Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hệ thống chính trị của Trung Quốc có thể vượt qua phép thử virus Corona?

Anh Khoa dịch

(VNTB) –  Kể từ khi xuất hiện vào cuối năm ngoái, covid-19  đã lan rộng trên toàn thế giới, lây nhiễm cho hơn 1,5 triệu người và giết chết hơn 85.000 người. Sau thời gian đầu bị chính quyền Trung Quốc che giấu, đại dịch cúm tồi tệ nhất  đã chấm dứt ở Trung Quốc, nhưng tác động kinh tế vẫn đặt ra thách thức chính trị.

 

Tập Cận Bình gọi đại dịch  là  một “thử nghiệm lớn” đối với ĐCSTQ. Nếu lây nhiễm mới được ngăn chặn, thì ĐCSTQ cũng vượt qua được thử nghiệm. Các chính sách kiểm dịch nghiêm ngặt đã giảm số trường hợp mắc bệnh mới ở Trung Quốc xuống gần bằng 0, và dần khôi phục lại cuộc sống bình thường. Có thể nói rằng phản ứng cực đoan nhưng lại  hiệu quả của ĐCSTQ đã trấn an nhiều người dân nước này. Nhưng câu chuyện không dừng tại đó…

Trong hầu hết quý I, việc phong tỏa các khu vực dân số lớn đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh về sản xuất, tiêu dùng và đầu tư trong nước, và các công ty đang cố gắng trở lại hoạt động như trước. Khi các quốc gia lớn trên thế giới cắt giảm hoạt động kinh tế không cần thiết để ”cắt đường lây nhiễm mới”, sự chậm lại sắp tới sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng và kiềm chế nhu cầu cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc, tương đương với gần 20% GDP.

Suy thoái kinh tế là cơn ác mộng khủng khiếp nhất đối với bất kỳ chính trị gia nào, nhưng đối với chính phủ Trung Quốc, điều này đặc biệt đáng lo ngại vì Bắc Kinh coi đó như là trụ cột duy trì tính hợp pháp của độc đảng cai trị. Một trong hai mục tiêu cơ bản của ĐCSTQ trong chương trình thế kỷ là  xã hội khá thịnh vượng, bằng cách tăng gấp đôi quy mô của nền kinh tế từ năm 2010 đến 2020. Để đạt được mục tiêu này, tăng trưởng kinh tế phải đạt 5,6% trong năm nay, nhưng các nhà phân tích dự đoán rằng Trung Quốc chỉ có thể ở mức 2,9%.

Mặc dù Tập Cận Bình đã tuyên bố chiến thắng tạm thời trước dịch bệnh, nhưng việc đối phó với hậu quả của nó sẽ là một bài kiểm tra thực sự. Các vấn đề như: làm thế nào để tránh thảm họa kinh tế mà không làm tăng rủi ro tài chính, làm thế nào để giảm tỷ lệ thất nghiệp trước khi làm suy yếu sự ổn định xã hội và làm thế nào để duy trì niềm tin của công chúng vào ĐCSTQ đang khiến lãnh đạo Bắc Kinh trằn trọc.


Tập Cận Bình là cần phải có câu trả lời đúng đắn vì ưu tiên cơ bản của ông là thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống nhà nước và khả năng cai trị của Trung Quốc. Ưu tiên này đã được công bố tại cuộc họp toàn thể lần thứ ba vào tháng 11 năm 2013
và được nhấn mạnh tại cuộc họp toàn thể thứ tư vào tháng 10 năm 2019. Cuộc khủng hoảng hậu Corona sắp xảy ra sẽ kiểm tra hệ thống mà Tập Cận Bình đã xây dựng trong bảy năm qua. Và sự tín nhiệm đối với kế hoạch chính trị cá nhân của Tập Cận Bình có thể bị đe dọa .


Phương pháp cơ bản để cải cách cai trị của Tập Cận Bình là tích hợp quyền ra quyết định vào các thể chế ĐCSTQ dưới sự kiểm soát của cá nhân Tập và tăng cường thực thi chính sách bằng cách cải thiện các thủ tục hành chính và tăng cường giám sát các quan chức địa phương. Hy vọng rằng ”khái lược cấp độ cao nhất” này có thể khắc phục các lợi ích đã được cài cắm trong nền kinh tế chính trị của Trung Quốc và do đó làm suy yếu các cải cách các vấn đề xã hội, tài chính và hệ sinh thái quan trọng.


Cho đến nay, chương trình nghị sự của Tập Cận Bình vẫn đang được tiến hành. Ví dụ, hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy trận chiến khó khăn của ông chống lại nợ không bền vững sẽ bị hủy bỏ bởi các khoản chi quá tay, vì các biện pháp đối phó hiện nay tập trung vào kích thích tài khóa có trách nhiệm, nới lỏng tiền tệ và cứu trợ theo quy định. Các quan chức địa phương bị buộc tội trì hoãn phản ứng ban đầu, dẫn đến việc cách chức những Đảng viên hàng đầu tại tỉnh Vũ Hán và Hồ Bắc. Phương cách kiểm soát virus tập trung cho thấy hệ thống của Tập Cận Bình có thể huy động các nguồn lực và thực thi trật tự (xã hội).

Nhưng Bắc Kinh chỉ có thể làm vậy để ảnh hưởng đến thương mại, đầu tư và tài chính quốc tế. Nếu chính phủ không thể duy trì nền kinh tế ổn định  trong vài tháng tới, mâu thuẫn nội bộ trong về cai trị chặt chẽ và đàn áp gắt gao trong chính quyền của Tập Cận Bình có thể tiếp tục gia tăng. Sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng sự tức giận của cư dân mạng Trung Quốc có thể sớm chuyển thành  sự thất vọng của hàng triệu người trước sự sụp đổ kinh tế.

Vẫn còn quá sớm để nói Bắc Kinh sẽ vượt qua cơn bão này như thế nào, nhưng Tập Cận Bình có thể phải đối mặt với một số lựa chọn khó khăn. Nói rộng ra, Tập Cận Bình có thể tăng gấp đôi chương trình nghị sự của mình, điều này có thể có nghĩa là tăng trưởng chậm hơn và kỷ luật nghiêm ngặt. Hoặc, Tập có thể cho áp dụng các biện pháp kích thích quy mô lớn, có thể làm giảm bớt thiệt hại kinh tế, nhưng sẽ làm giảm bớt ít nhiêu dấu ấn cải cách của Tập.

Dù bằng cách nào, nếu suy thoái kinh tế làm sự bất mãn của người dân càng thêm sâu và khiến giới tinh hoa lo lắng về sự ổn định của chế độ, thì suy thoái có thể thay đổi  đường lối cai trị của ĐCSTQ. Trong trường hợp này, Tập Cận Bình có thể thấy lợi thế chính trị  sụt giảm trước cả cuộc đua cho đại hội đảng năm 2022.

Do đó, ngay cả khi Bắc Kinh thổi phồng khả năng của mình để ”đảm nhận trách nhiệm của một cường quốc” trong cuộc chiến toàn cầu chống lại virus, và ngăn chặn sự lây lan  dịch bệnh được thúc đẩy một cách tự nhiên bởi lợi ích kinh tế và tham vọng ảnh hưởng ngoại giao, Tập Cận Bình cũng đã nhận diện thời điểm khó khăn đã đến.

________________

Chú thích:

Tác giả: Neil Thomas  là một nhà phân tích Trung Quốc và một trợ giảng tại Trường chính sách công Harris thuộc Đại học Chicago.
Nguồn:
https://www.eastasiaforum.org/2020/04/05/will-chinas-political-system-pass-the-coronavirus-test

Tin bài liên quan:

VNTB – Trung Quốc tuyên bố Mỹ ‘bá quyền’ ở Biển Đông

Phan Thanh Hung

VNTB – Trung cộng bách hại công giáo ra sao?

Do Van Tien

VNTB – Ăn trên đầu Thái Tuế?

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo