Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hai quan điểm khác nhau về di sản Lê Nin

Giang Tử giới thiệu

 

(VNTB) – Putin tuyên bố: “Lênin chủ trương nhà nước Liên Xô sẽ được thành lập trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng cùng với quyền rời khỏi Liên Xô. Và đây chính là quả bom hẹn giờ đặt dưới tòa nhà quốc gia của chúng ta”.

 

Báo Tiền Phong ngày 22/4 có bài viết “Trong ngày sinh Lênin, nghĩ về một chính sách của Lê Xuân Sơn một nhà nghiên cứu văn học Liên Xô.

Tác giả thú nhận hồi đi du học Liên Xô đọc rất ít về Lê nin:

Hôm nay là đúng 150 năm ngày sinh của Lênin. Tôi ngồi nghĩ về sự nghiệp và di sản của ông. Nghĩ về di sản tư tưởng, về mấy chục tập dày tác phẩm của ông mà dù học ở Liên Xô chúng tôi cũng chỉ nghiên cứu một phần cực nhỏ…”.

Không thể bàn điều gì mới về di sản Lênin, Lê Xuân Sơn hớt một chút thành tích của Lênin nhằm đề cao “nền kinh tế thị trường XHCN” hiện nay:

Tôi nghĩ chính sách mà ông chủ trương (NEP- chính sách tân kinh tế của Lê Nin) và lãnh đạo áp dụng ở nước Nga Xô viết bắt đầu từ năm 1921 có nhiều cái rất giống những cải cách, đổi mới mà chúng ta đang áp dụng. Tất nhiên, tôi vừa nói một điều theo lô gíc ngược, phải nói lại là chính sách của ta có nhiều cái giống NEP thì mới xuôi”.

Tuy nhiên Lê Xuân Sơn cố tình tảng lờ không nhắc tới việc ê kíp lãnh đạo Đảng CSVN không thèm thực hiện “chính sách kinh tế mới” của Lenin sau khi tiếp quản ở miền Bắc năm 1954, cũng không thực hiện sau khi chiếm lãnh được Miền Nam năm 1975 (?).

Nhà nghiên cứu Lê Xuân Sơn tự rơi vào ngụy biện:

Sau khi lãnh đạo thực  hiện chính sách Cộng sản thời chiến, bắt buộc giải tán các bất động sản ruộng đất và cưỡng ép trưng thu thặng dư nông nghiệp để ngăn chặn nạn đầu cơ lương thực, giúp chính quyền Xô Viết có nguồn lực vượt qua được cuộc Nội chiến, đến năm 1921, Lênin thấy cần phải thay đổi chính sách và đưa ra Chính sách kinh tế mới”.

Lạ quá, Lenin tịch thu, trưng thu bất động sản lại được ông ta gọi uyển ngữ là “giải tán Bất động sản”- một khái niệm kinh tế vô nghĩa. Và ông Sơn nói rằng chính sách ấy chỉ để “vượt qua cuộc Nội chiến” (1918-1921) chứ không phải mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhà nghiên cứu văn học vừa thừa nhận sai lầm của Liên Xô, vừa ngụy biện:

Sau khi Lênin mất vào năm 1924, cuộc đấu tranh về đường lối trong Đảng dẫn đến việc Liên Xô chấm dứt NEP vào năm 1929 để chuyển sang mô hình kinh tế tập thể tập trung, kế hoạch hoá cao độ”. 

Nói lòng vòng, không dám khẳng định đó là đường lối sai lầm của Stalin và ê kíp, mà vẫn là “ban lãnh đạo tài năng rất kiên quyết”!- Chao ôi vừa đấm vừa run. Khen Lê Nin mà vẫn không dám chê Staline!

Mô kinh kinh tế tập trung, kế hoạch hoá có thể trong một thời gian ngắn giúp ban lãnh đạo tài năng, rất kiên quyết và có thể nói là dữ dội hồi đó của Liên Xô xây dựng một cường quốc có tiềm lực đủ để trụ vững và chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, nhưng tôi nghĩ nó lại cũng triệt tiêu những động lực phát triển, khiến cho chế độ Xô Viết không thể tồn tại và cạnh tranh lâu dài với chế độ ở các nước tư bản”.

Chao ôi năm 1929 chưa có hoạ phát xít Hitler mà công cuộc xây dựng CNXH đã dự đoán và chuẩn bị trước “có tiềm lực đủ để trụ vững và chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.

Lại ngụy biện nữa rồi. 

Quơ quào một sự kiện Thế Chiến II 1941-1945 mãi tít đằng sau để biện minh cho mục tiêu xây dựng CNXH có từ 1929. Các nước đồng minh chống phát xít đâu có cần “mô hình kinh tế tập trung” như Liên Xô để thực hiện kháng chiến bảo vệ tổ quốc chứ.

(https://www.tienphong.vn/toi-nghi/trong-ngay-sinh-lenin-nghi-ve-mot-chinh-sach-1646371.tpo)

Người Nga tự do phi cộng sản ngày nay đánh giá Lê nin thế nào ? 

Tất nhiên là đa ý kiến, người bảo thủ đồng thuận, kẻ chối từ di sản Lê Nin.

Một nhà giáo khác cũng du học Liên Xô, cựu GS Đại Học SP (*1), lại hoàn toàn đồng tình với quan điểm của tổng thống Putin đánh giá về Lê Nin, ông đã theo dõi và dịch báo chí Liên bang Nga qua 1 bài sau đây:

Ý kiến của Vladimir Putin về V.I. Lênin

“Kênh V tìm thấy trong kho lưu trữ một cuộc phỏng vấn Putin được ghi lại vào năm 1991. Tức là một phần tư thế kỷ trước, khi ấy vị tổng thống tương lai của nước Nga đã chia sẻ suy nghĩ của mình về các nhà lãnh đạo Cuộc chính biến năm 1917. 

Vào ngày 21 tháng 1 năm 2016, tại Hội đồng Khoa học và Giáo dục, ông Putin nói: “Điều quan trọng là ý tưởng đã dẫn đến kết quả phải đến, nó không giống như mong muốn của Vladimir Ilyich. Cuối cùng, ý tưởng ấy đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Về sau cũng có nhiều ý tưởng như thế: xây dựng một liên bang các nước tự trị v,v… – người ta đã đặt một quả bom nguyên tử dưới tòa nhà được gọi là nước Nga, và sau đó nó đã phát nổ“.

Phát biểu trên đã gây ra phản ứng dữ dội từ phía những người cộng sản và trở thành lý do để người ta tung ra nhiều tuyên bố đao to búa lớn. Mặt khác, có dư luận cho đó là tín hiệu từ phía trên rằng đã đến lúc có thể chôn cất Lênin được rồi.

Rồi 3 ngày sau, chính Putin lại nói rõ hơn về lời phát biểu của mình: “Lênin chủ trương nhà nước Liên Xô sẽ được thành lập trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng cùng với quyền rời khỏi Liên Xô. Và đây chính là quả bom hẹn giờ đặt dưới tòa nhà quốc gia của chúng ta”.

Khi còn là Phó thị trưởng St. Petersburg, Vladimir Putin có người hỏi Putin rằng mới hôm qua còn thấy trong văn phòng ông đặt bức tượng bán thân của Lê Nin, vậy mà hôm nay bức tượng đã bị cất đi rồi? Putin trả lời rằng những người trợ lí đã làm việc đó và ông hoàn toàn không biết.

Rồi ông kể về thái độ của mình với những sự kiện năm 1917. Ông nói: “Tôi cho là chúng ta cần đối xử với lịch sử như những gì nó vốn có. Không thể làm khác được! Nếu bạn quan tâm đến thái độ của tôi với con người ấy và với học thuyết của ông ấy, thì tôi sẽ nói điều này: có một giai đoạn trong cuộc đời mình, tôi rất hứng thú với học thuyết Mác – Lênin và đã đọc rất nhiều.

Tôi thấy việc đọc này thú vị và có logic. Nhưng càng lớn lên, càng trưởng thành, tôi càng nhận rõ một sự thật hiển nhiên, rằng toàn bộ học thuyết ấy chỉ là là câu chuyện cổ tích đẹp đẽ và có hại. Có hại, bởi vì việc thực hiện hoặc sự cố gắng đưa nó vào thực tế ở nước ta về sau đã gây ra những tổn thất vô cùng to lớn”. 

Tôi muốn nói vài lời về bi kịch mà chúng ta đang trải qua ngày hôm nay. Đó chính là bi kịch về sự sụp đổ của nhà nước chúng ta. Bạn chỉ có thể gọi đó là một thảm kịch, không có cách gọi nào khác. Tôi nghĩ rằng đúng là các nhà hoạt động của ngày 17 Tháng Mười đã đặt một quả bom hẹn giờ dưới tòa nhà này, dưới tòa nhà một quốc gia thống nhất được gọi là nước Nga. Rốt cuộc, họ đã làm gì? Họ đã đập vỡ Tổ quốc của chúng ta thành những tiểu vương quốc riêng rẽ mà trước đó chưa hề xuất hiện trên bản đồ toàn cầu.

Họ đã trao chính phủ và quốc hội cho những tiểu vương quốc như thế. Điều duy nhất họ đã làm và cái cách mà họ giữ đất nước trong một đường biên giới chung ấy là dựng hàng rào dây thép gai. Ngay sau khi hàng rào dây thép gai này bị dỡ bỏ, thì đất nước cũng tan rã. Và, tôi nghĩ, ở một mức độ lớn, đó là lỗi của những con người này, dù họ muốn hay không muốn. Tôi nghĩ họ đã không muốn. Nhưng về mặt khách quan, họ đã đóng một vai trò tiêu cực như vậy“.

Đáng chú ý là Putin luôn kiên định một cách tuyệt vời với quan điểm của ông, một sự kiên định không thấy có ở nhiều chính trị gia hiện nay, những người luôn thay đổi quan điểm của họ tùy thuộc vào những gì cử tri thích hay không thích. Sau này, Putin thường nhắc lại điều đó. Với những cách thức khác nhau, ông nhiều lần lưu ý rằng giới lãnh đạo của nhà nước trẻ Xô Viết đã tạo cho chúng ta mộtví dụ hy hữu ở quy mô lớn về sự phản bội quốc gia”. Ý này có liên quan tới thực tế là nước Nga Xô viết về cơ bản đã gây ra một chuyện vô nghĩa: trong Thế chiến thứ nhất, nó đã thua Đức, một nước thua trận”.

Những người Liên Xô cũ đã nổi tiếng là những nhà ngụy biện, và họ cũng tạo ra truyền thống tư duy đó cho những nước đàn em, nhất là khu vực châu Á.

Dù có bao nhiêu “hội thảo khoa học” về Lê Nin cũng không thay đổi được quan niệm đúng đắn khách quan về sự sụp đổ tất yếu của Liên Xô và hệ thống XHCN. Chỉ biết một thực tế rằng những người cộng sản Nga ngày nay không bao giờ đủ phiếu bầu vào Duma quốc gia (quốc hội) và tất nhiên là với chính phủ cũng vậy.

Cử tri chỉ bầu vào Duma đại biểu của 07 đảng phái chính trị mà không có đại biểu cộng sản Nga. Những người CS Nga chỉ nhận được một số ghế khiêm tốn ở các Hội đồng địa phương. Mọi ngụy biện về sự sụp đổ của Di sản Lê Nin còn gì để nói nữa?! Đương kim tổng thống  Putin đã nói về Di sản Lê Nin rõ ràng hơn ai hết ở cái Liên Bang Nga ấy rồi.

 

(*1 Tham khảo bản dịch từ tiếng Nga của cựu giảng viên Lã Nguyên. ĐHSP.HN năm 2019)

Nguồn tiếng Nga

https://ren.tv/news/politika/74993-mnenie-putina-o-lenine-ne-menialos-na-protiazhenii-chetverti-veka?fbclid=IwAR2wR2xygbkU1YhXylsEPLhm5M9A-DJArJ-EX99lKk54V5Tx3I3X81TEf4E

Ghi chú  tựa đề tiếng Anh và tiếng Việt:

“Putin’s opinion of Lenin has not changed for a quarter century”

Ý kiến của Putin về Lê Nin không thay đổi suốt 25 năm qua”

 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Nền kinh tế tự hủy diệt của Putin

Phan Thanh Hung

Tập Cận Bình và Putin, « hữu nghị thắm thiết » hay liên minh cơ hội ?

Phan Thanh Hung

VNTB – Làm gì cho “sáng tỏ con đường đi lên CNXH”?!

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo