VNTB – Giáo dục quốc phòng VN: Thu học phí mà chẳng biết đánh ai

Xuân Mai (VNTB) Trên thế giới, có lẽ chỉ có ở Việt Nam mới ngang nhiên thu học phí giáo dục quốc phòng. Israel và Hàn Quốc xác định rõ kẻ thù, còn lính Việt Nam chẳng biết đánh ai.


Việt Nam đang xây dựng một quân đội hiện đại. Đất nước có một lực lượng quân dự bị rất đông đảo là sinh viên các trường đại học, cao đẳng với chương trình giáo dục quốc phòng. So với Israel hai năm, Hàn Quốc một năm, chương trình học của chúng ta là quá ngắn khi giảm từ ba tháng như trước thành một tháng như bây giờ. Bên cạnh đó, chính sách giáo dục quốc phòng của chúng ta thua kém so với những nước này, khi trong lịch sử ba nước Israel, Hàn Quốc và Việt Nam có những nét tương đồng do thường xuyên xung đột với ba nước láng giềng lần lượt là Palestine, Bắc Hàn và Trung Quốc.
Israel và Hàn Quốc xác định rõ kẻ thù, lính Việt Nam chẳng biết đánh ai

Tại Israel, thanh niên buộc phải đi nghĩa vụ quân sự ít nhất là hai năm nếu người chiến binh xuất sắc rồi mới được vào giảng đường đại học. Tất cả thanh niên đều phải nhập ngũ, không có ngoại lệ con cháu người có công với đất nước như ở Việt Nam. Tại đây, thanh niên được giải thích lí do họ phải vào quân đội. Đất nước Israel phải luôn sẵn sàng trước những xung đột với nước láng giềng Palestine, và rộng hơn là cả thế giới A-rập, điều này công khai ngay trên giấy tờ.

Hàn Quốc cũng tương tự. Bộ Thống Nhất Hàn Quốc công khai phát biểu quan điểm chống độc tài cộng sản Bắc Hàn. Người Hàn Quốc từ trên xuống dưới đều lo sợ mối hiểm họa hạt nhân từ Bắc Hàn và quân đội phải luôn trong trạng thái  sẵn sàng tác chiến. Thanh niên cũng phải nhập ngũ một năm, không có ngoại lệ trừ trường hợp chính bản thân anh ta bị thương tật. Đơn cử trường hợp ca sĩ Hàn Quốc nổi tiếng thế giới Bi Rain khi được gọi đi nhập ngũ, luật pháp Hàn không cho phép dùng tiền để đổi lấy một năm đó. Anh này hoàn toàn vui vẻ nhập ngũ và trở thành lính văn công của quân đội Đại Hàn Dân Quốc.

Đất nước có một lực lượng quân dự bị rất đông đảo là sinh viên các trường đại học, cao đẳng với chương trình giáo dục quốc phòng.

Mấy chục năm qua, những thế hệ thanh niên của Israel và Hàn Quốc đều biết mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với họ đến từ hai đất nước láng giềng là Bắc Hàn và Palestine. Ngoài ra, quân đội hai nước này hợp tác chặt chẽ với Liên Hợp Quốc mà Mỹ là thế lực có uy tín nhất. Israel và Hàn Quốc gửi quân đến các chiến trường nóng của thế giới theo lời kêu gọi của Hoa Kỳ, tiêu biểu là việc họ gửi rất nhiều quân để tham gia giải trừ nhà nước Hồi giáo IS.

Trở lại so sánh với Việt Nam, thanh niên chúng ta nhập ngũ mà không biết chống lại ai. Kẻ thù lớn nhất và truyền kiếp của người dân Việt Nam là Trung Quốc, nhưng lãnh đạo quân đội Việt Nam là Đảng Cộng Sản vẫn còn nêu cao 16 chữ vàng thể hiện lập trường phe phái với Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Quân đội và các trường dạy quân sự vẫn rêu rao rằng Mỹ là kẻ xâm lược. Thực tế cho thấy Mỹ chưa lấy đất của ai. Người Mỹ là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, nhưng họ không nói mặt trăng là của riêng mình.

