Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hiện tượng cá chết miền Trung: Việt Nam từ chối sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc?

Thái Văn (VNTB) “Tuy nhiên, cho đến nay Liên Hiệp Quốc đã không nhận được bất kỳ yêu cầu hỗ trợ chính thức nào từ các cơ quan T.Ư hoặc cấp tỉnh Việt Nam,” bà Susan Mackay – Trưởng phòng Truyền thông Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam khẳng định. 

Trong một email phúc đáp bà Quỳnh Dao (hội viên hội nhà báo độc lập Việt Nam) về phản ứng của Liên Hiệp Quốc liên quan đến hiện tượng cá chết tại các tỉnh miền Trung, bà Susan Mackay cho biết, các cơ quan của Liên Hợp Quốc đang làm mọi việc để nắm rõ tình hình và bày tỏ lo ngại về những tác động tiềm tàng đối với sức khỏe con người, môi trường thiên nhiên, môi trường sống do nguyên nhân gây ô nhiễm vẫn chưa được tìm ra. 

Hiện tượng cá chết miền Trung: Việt Nam từ chối sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc?
Bà Susan Mackay cũng nhấn mạnh sự cần thiết trong công bố kịp thời các phát hiện có liên quan, trên cơ sở minh bạch cũng như giảm thiểu các tác động trong tương lai lên người hoặc môi trường. 
Bên cạnh đó, cơ quan này cũng tìm cách đối thoại với Chính phủ Việt Nam, sẵn sàng cung cấp một loạt hỗ trợ kỹ thuật đối với vấn đề này, trong đó bao gồm các thử nghiệm khoa học, diễn tập phòng chống thảm họa môi trường, các hỗ trợ khác nhằm phục hồi sớm cộng đồng (dân cư) bị ảnh hưởng như vấn đề sức khỏe dân cư, sinh kế ngành thủy sản… 
Trước đó, văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở khu vực Đông Nam Á (OHCHR) đã bày tỏ lo ngại về tác động của vụ cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền trung của Việt Nam và kêu gọi chính quyền Hà Nội áp dụng các khuôn khổ pháp lý cần thiết để chống lại tác hại môi trường gây cản trở việc thụ hưởng các quyền con người. 

Tin bài liên quan:

VNTB – Ma túy có bao bì chữ Trung Quốc dạt vào biển miền Trung Việt Nam

Baraju T. Ogelefecejo

Việt Nam xuống đường vì vụ cá chết

Phan Thanh Hung

VNTB – Biếm họa cuối tuần: Thủ phạm cá chết chính là thủ phạm gây ra nguyên nhân

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.