VNTB – Giảng viên trường luật ‘livestream’: vi phạm đạo đức nhà giáo?

VNTB – Giảng viên trường luật ‘livestream’: vi phạm đạo đức nhà giáo?

Triệu Tử Long

 

(VNTB) – Vụ giảng viên bị tố ‘livestream phản cảm: Trường đại học Luật TP.HCM nói không có thẩm quyền xử lý.

 

Giải thích cụ thể, quyền hiệu trưởng trường đại học Luật TP.HCM, ông Trần Hoàng Hải nói rằng hiệu trưởng nhà trường là người đứng đầu cơ sở chỉ có thẩm quyền xử lý cán bộ công chức cấp phó hoặc viên chức trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Những vấn đề ngoài lĩnh vực nghề nghiệp thì thuộc thẩm quyền của chỗ khác.

Nếu người có hành vi xúc phạm, vu khống người khác bị tố cáo thì tòa án xét xử, còn nếu người phát ngôn không chuẩn mực, loan tin sai sự thật, chửi tục trên mạng xã hội… thuộc thẩm quyền xử lý của Sở Thông tin và truyền thông. Hiệu trưởng nhà trường không có thẩm quyền xử lý trong trường hợp này.

Theo đơn tố cáo, người đàn ông này dùng chính tư cách giảng viên Đại học Luật TP.HCM để ‘livestream’, sử dụng từ ngữ phản cảm, không đúng chuẩn mực của một giảng viên đại học. Từ đó, người tố cáo cho rằng ông giảng viên này không còn đủ tư cách giảng dạy sinh viên.

Tờ đơn tố cáo này có một căn cứ pháp lý mà lẽ ra ông quyền hiệu trưởng trường đại học Luật TP.HCM phải thụ lý để giải quyết, đó là Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, ban hành kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17-6-2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, theo đó tại Điều 5.3 Quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, ghi “Thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động”.

Xin được trao đổi một số vấn đề, qua đó cho thấy dường như cơ quan quản lý nhà nước lâu nay chủ yếu nhằm tới những ý kiến phản biện chính sách để ‘ra đòn roi’, còn những chuyện khác thì… làm lơ.

Trước hết, nếu như vị giảng viên kể trên là giảng viên chính của trường đại học Luật TP.HCM thì ông thầy này chịu sự điều chỉnh của Luật Viên chức. Điều 3 của Luật Viên chức cho biết ông thầy giáo được đề cập ở bài viết này, phải có trách nhiệm thực thi “Đạo đức nghề nghiệp” và “Quy tắc ứng xử”.

Ông thầy giáo này còn phải chịu ràng buộc về những điều không được phép làm được nêu cụ thể tại Điều 19 của Luật Viên chức: “Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân và xã hội; Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp; Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Quyết định về “Quy định về đạo đức nhà giáo” được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành vào ngày 16-4-2008, văn bản đánh số 16/2008/QĐ-BGDĐT. Theo đó, Điều 6.4 ghi “Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác”.

Nói một cách khác, nhân danh là trao đổi về pháp luật nhưng nội dung câu chuyện xâm phạm đời tư là điều khó thể chấp nhận đối với một giảng viên đại học trường luật.

Có ý kiến, là một người phản biện, xã hội cần nhiều rất nhiều người như vị giảng viên trường luật để xã hội phát triển. “Tôi cũng xin nói thẳng, những cựu sinh viên núp lùm nói xấu tôi thì xin mời cứ việc nói xấu. Nên nhớ, trường đại học Luật TP.HCM có phương châm là “Sáng tri thức, vững công minh”. Các anh chị không dám đấu tranh bảo vệ xã hội, không dám đấu tranh vì người nghèo thì im lặng đi, để tôi làm những chuyện đó” – trích lời của vị giảng viên này trong một ‘livestream’.

Vậy thì cần hiểu thế nào là “đấu tranh bảo vệ xã hội, đấu tranh vì người nghèo”, khi nhà chức trách dùng các chứng cứ được sử dụng để buộc tội nhà báo tự do Phạm Đoan Trang – bởi vì cũng tương tự về “đấu tranh” như vị giảng viên trường luật, song Phạm Đoan Trang lại phải đối mặt với tội danh ở nhóm “An ninh quốc gia” của Bộ luật Hình sự?

Đó là: tài liệu tiếng Anh “Brief report on the marine life disaster in Vietnam”; tài liệu tiếng Anh “General Assessments on human rights situation in Vietnam”; tài liệu tiếng Anh “Report Assessment of the 2016 Law on Belief and Religion in relation to the exercise of the right to Freedom of Religion and Belief in Vietnam”; tài liệu tiếng Việt: “Báo cáo – nghiên cứu: Đánh giá luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và tình hình thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo”; Hai bài trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt và Đài Á châu Tự do (RFA) năm 2018.

Những dẫn chứng tương tự khác về “đấu tranh” ôn hòa, song lại phải lâm cảnh ngục tù còn có nhóm nhà báo tự do của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam như các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar

    Ong Q. Hieu truong Tran Hoang Long o cuong vi nhu vay ma hoan toan khong nam vung chuc nang nhiem vu va quyen han cua minh, nen can phai sa thai ngay?
    Nhu bai viet da neu ca loat dan chung ve nhung nguoi BDCK da bi nha cam quyen truy to va nhot tu, theo cac suy dien cua Cq de chup cai mu bat loi len dau nhung nha BDCK – Ho da dau tranh thuc su vi Cac Quyen Con Nguoi tren dat nuoc VN nay.
    Con tay Giang vien cua truong, cung voi chieu bai Dau Tranh… vi cong ly – Co that vay khong? Can nen lam ro? Tay nay luon sat canh voi Ng t Phuong Hang – CEO Dai nam de gay roi loan tren MXH trong nguyen khoang thoi gian dai ma nha cam quyen khong co cac hanh dong phu hop de lap lai trat tu? Day cung la diem mau chot ma moi cong dan dang muon biet, Vi sao lai xay ra tinh trang nhu the. Do nang luc QL va DH cua nha cam quyen qua non kem hay vi dong co muc dich den toi nao khac?