Quân đội Việt Nam hiện vẫn duy trì chính sách “ba không”, bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Vì chính sách này, Việt Nam không thể tham gia các khối đồng minh quân sự trên thế giới, và đương nhiên, không bao giờ gửi quân đến các điểm nóng của thế giới. Điều nay mang đến hai trở ngại. Một là, quân đội chúng ta không được luyện tập thực địa, nếu có chiến tranh xảy ra thì sẽ giống như một đàn gà mắc tóc nhìn nhau. Mục đích chủ yếu của việc Israel và Hàn Quốc gửi quân đi đánh các nơi là để rèn binh. Trong lịch sử, quân Đức Quốc Xã thắng như chẻ tre Liên Xô trong thời gian đầu thế chiến là do lợi thế kinh nghiệm chiến trường, điều mà tướng lĩnh Liên Xô thiếu hụt vì không ra trận trong một thời gian dài. Trở ngại thứ hai, đó là, vị thế quốc tế của Việt Nam không thể được nâng cao. Việt Nam không gửi quân đi tiêu diệt nhà nước hồi giáo IS, không đóng góp tài chính để chống khủng bố thì liệu việc tiếng nói của đất nước đến các vấn đề chiến tranh liệu có thể gây tiếng vang như Israel và Hàn Quốc? 

ba không, Việt Nam trở thành người dân làng chỉ biết nói suông trong cộng đồng Liên Hợp Quốc.
Ngang nhiên thu học phí giáo dục quốc phòng

Việc các trường ở Việt Nam bắt buộc sinh viên phải có có chứng chỉ giáo dục quốc phòng để được công nhận tốt nghiệp đã là một điều chẳng giống ai. Hàn Quốc và Israel, thanh niên phải hoàn thành 1 đến 2 năm nghĩa vụ quân sự rồi mới được vào đại học. Chính Trung Quốc cũng đã áp dụng nguyên tắc này. Trái lại, lãnh đạo Việt Nam sử dụng chương trình giáo dục quốc phòng  như một phần của chương trình đào tạo đại học. Như thế, sinh viên sẽ coi đó nặng nề về thủ tục, chất lượng học theo đó cũng suy giảm.

Trên thế giới, có lẽ chỉ có ở Việt Nam mới ngang nhiên thu học phí giáo dục quốc phòng.

Hiện tại, học phí giáo dục quốc phòng ở Việt Nam dao động từ  330.000 đến 380.000 đồng một khóa dành cho sinh viên các trường đại học, các trường cao đẳng và trung cấp thì ít hơn một chút. Đây là một điều hết sức phi lí. Trên thế giới, có lẽ chỉ có ở Việt Nam mới ngang nhiên thu học phí giáo dục quốc phòng.

Ở Israel cũng như Hàn Quốc, trước khi đi học đại học anh phải vào quân đội, trong quân đội anh có lương và được bao cấp ăn, ngủ. Ngoài việc sinh viên phải đóng học phí học quân sự, tại các trung tâm giáo dục quốc phòng, sinh viên còn  phải tự túc tiền ăn và tiền ở tại ký túc xá ngay trong trung tâm. Đồng ý là đất nước còn nghèo, chưa thể trở thành quân đội chuyên nghiệp để có thể tự nuôi sống chính mình như Mỹ, Israel và Hàn Quốc, nhưng cũng không thể vịn vào cớ đó để thu tiền tràn lan như ngày nay. Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp là một câu nói hết sức mơ hồ của giới cầm quyền. Giảng viên của các trung tâm giáo dục quốc phòng là người của quân đội, nhiều người từng tham chiến ở trong nước và Cam-pu-chia. Hơn ai hết họ thấy rõ nghịch lý này. Điều gì ngăn cản họ nói ra? Có phải vì họ sợ động chạm đến các nhóm lợi ích trong quân đội cũng  như lợi ích thiết thân của chính mình? Đây là một điều cần được lí giải một cách rõ ràng  và công khai.
Hàn Quốc và Israel đào tạo được kỹ năng  chuẩn bị sẵn sàng cho thời chiến cho toàn bộ thanh niên. Buồn thay cho Việt Nam, càng ngày chương trình quân sự càng mang tính thủ tục, ngay cả mục đích bé nhỏ rèn kỷ luật để sinh viên vào học các trường được tốt hơn cũng đã không còn nữa. Sinh viên trong bộ quân phục tới giảng đường ngủ gật vì nghe người ta tuyên truyền cho Đảng đến phát ngán.

Các nữ chiến binh Israel yêu thiên nhiên, vừa mặc đồ tắm vừa nằm phơi mình trên bãi biển, bên tay vẫn cầm khẩu súng để sẵn sàng chiến đấu khiến. Người lính dự bị của Hàn Quốc dùng thời gian nghỉ để chế tạo đồ điện tử ngay trong quân đội. Những điều này khiến không ít tướng lĩnh có tâm huyết trong quân đội Việt Nam ngày nay muốn có một bước đột phá trong chính sách giáo dục quốc phòng phổ thông.
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)