Chánh Thành
(VNTB) – Nhà nước phủ lưới camera không phải để giảm bớt tội phạm, mà là để kiểm soát người dân, bảo vệ chế độ độc tài toàn trị.
Nhà nước phủ lưới camera không phải để giảm bớt tội phạm, mà là để kiểm soát người dân, bảo vệ chế độ độc tài toàn trị. Điều này không chỉ vi phạm Hiến pháp mà còn làm tăng thêm chi phí quản lý, bảo trì, nâng cấp thiết bị, và cả tiền hoa hồng cho quan chức cộng sản.
Công an muốn lắp hệ thống camera giống Nga và Trung Quốc
Giám đốc công an Hà Nội, ông Nguyễn Hải Trung cho biết các camera ở thủ đô hiện đã lạc hậu, không ứng dụng Al. Ông Trung lấy dẫn chứng về hệ thống camera hiện đại tại thủ đô Moscow (Nga) có 400.000 camera; còn một quận ở Bắc Kinh đã có 40.000 chiếc do nhà nước đầu tư, chưa tính số lượng người dân, doanh nghiệp tự lắp đặt.
Từ đó công an Hà Nội muốn thay thế và lắp thêm nhiều camera mới nhằm ứng dụng trí tuệ nhân tạo quản lý xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, điều tiết, xử lý vi phạm giao thông. Những hình ảnh camera ghi lại được kết nối về trung tâm chỉ huy của công an thành phố.
Việc lắp camera dày đặc kiến dư luận tỏ ra nghi ngờ về tính hiệu quả và việc kiểm soát người dân, vi phạm hiến pháp và các công ước quốc tế về nhân quyền. Nhất là khi công an Việt Nam muốn học hỏi mô hình của Trung Quốc và Nga, hai nước nổi tiếng về tình trạng kiểm soát người dân và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất thế giới.
Liệu có làm giảm tỷ lệ tội phạm?
Theo Uỷ ban Tư pháp, tỷ lệ tội phạm tăng mạnh nhất là liên quan tới giết người, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo, cho vay nặng lãi, gây rốt trật tự công cộng. Những loại tội phạm này tăng cao là do tình hình kinh tế đi xuống, người dân không có công ăn việc làm ổn định. Bên cạnh đó là do pháp luật còn nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho tội phạm lách luật, chạy án.
Các tội phạm về tham nhũng, hối lộ, các vấn đề liên quan tới thủ tục hành chính, quản lý giấy tờ… là hậu quả của cơ chế độc tài, khiến cho cán bộ đảng viên lạm quyền, tự tung tự tác vơ vét của cải của người dân.
Còn những vi phạm liên quan tới giao thông là vì cơ sở hạ tầng, đường xá còn nhiều hạn chế. Xây dựng không chất lượng, điều tiết không hiệu quả, quản lý không tốt, không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Và tội phạm về dâm ô, ma tuý, giết người thì do giáo dục, quản ký xã hội và hệ thống hành pháp, tư pháp có nhiều tiêu cực.
Nếu muốn giảm tỷ lệ tội phạm thì phải đổi mới hệ thống giáo dục, pháp luật và cả cơ chế chính trị. Gắn camera thì chỉ để giải quyết khi chuyện đã rồi, không thể phòng tránh và xây dựng xã hội văn minh được.
Tốn thêm ngân sách nhưng lại vi phạm nhân quyền
Tuy không giảm tỷ lệ tội phạm, nhưng camera lại giúp nhà cầm quyền kiểm soát khắt khe hơn đối với người dân, người bất đồng chính kiến, các nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền. Đây cũng là cách mà hệ thống độc tài dưới tay Putin và Tập Cận Bình đang dùng để đàn áp phe đối lập, triệt tiêu các mầm mống dân chủ tại Nga, Trung Quốc.
Hệ thống camera giám sát có thể gây ra sự xâm phạm quyền riêng tư và tự do của người dân, khi mà ai cũng bị theo dõi, ghi lại và phân tích hành vi, hoạt động, thông tin cá nhân mà không có sự đồng ý hay biết báo trước. Đã có nhiều người dân tại Trung Quốc cho biết họ cảm thấy lúc nào cũng bị theo dõi, giống như bị giam lỏng, luôn luôn có cảm giác bất an, lo lắng, sợ hãi, bị kiểm soát và mất tự do cho người dân.
Việc thu thập tài liệu, hình ảnh, thông tin đi lại, đời sống cá nhân của người dân là vi phạm Hiến pháp và vi phạm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Điều 21 Hiến pháp CHXHCN Việt Nam quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.
Với mạng lưới camera dày đặc, nhà nước độc tài sẽ dễ dàng kiểm soát việc đi lại, các hoạt động biểu tình, xuống đường phản đối các những chính sách bất công của người dân. Việc này vi phạm nghiêm trọng quyền tự do của người dân, kéo lùi quá trình dân chủ hoá, hoà nhập với nền văn minh thế giới.
Điều 25 Hiến pháp ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Chẳng những vi Hiến, việc học theo mô hình quản lý xã hội bằng camera của Trung Quốc, sẽ khiến Việt Nam tốn hàng ngàn tỷ để lắp đặt số lượng lớn trên toàn quốc. Cùng với đó là chi phí bảo trì, nâng cấp và vận hành hệ thống camera an ninh chất lượng cao, độ phân giải cao, có âm thanh, có khả năng nhận diện gương mặt, đo thân nhiệt, lấy thông tin xe cộ.
Ngoài ra, cũng phải tính đến khoản tiền “hoa hồng”, nâng giá thiết bị của các quan chức cộng sản. Hơn nữa, cứ vài năm, phải thay mới thiết bị, thì con số sẽ phải đội lên nhiều lần. Trong khi đó, “ngân sách quốc gia như dòng sông đã cạn”, kinh tế đi xuống, người dân tìm mọi cách cắt giảm chi tiêu. Việc dùng tiền thuế của người dân để kiểm soát người dân và làm giàu cho quan chức cộng sản như vậy, cho thấy đảng cộng sản chính là lực lượng phản động, đang tìm mọi cách chống lại người dân Việt Nam.
1 comment
Muốn làm KKKK gì, xin cứ viêc? Xưa giờ chúng làm tùm lum hết, có cần xin ý kiến thằng Dân đau?