kết hợp vũ khí bất đối xứng với yếu tố quan trọng nhất và không thể thiếu trong cuộc xâm lược thành công của PLA: tàu vận tải đổ bộ. Theo truyền thống, các cuộc xâm lược đổ bộ đường biển quy mô lớn là khó khăn nhất trong tất cả các hoạt động quân sự. Trong phân tích hoạt động đổ bộ từ năm 2002 đến nay, CNA, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận đã viết: “Hoạt động đổ bộ có chiến lược và hạn chế hoạt động có thể làm giảm tính quyết định của hoạt động đổ bộ trong tương lai… Hoạt động đổ bộ phải được tiến hành trong các trường hợp thích hợp với rủi ro leo thang tối thiểu. Những hạn chế này sẽ gia tăng cùng với sự tiến bộ về công nghệ và sự phổ biến của vũ khí dẫn đường chính xác. Ngoài ra, do sự không nhất quán giữa chính sách của Mỹ và quyết định can thiệp vào các vấn đề quân sự ở nước ngoài, Trung Quốc khó kiểm soát nguy cơ leo thang.”
Mìn hải quân (thuỷ lôi) là vũ khí mà Đài Loan đầu tư rất ít thời gian và nguồn lực vào, nhưng cho thấy tiềm năng lớn nhất để phá hoại cuộc đổ bộ của PLA. Mìn, đặc biệt là mìn chống người, phải chịu những hạn chế hiện đại do sự không biệt rõ nạn nhân của nó. Tuy nhiên, cuộc xung đột giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan chắc chắn sẽ khiến PLA tuyên bố một khu vực kín của hải quân và khu vực cấm bay ở eo biển Đài Loan và phía trên nó, để cảnh báo máy bay vận tải hải quân dân sự không được vào. Phù hợp với tuyên bố này, bất kỳ kế hoạch xâm lược nào của PLA có thể kết thúc bởi lệnn phong tỏa trên đảo của lực lượng hải quân (PLA). Do đó, bất kỳ con tàu nào còn lại trong khu vực sẽ là mục tiêu quân sự hợp pháp. Sự kết hợp của “các thuỷ lôi phát nổ khi tiếp xúc và các thuỷ lôi dưới đáy phát nổ để đáp ứng với tín hiệu âm thanh và từ tính của tàu” sẽ làm phức tạp đáng kể lối đi nào qua kênh eo biển. Sự phát triển của các thuỷ lôi không người lái và “thông minh” cung cấp các tùy chọn tấn công chính xác hơn, có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu có KẾ HOẠCH, có giá trị cao của hải quân đại lục. Người ta nói rằng tác động của bom mìn trên chiến trường phản ánh các thiết bị nổ ngẫu nhiên, dẫn đến những rắc rối dai dẳng như cách mà quân đồng minh gặp phải ở Afghanistan và Iraq. Thời gian cần thiết để nghiên cứu và làm sạch các loại mìn này làm tăng sức mạnh chiến thuật và đặt gánh nặng lớn lên các nguồn lực và nhân lực xử lý chất nổ. Tương tự, các hoạt động rà phá bom mìn sẽ trì hoãn cuộc tiến công của bộ binh, bởi vì việc vận chuyển (bộ binh) phải vượt qua các tuyến đường được quy định và đánh dấu trên đường đến bãi đáp. Những tuyến đường này sẽ cho phép và cung cấp cho các lực lượng vũ trang của Đài Bắc cơ hội bắn các tàu tấn công đổ bộ và tàu vận tải mặt đất trực tiếp hoặc gián tiếp.
Học cách chấp nhận sự bất cân xứng
Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán 108 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2T Abrams và 250 tên lửa Stinger cho Đài Loan vào tháng 7 năm 2019. Đây là một bước đi đúng hướng. Nền tảng Abrams là một trong những xe tăng tiên tiến và hiệu quả nhất trên thế giới. Trong khi “Stinger” là một hệ thống phòng không di động đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả (MANPAD), nó đã chứng minh khả năng gây chết người của nó đối với máy bay cố định và xoay cánh. Sự khác biệt giữa các hệ thống vũ khí này và các ứng dụng trước đó là hệ thống tương đối rẻ và dễ bảo trì, được sử dụng hiệu quả nhất ở cấp chiến thuật chiến tranh.
Tuy nhiên, để biến Đài Loan thành một pháo đài sẽ cần nhiều vũ khí và chiến thuật mới. Điều này sẽ đòi hỏi một sự chuyển đổi tuyệt đối từ một lý thuyết dựa trên chiến tranh thông thường sang chiến lược dựa trên sự bất cân xứng. Về cơ bản, điều này sẽ đòi hỏi các quan chức chính trị và quân sự cấp cao (của Mỹ) phải chính thức thừa nhận rằng các lực lượng vũ trang của Đài Bắc hiện không thể (thệc hiện) chiếm giữ, huấn luyện và trang bị, và do đó không thể đẩy lùi cuộc xâm lược của PLA.
Sự thay đổi cơ chế (nhận thức?) này không phổ biến ở cấp quốc gia, đặc biệt là trong quân đội Đài Loan, vì nó làm giảm khả năng chiến đấu của nam giới và phụ nữ để bảo vệ nhà cửa và người dân của họ. Tuy nhiên, để răn đe có hiệu quả, kẻ thù phải hiểu được các khả năng của bạn, và do đó phải đoán hoặc đánh giá tốt nhất sự sẵn sàng của bạn để sử dụng chúng. Chỉ sau khi thừa nhận sự thất bại trong cuộc chạy đua sức mạnh quốc gia toàn diện giữa David và Goliath (câu chuyện xảy ra năm 3000 TCN và được ghi lại trong Kinh Thánh, chàng David có vóc dáng nhỏ bé và chẳng có chút kinh nghiệm chiến trận nào đối đầu với kẻ hung hăng và nhiều kinh nghiệm chiến đấu Goliath), Đài Loan mới có thể phát triển các trò chơi chiến tranh độc đáo của mình.
Cử tri Đài Loan đã tham gia một cuộc bầu cử ảnh hưởng đến nhu cầu thống nhất của Bắc Kinh. Vào tháng 1, cử tri Đài Loan đã tái bầu nhiệm Tổng thống Thái Anh Văn. Rõ ràng, điều này đã làm giảm bớt những nỗ lực của Trung Quốc nhằm nghiêng cán cân chính sách đối nội của Đài Loan về phía đại lục. Tổng thống Thái Anh Văn đã tỏ rõ ràng quan điểm của mình trong bài phát biểu: “Mỗi cuộc tổng tuyển cử, Đài Loan cho thế giới thấy rằng chúng tôi trân trọng lối sống dân chủ. Chúng tôi phải cố gắng đảm bảo an ninh quốc gia và bảo vệ chủ quyền.”
Lời kêu gọi hành động này là cao quý và kịp thời. Nhưng chỉ khi Đài Loan nhận ra những bất lợi quân sự thông thường của mình và tập trung lực lượng vào việc răn đe độc đáo thì điều này mới có thể được hình thành trong một chiến lược phòng thủ thực tế hơn.
Tác giả là Nicholas Hanson tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ năm 2011 và nhận bằng Cử nhân Khoa học về tiếng Ả Rập. Sau khi tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm làm sĩ quan của Thủy quân Lục chiến Mỹ, và sau đó khi được đào tạo, bổ nhiệm làm sĩ quan tình báo mặt đất. Toàn bộ sự nghiệp quân sự của ông phục vụ tại Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương.