Việt Nam Thời Báo

VNTB- Hillary Clinton và Nhân quyền Việt Nam

Quang Nguyên
(Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – Hoa Kỳ)

(VNTB) – Với Việt Nam và các nước nằm trong chế độ Cộng Sản, nhiều người tin Hillary Clinton nếu may mắn thắng cử vẫn mạnh mẽ dùng các biện pháp khác nhau thúc đẩy các nước này đi theo tiến trình dân chủ, tôn trọng nhân quyền.
Những hình ảnh tuổi trẻ xinh đẹp của bà Hillary Clinton

Hillary Diane Rodham được nuôi dậy từ bé trong một gia đình có khuynh hướng tôn trọng nền dân chủ với một người cha thuộc đảng Cộng Hòa, chống cộng cứng rắn, không khoan nhượng, đã có khuynh hướng chính trị, hay chính xác hơn, có khuynh hướng hoạt động cho nhân quyền, từ ngày còn ngồi ghế trung học. Những bài diễn thuyết của mục sư  Martin Luther King tác động tâm hồn bà từ thời đó.
Hoạt động nhân quyền đầu tiên, công khai và nổi tiếng của Hillary Clinton trong cương vị Đệ Nhất Phu Nhân, với tư cách  người dẫn đầu phái đoàn phụ nữ Mỹ, bà đã đọc bài diễn văn dài 20 phút trước hội nghị quốc tế Phụ nữ tại Bắc Kinh tháng 9, năm 1995, làm xúc động 189 đại biểu các quốc gia, thay đổi rất nhiều suy nghĩ và hành động của phụ nữ TQ, cách nhìn của đàn ông TQ trong một quốc gia phong kiến kiểu công sản với một nửa nhân dân của nước họ. Thời gian làm Bộ trưởng Ngoại giao bà chú trọng rất nhiều đến hoạt động nhân quyền, bà đặt nhân quyền trong khung của chính sách ngoại giao của chính phủ Mỹ.

Quan điểm của bà, và cũng là của chính phủ Mỹ và của người Mỹ, nhân quyền là một quyền tối thượng, quyền căn bản của con người. Chính phủ Mỹ ủng hộ và thi hành nghiêm túc bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Sau hai năm đắn do suy nghĩ, viết đi viết lại  bản tuyên ngôn này đã được đại hội đồng Liên Hiệp Quốc  thông qua ngày 10 tháng 12, 1948, xác định rằng quyền con người không phải do chính phủ ban phát. Nó là quyền của mỗi con người có được từ khi mới lọt lòng mẹ.

Nhân quyền không bị giới hạn bởi bất cứ lý do gì, ngay cả việc viện dẫn tính chất đặc thù của xã hội, của quốc gia, vùng miền, truyền thống, thể chế cũng không thể chấp nhận được. Nhân quyền không thể bị hạn chế vì vấn đề an ninh quốc gia. Mỹ là nước mà sự an toàn, an ninh của nước họ thường trực bị đe dọa nặng nề nhất từ mọi phía, nhưng chính phủ Mỹ và nhân dân Mỹ không thể hạ thấp tầm quan trọng nhất của nhân quyền. Nhân dân Mỹ không vì thế mà “nhân nhượng” hay gọi là “thỏa hiệp, thông cảm” với chính phủ về việc tranh đấu quyết liệt cho nhân quyền. Chính quyền Việt Nam còn viện dẫn cả lý do dân trí thấp  để trì hoãn thực thi dân chủ. Chính việc trì hoãn thực thi thi dân chủ, nhân quyền là một trong những nguyên nhân khiến dân trí không cao lên được. Viện dẫn tình trạng dân trí không cao để trì hoãn thực thi dân chủ, nhân quyền đi liền với những cải cách giáo dục nửa vời khiến giáo dục càng ngày càng đi vào ngõ hẹp, khập khiễng, không tiến bộ được như hai chân xỏ chung một ống quần, dân trí càng tụt hậu so với mặt bằng thế giới.
Nhân quyền đi đôi với dân chủ, chỉ có các thể chế chính trị dân chủ mới  tôn trọng nhân quyền. Á châu là khu vực có nhiều quốc gia không dân chủ, có nhiều quốc gia từ chối dân chủ như VN, Trung quốc. Viện dẫn bất cứ lý do nào đễ trì hoãn thực thi dân chủ thực sự chỉ nhằm củng cố chế độ độc tài, muốn thâu tóm, duy trì quyền lực, lợi ích của nhân dân vào tay một thiểu số. Các quốc gia từng là phong kiến, độc tài quanh vùng Đông Nam Á như Nhật, Mã lai, Nam triều tiên, Nam Dương hay Đài Loan chẳng hạn, khi thay đổi thể chế, trở thành nước dân chủ , tôn trong quyền làm chủ của người dân đã có những tiến bộ vượt bực về mọi mặt. Không ngạc nhiên khi các nước nằm trong hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa như Lào, Việt Nam, Trung quốc, Cuba , Bắc Hàn lừng khừng, nửa vời, gian dối hay tệ hơn nữa từ chối thẳng thừng các định chế chính trị dân chủ. Thêm một cớ rất khôi hài là một số nước độc tài, toàn trị chậm tiến viện dẫn sự tăng trưởng kinh tề cần một “xã hội trật tự, ổn định”, một sự xã hội ổn định, trật tự, vững chắc theo kiểu của đảng và chính phủ muốn, để trì hoãn chấp nhận dân chủ. Họ hứa cải cách và phát triển kinh tế trước rồi sẽ phát triển dân chủ sau, nhưng dù nhất thời nhận được một vài kết quả khả quan về kinh tế, về sau, nhất định họ sẽ đi vào ngõ cụt, và như thế mãi người dân vẫn không hưởng được nhân quyền. Miến Điện, một quốc gia gần như bị thế giới quên lãng, chìm trong độc tài, nghèo đói, máu lửa nội chiến đã chuyển mình rất mạnh khi chính quyền biết lắng nghe và thi hành ý nguyện của nhân dân họ, chấp nhận dân chủ, nổi bật như một ngôi sao mới của Á Châu. Để được sự giúp đỡ  hết lòng của Hoa Kỳ, Miến Điện thả hết người tù đối lập, bầu cử công bằng, bảo vệ các cộng đồng dân tộc thiểu số và chấm dứt các mối quan hệ quân sự với Bắc hàn. Người Mỹ không đòi hỏi phải xóa bỏ chế đệ đương nhiệm, họ chỉ mong muốn có tự do và công bằng cho dân Miến.
Riêng với Việt Nam, trong chuyến thăm năm 2010, bà Clinton thấy rõ tính chất phản dân chủ của chính phủ VN. Ngay trước ngày bà đến thăm, bà đã thấy bị bẽ mặt khi Hà Nội bắt giữ một số người bất đồng chính kiến. Trong buổi gặp gỡ các viên chức chính quyền sau đó, bà đã nêu lên các quan ngại về sự chuyên quyền, độc đoán, hạn chế quyền tự do căn bản của người dân gồm cả bỏ tù, hành hạ, đối xử bất công với những người bất đồng chính kiến, các luật sư, người viết blog, các nhà hoạt động Công giáo, Phật giáo, Tin lành.

Dưới con mắt của một bộ trưởng ngoại giao, bà nhìn nhận Việt Nam có một số thành công về kinh tế, nhưng còn nhiều trở ngại chiến lược trên đường đi của họ mà quan trong nhất là họ vẫn duy trì chế độ độc tài toàn trị, đàn áp nhân quyền, đặc biệt họ không công nhận tự do báo chí, thông tin.

Trong cuốn hồi ký Hard Choices, Hillary cho biết dụng cụ rất quan trọng của Mỹ để lôi kéo VN là hiệp định thương mại gọi tắt là TTP (Trans- Pacific Partnership). Hiệp định này nối kết thương mại giữa Mỹ, một số nước ven Thái Bình Dương ở Á châu, Nam Mỹ châu, nó sẽ giảm thiểu hàng rào buôn bán giũa các nước hội viên, nâng cao mức lương cho người lao động, phát triển mội trường và sự sáng tạo (intellectual property). Như TT Obama giải thích, hiệp định này sẽ mở ra lối thoát cho các công ty Mỹ từ trước đến nay vẫn bế tắc với các thị trường trong nước. Bà cho biết TTP không phải là hiệp định hoàn toàn tốt đẹp, mặc dù có thể đem lại phúc lợi cho người lao động và một số công ty Mỹ nhưng tốt hơn nên đánh giá nó một cách dè dặt cho đến khi có sự thỏa thuận cuối cùng của các bên. Mới đây, bà với tư cách ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ đã cho biết không ủng hộ và  sẽ bác bỏ hiệp ước này.

TTP bao trùm đến 1 phần 3 thương mại toàn cầu. VN là một nước có lợi rất lớn cho nên họ đề nghị sẽ có một số thay đổi về nhân quyền để có thể được dự phần. Việc hai ứng cử viên TT Mỹ Donald Trump và Hillary đồng loạt từ chối TTP khiến có người suy nghĩ liệu chính quyền Việt Nam có còn giữ lời hứa tôn trọng phần nào quyền con người? Hay liệu Mỹ còn có phương sách nào khác để có thể dẫn dụ Việt Nam mạnh bước vào gia đình thế giới?
Năm 2013, Thống Đốc Florida Jeb Bush đã vinh danh sự cống hiến của bà trong sự nghiệp phục vụ và nối kết toàn thế giới trong dân chủ “to serving and engaging people across the world in democracy.” Tuy nhiên bà không khỏi bị công khích bởi nhiều phía. Tờ National Catholic Reporter cáo buộc bà đã có những chính sách thiên lệch (double standards), áp dụng các đường lối khác nhau với các quốc gia trong nhiều trường hợp. Họ cáo buộc bà Clinton đã từng lớn tiếng bênh vực nhiều nhà độc tài tệ hại nhất trên thế giới như chế độ độc tài Maroc,  TT độc tài Ai Cập Hosni Mubarak được bà gọi là bạn thân nhất của gia đình “I really consider President and Mrs. Mubarak to be friends of my family.”. Bà cũng từng coi  Henry Kissinger người lập kế hoạch lật đổ nhà nước dân chủ El Salvador năm 1973 là bạn, và là người cố vấn của bà trong thời gian làm Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, và còn nhiều chuyện không tốt  khác nữa.Tờ báo này viết thêm, cũng chẳng mới gì nếu có một chính khách của đảng này đảng nọ có sự thiên lệch khi nói đến nhân quyền, “is certainly not new for politicians of either party to have double standards when it comes to human rights,”(*)

Nhưng dù sao, với Việt Nam và các nước nằm trong chế độ Cộng Sản, nhiều người tin Hillary Clinton nếu may mắn thắng cử vẫn mạnh mẽ dùng các biện pháp khác nhau thúc đẩy các nước này đi theo tiến trình dân chủ, tôn trọng nhân quyền.

(*) https://www.ncronline.org/blogs/ncr-today/hillary-clintons-double-standards-human-rights

Tin bài liên quan:

VNTB- Truyền thông lề phải:” Nỗi lòng biết tỏ cùng ai”(*)?

Phan Thanh Hung

VNTB – Tô Lâm là ai? ( bài 3)

Do Van Tien

VNTB – Tô Lâm là ai? ( bài 6)

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo