Việt Nam Thời Báo

VNTB – Facebook có cùng mục tiêu với đội quân không gian mạng của Việt Nam ( Bài 2)

Ngọc Lan dịch

Bài 1: Đội quân mạng 

Bài 2: Chúng tôi xâm nhập vào đội quân ảo

 

(VNTB) – Mai Khôi, “Lady Gaga của Việt Nam”, muốn loại lực lượng dư luận viên nọ ra khỏi Facebook. Facebook nói với Mai Khôi rằng họ tuân thủ các quy tắc của Facebook.

 

Intercept đã truy cập lời mời vào nhóm E47 để chứng thực và ghi lại các hoạt động của nhóm, cho thấy một môi trường vô cùng bình thường, không có bất kỳ hồ sơ nào có thể liên kết với một âm mưu chống giới bất đồng chính kiến. E47 có vẻ như một nhóm bạn hơn là một nhóm kiểm duyệt: Những câu chuyện cười, ảnh chế và cuộc tranh luận lạc đề xen kẽ với những nỗ lực khiến các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam và các nhà báo nước ngoài bị trục xuất khỏi nhóm hoặc xóa các liên kết đến bài viết của họ.

Các trò đùa xã hội không phải một cỗ máy vận hành trơn tru để dẹp bỏ những bất đồng chính kiến: thành viên E47 có chung mục tiêu, thường là một nhà văn hoặc nhà xuất bản bất đồng chính kiến, được chọn ra để  họ kiểm duyệt. Lời kêu gọi chiến đấu thường đi kèm với hình ảnh mục tiêu với dấu “X” màu đỏ được vẽ trên đó để nhấn mạnh.

Từ đó, bất kỳ ai quan tâm đến việc giúp trừng phạt nhà báo, nhà hoạt động hoặc công dân bình thường bị coi là phản động chỉ cần truy cập vào liên kết được cung cấp đến bài đăng được đề cập và báo cáo bài đăng đó vì vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng luôn sẵn sàng của Facebook, cho dù có vi phạm quy định hay không.

Mặc dù Facebook thường xuyên cho thấy các khoản đầu tư họ đã thực hiện trên toàn thế giới để mở rộng năng lực kiểm duyệt  con người và thuật toán, E47 đã đạt được thành công to lớn trong việc sử dụng hệ thống và báo cáo bài viết chính trị hàng loạt vì vi phạm điều khoản sử dụng, khiến bài viết biến mất và bịt miệng các tác giả của nó mà không cần suy xét.

Mặc dù các chiến thuật trấn áp khác nhau đôi chút tuỳ thời điểm và mục tiêu, nhưng việc làm của E47 mà họ gọi là tác chiến, hoặc “hoạt động mục tiêu”, thường tuân theo cùng một kịch bản: gửi báo cáo (report) liên tục với số lượng lớn đến mức Facebook phải xóa một bài đăng hoặc một trang vô thưởng vô phạt như thể đã thực sự vi phạm một quy tắc nào đó.

Trong một bài đăng vào tháng 1 năm 2018 trong nhóm, một quản trị viên E47 tự nhận mình là Huyền Nguyễn đã đưa ra một phương pháp tuyệt vời để bóp méo bài viết trên Facebook.

Quy trình ba bước về “cách chiến đấu” với các công cụ tích hợp của Facebook rất đơn giản và trực quan: Đối với một trang Facebook được nhắm mục tiêu, người dùng của nhóm E47 được yêu cầu xếp hạng trang đó một sao, báo cáo các bài đăng giả mạo trên  trang là có chứa thông tin đe dọa bạo lực hoặc tự tử, sau đó báo cáo trang đó là trang đưa thông tin rác.

 

Hướng dẫn tác chiến

Các hoạt động nhắm mục tiêu khác của E47 yêu cầu hơn 3.400 thành viên của nhóm báo cáo sai sự thật các vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng khác như nội dung khiêu dâm – sau đó tấn công trang mục tiêu với các nhận xét bạo lực hoặc khiêu dâm vi phạm quy tắc thực tế, chủ yếu là đưa ra bằng chứng về hành vi vi phạm có thể bị cấm đoán.

Lãnh đạo của nhóm E47 thường thúc giục người của họ sử dụng VPN khi tham gia truy quét Facebook, cho phép họ định tuyến  truy cập internet thông qua một máy chủ ở Hoa Kỳ để che giấu địa chỉ IP thực và vị trí địa lý tại Việt Nam.

Điều cuối cùng của đội quân này là các thành viên E47 thường chụp lại ảnh chụp màn hình kỷ niệm các báo cáo vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng không có thật của họ, cổ vũ lẫn nhau và cung cấp các cập nhật quân sự táo bạo (“Báo cáo nhiệm vụ đã hoàn thành, kết thúc”) hoặc đôi khi chỉ cần bình luận “RIP”.

Nhưng một trang Facebook bị khóa đôi khi có thể là điều thiệt hại ít nhất do E47 gây ra. Một bài viết cho E47 tháng 1 năm 2019 của Huyền Nguyễn có tiêu đề, “Quá trình loại bỏ các phần tử phản động trên Internet” cho thấy các hành động thù địch trực tuyến chỉ là một mũi tấn công như thế nào.

Huyền Nguyễn khuyến khích các thành viên trong nhóm lập hồ sơ về những người bất đồng chính kiến và những người chỉ trích chế độ, không chỉ theo dõi những lời lẽ xúc phạm của họ, liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn cả những chi tiết cá nhân như nơi ở và làm việc.

Sau đó không chỉ báo cáo các mục tiêu của E47 cho công an địa phương, mà còn lưu ý rằng các quản trị viên của nhóm sẽ tự  báo cáo hoạt động cho những người bên trong Bộ Công an Việt Nam.

Brad Adams, người đứng đầu bộ phận Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết trong một email gửi tới The Intercept, trích dẫn các trường hợp “quấy rối thân thể những người bất đồng chính kiến” trên Facebook. E47 cũng không ngoại lệ và thường xuyên hướng dẫn các thành viên theo dõi tung tích của kẻ thù để có thể xử lý ngoài đời.

Nhiều bài đăng được The Intercept xem xét cho thấy các thành viên E47 yêu cầu trợ giúp xác định hoặc trong một số trường hợp xác định vị trí “những kẻ phản động”, thường là những người bị buộc tội chỉ trích công an hoặc những người đã tham gia một cuộc biểu tình thực sự.

Trong một bài đăng vào tháng 6 năm 2018, một thành viên E47 đã chia sẻ hồ sơ của nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng, bị cáo buộc tham gia một cuộc biểu tình không xác định ở Thành phố Hồ Chí Minh, nói thêm rằng họ hy vọng công an địa phương có thể điều tra.

Một người đàn ông tự nhận mình là công an tỉnh Lâm Đồng đã nhanh chóng tình nguyện; hơn một năm sau, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền báo cáo rằng Vượng, người đã “tham gia một cuộc biểu tình lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh chống lại dự thảo luật về đặc khu kinh tế và luật an ninh mạng mới được thông qua”, đã bị bắt vì các  bài viết trên Facebook.

Khi Việt Nam thông qua luật “an ninh mạng” năm 2018 bị chỉ trích  nhiều vì cho phép nhà nước có quyền xóa các bài viết bất đồng trên mạng, E47 đã giao nhiệm vụ cho các thành viên chụp màn hình các bình luận “phản động” trên một bài báo nhà nước thảo luận về luật để làm mục tiêu sau đó.

Trong một trường hợp khác, các khiếu nại được chia sẻ với E47 về việc một công dân Hà Nội đôi co với cảnh sát giao thông đã nhanh chóng dẫn đến việc người này bị bắt, theo một bài đăng trong nhóm chia sẻ hình ảnh về việc giam giữ và thẩm vấn người này.

Một loạt bài đăng khác cho thấy E47 đã làm gì khiến một người đàn ông Hà Nội khác bị bắt vì chế nhạo công an. Hành vi phạm tội của người đàn ông đó là tạo một bài đăng trên Facebook cho thấy một sĩ quan đang ăn tối một mình, với chú thích (bằng tiếng Việt), “Một con chó đang ăn sáng.”

Một thành viên E47 đã gửi bài đăng trực tiếp cho một sĩ quan cảnh sát, và người đàn ông này sau đó đã bị giam giữ và buộc phải ký vào bản in của bài đăng. Hình ảnh về quá trình tố tụng đã được E47 đăng tải lại ngay cho các thành viên thưởng thức.

Trong một lần khác, các thành viên của E47 đã âm mưu nhắm vào trang Facebook của Hội Những Nhà văn Can đảm(?), một nhóm bất đồng chính kiến của Việt Nam, đưa ra các báo cáo sai sự thật tuyên bố rằng nhóm này cổ vũ bạo lực và tự tử, và ngay sau đã thành công: Trang của hội đã bị khóa và không thể truy cập được.

Vài tháng sau, trang của nhóm có thể truy cập được một lần nữa, nhưng vào tháng 6 năm 2018, tổ chức này nói với những người theo dõi rằng vì đã bị Facebook báo cáo và phạt rất nhiều lần nên tổ chức đã chuyển hoàn toàn sang một trang web khác.

Khả năng tiếp cận toàn cầu của Facebook giúp E47 dễ dàng trừng phạt những người sống ngoài Việt Nam. Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được gọi là “Mẹ Nấm,” đã viết một chuỗi bài về hủy hoại môi trường và tham nhũng nhà nước, khiếnviệc cô bị bắt năm 2016 vì “tuyên truyền chống nhà nước và chịu hai năm tù giam.

Cô được trả tự do vào năm 2018, sống lưu vong ở Hoa Kỳ và bắt đầu tham gia Facebook lại. Điều này thu hút sự chú ý ngay lập tức của E47, kêu gọi các thành viên báo cáo hàng loạt hồ sơ mới của Quỳnh. Tổ chức Ân xá Quốc tế, sau khi thay mặt Quỳnh vận động, cũng trở thành mục tiêu E47 được ưu ái.

Theo Reuters, vào tháng 10 năm 2019, ứng dụng giám sát chất lượng không khí AirVisual có trụ sở tại Los Angeles thông báo rằng họ đang phải đối mặt với một “cuộc tấn công phối hợp” nhằm vào danh tiếng của họ sau khi đánh rằng Hà Nội gần đây đã phải chịu ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trong số 90 thành phố lớn.

Một ngày trước đó, theo các bài đăngThe Intercept xem được, E47 đã khởi động một chiến dịch chống lại ứng dụng AirVisual, kêu gọi các thành viên ồ ạt đánh giá ứng dụng một sao và báo cáo vi phạm nội dung gian lận để “gây áp lực buộc công ty phải đưa ra lời xin lỗi. ”

Các bài đăng khác được The Intercept xem xét cho thấy các quản trị viên của E47 tổ chức các cuộc tấn công chống lại nhiều tổ chức khác, như Việt Tân và Luật Khoa, một trang tin tức độc lập chỉ có thể truy cập qua Facebook, vì tổ chức này bị chính phủ chặn ở Việt Nam.

Trong bài đăng trên E47 tháng 8 năm 2019 thông báo về cuộc tấn công Việt Tân sắp xảy ra, một thành viên nhóm lưu ý rằng thời điểm đình công đã đến vì tổ chức này đã mất dấu stick xam “vì chính phủ Việt Nam hậu thuẫn chủ tịch FB Mark Zuckerberg.”

Thật vậy, thường có vẻ như E47 và Facebook có một mối quan hệ công việc tuyệt vời.

Sau khi E47 vận động chống lại Facebook của Luật Khoa, đặc biệt nhắm vào các bài đăng chỉ trích “chính phủ hoặc ca ngợi các nhà hoạt động nhân quyền”, theo một biên tập viên của Luật Khoa, Facebook đã phản ứng bằng cách thu hồi khả năng sử dụng Instant Articles tải nhanh của tờ báo, một tính năng đặc biệt có giá trị đối với người dùng các gói dữ liệu hạn chế và kết nối chậm ở các quốc gia như Việt Nam.

Các biên tập viên của Luat Khoa nói rằng lượng truy cập vào trang của họ đã giảm hơn một nửa kể từ khi các biện pháp kỷ luật của Facebook, và những nỗ lực để kháng cáo quyết định hoặc kêu gọi sựthông cảm của Facebook đã bị từ chối và bỏ qua.

Nguồn: https://theintercept.com/2020/12/21/facebook-vietnam-censorship/


Tin bài liên quan:

VNTB – Đấu tố “phản động” làm méo mó dân vận?

Phan Thanh Hung

VNTB – Nhân quyền: “Tôi vẫn sẽ tiếp tục hát”

Phan Thanh Hung

VNTB – Dư luận viên cần gì?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo