Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hạnh cúng dường

Từ Hiếu

 

(VNTB) – Thời đại 4.0 nên các vị lãnh đạo Phật giáo cũng nhanh chóng hội nhập với khởi đầu đang gây tranh luận: Cúng dường qua ví điện tử momo của Viettel.

 

“Để tránh tập trung đông người, Giáo hội có dùng ví điện tử để tạo điều kiện cho Phật tử được thỏa mãn việc công đức, Giáo hội đã thử nghiệm tại một số chùa. Tôi có trao đổi với các Hòa thượng trong Ban Thư ký để triển khai, trực tiếp gọi điện cho các trụ trì tại chùa Phật Tích, Phúc Khánh…”, Thượng tọa Thích Đức Thiện – phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho báo chí biết như vậy vào chiều ngày 23-2-2021.

Thượng tọa Thích Đức Thiện diễn giải rằng, “Hiện nay Giáo hội mới chỉ thử nghiệm triển khai ở một số chùa. Đây là thử nghiệm để xác định, định hướng cho tương lai khi chúng ta ứng dụng công nghệ 4.0 vào các hoạt động xã hội, hưởng ứng chuyển đổi số quốc gia. Chúng ta nhìn rõ lợi ích của việc này là tránh tập trung đông người trong tình hình dịch Covid-19, minh bạch tiền công đức và có thể đi đến xóa bỏ đặt tiền lẻ trên tay tượng”.

“Tiền công đức” còn được biết đến là “hạnh cúng dường”.

Trong các bài thuyết giảng Phật pháp, từ “cúng dường” được giải thích là nói trại của hai chữ “cung dưỡng”, có nghĩa là cung cấp và dưỡng nuôi. Về nội dung thì ‘bố thí’ hay ‘cúng dường’ chỉ là một, không có gì là sai khác. Tuy cùng chung một nghĩa cử, một hành động, nhưng người ta dùng hai từ khác nhau để phù hợp với đối tượng thọ nhận: cho với lòng hảo tâm, thương cảm thì gọi là ‘bố thí’, còn cho với lòng ngưỡng mộ, tôn kính thì gọi là ‘cúng dường’.

Nhà báo Lê Huyền Ái Mỹ, cựu tổng biên tập báo Phụ nữ TP.HCM, chia sẻ cảm nghĩ cá nhân bằng hàng loạt câu hỏi:

“Tôi nhớ câu chuyện được nghe kể từ nhỏ rằng, trong một buổi Đức Phật thuyết pháp, trong khi một tỷ phú cúng dường cơ man lễ vật quý hiếm thì có một bà lão hành khất đã bán đi chiếc tơi che nắng che mưa để dâng lên Ngài một cành hoa. Đức Thế Tôn đã bước lại bên bà, nói, phước hạnh, công đức mà Ngài nhận được từ bà còn lớn hơn cả những lễ vật xa xỉ kia.

Đại dịch kéo dài, khốn khó đâu chừa một ai, trong đó có nhiều Phật tử. Nhà chùa khi “thử nghiệm” thùng phước sương điện tử có quán chiếu cho hoàn cảnh của bao người. Mình khó thì bao người cũng khó. Chùa ngặt thì bao Phật tử, chúng sinh cũng ngặt, lại càng nghèo.

Độ cho chúng sinh là độ từ thân đến tâm mà chuyển ý, cũng là chuyển nghiệp. Còn ở đây, lại chuộng mỗi thân – cho an toàn về không gian sinh hoạt công cộng – mà không đặt cái tâm – ý vào chúng sinh; hoặc chìu theo một bộ phận mưu cầu của chúng sinh – hoặc của chính hàng tăng thân, mà có phần xem trọng việc đóng góp tiền của.

Xét về mặt nào đó, vẫn không thông nổi cái ví Momo chễm chệ trước cổng chùa. Ta đang chấp cái ví Momo hay sự vô minh đang vây bủa? Cái ví Momo đang động hay chính tâm các tăng đang động?”.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển – phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, ý kiến: “Hình thức mới này có thể khiến nhà chùa bị “mang tiếng chạy theo thị trường”. Về lâu dài thì thử nghiệm này không phải là hay, nhất là tiền công đức thì lâu nay đã có nhiều luồng dư luận. Vì dịch Covid-19 thì đành phải lễ lạt qua hình thức trực tuyến, chứ người dân muốn lễ Phật thì đến chùa sẽ hay hơn”.

Bài giảng pháp sau đây có lẽ nhiều Phật tử đã nghe qua, xin được kể lại theo trí nhớ, qua đó góp thêm chút thiển ý về hạnh cúng dường bằng “ví momo” ở trên: Cúng dường Phật, Bồ tát, Hiền Thánh tăng đương nhiên được phước lớn, nhưng đâu dễ gặp được các vị này để cúng. Vì vậy, chúng ta sắm lễ vật định cúng các vị này, nhưng đến chùa lại gặp phàm Tăng.

Các vị tu sĩ còn mang thân tứ đại ngũ ấm gọi là phàm, nhưng người chuyển hóa được ngũ ấm là Thánh. Trên bước đường tu của chư Tăng có Thánh tăng và Hiền tăng, ở giữa là phàm tăng đang tu để chuyển hóa tâm phàm lần lên hiền thánh.

Hiền tăng là người không mong cầu nhận phẩm vật cúng dường, vì tâm họ không lệ thuộc vật chất, quyền lợi, không cần cúng dường, họ đang hướng tâm đến giải thoát. Gặp người này, chúng ta cúng dường sẽ được phước, vì tâm tốt của chúng ta gặp được tâm tốt của người tu.

Người cúng dường và người nhận đều thanh tịnh, nên người cúng được phước và người nhận cúng dường để nuôi thân mạng này mà tu hành đắc đạo độ thế. Tùy theo mức độ tu hành của vị này bao nhiêu, chúng ta có phần công đức bấy nhiêu. Chúng ta cúng dường, họ làm được Phật sự, chúng ta được hưởng…


Tin bài liên quan:

VNTB – Kêu gọi cúng dường cung tiễn ‘xá lợi tóc’

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Hàng loạt doanh nghiệp cấm nhân viên đi chùa quốc doanh 

Bùi Ngọc Dân

VOA – Nhiều người thay đổi thói quen, nhận thức về việc lễ chùa, cúng dường

Bùi Ngọc Dân

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo