VNTB – Hồ sơ: Văn hóa xuống cấp là do lãnh đạo, đừng đổ cho dân nhập cư

VNTB – Hồ sơ: Văn hóa xuống cấp là do lãnh đạo, đừng đổ cho dân nhập cư

Ngọc Linh Lan

 

(VNTB) – Đợt nhập cư hàng triệu người như 1954, nhưng điều đó không làm văn hóa, nếp sống Sài Gòn xuống cấp, mà sự hòa quyện Nam Bắc còn làm văn hóa nghệ thuật Sài Gòn phát triển rực rỡ.

 

Sử sách ghi, Bắc 54, Người Bắc 54, Dân Bắc 54 hoặc Bắc Kỳ 54 là cụm từ nói về những người miền Bắc Việt Nam đã di cư vào miền nam Việt Nam vào năm 1954 để ra khỏi vùng do chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý để vào vùng do chính quyền Liên hiệp Pháp và Quốc gia Việt Nam quản lý phía dưới vĩ tuyến 17 sau ngày ký kết hiệp định Genève năm 1954.

Tính trong khoảng giữa năm 1954 và 1956, trên 1 triệu người đã di cư từ Bắc vào Nam, trong đó có khoảng 800.000 là người Công giáo, số còn lại là những người thuộc chế độ Quốc gia Việt Nam đã từng cộng tác với Pháp, một số địa chủ, doanh nhân, văn nghệ sĩ, binh sĩ Quân đội Quốc gia Việt Nam… vì phản đối Việt Minh nên đã chọn di cư vào nam thông qua “chiến dịch con đường đến tự do” do Pháp và Hoa Kỳ tổ chức.

Đây là cuộc di dân gắn liền phân vùng địa – chính trị. Danh sách những Người Bắc 54 nổi tiếng có quê hương phía Bắc vĩ tuyến 17 từ Quảng Bình trở ra (vẫn đang được cập nhật), sử dụng các tên gọi tỉnh cũ trước năm 1954:

Cao Bằng có Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Linh Quang Viên; Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Đức Thắng.

Lạng Sơn có Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt; Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Vũ Ngọc Hoàn.

Tuyên Quang có Luật sư Trần Văn Tuyên.

Yên Bái có Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Xuân Vinh

Hà Nội có Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Bùi Thế Lân; nhạc sĩ Chung Quân; nhạc sĩ Cung Tiến; nhà thơ Cung Trầm Tưởng; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đặng Đình Linh; Cựu đệ nhất phu nhân Việt Nam Cộng hòa Đặng Tuyết Mai; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đinh Mạnh Hùng; nhạc sĩ Đỗ Lễ; nhà văn Doãn Quốc Sỹ; nhà thơ Hà Huyền Chi; nhạc sĩ Hùng Lân;

Ca sĩ Khánh Ly; ca sĩ Khánh Ngọc; kịch sĩ Kiều Hạnh; nghệ sĩ cải lương Kim Chung; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Lê Đức Đạt; diễn viên Lê Quỳnh; nhạc sĩ Lê Thương; ca sĩ Lê Uyên (người Việt gốc Hoa); chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Lưu Kim Cương; ca sĩ Mai Hương; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Ngô Hán Đồng;

Nhạc sĩ Ngọc Bích; nhà thơ Nguyên Sa; Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Bảo Trị; Giám mục Aloisiô Nguyễn Hùng Vị; Giám mục Phêrô Nguyễn Huy Mai; Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Vỹ; nhạc sĩ Nguyễn Hiền; Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích; Tiến sĩ toán học Nguyễn Quốc Quân; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Trọng Bảo;

Nhạc sĩ Nguyễn Vũ, nhạc sĩ Nhật Bằng, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, họa sĩ Tạ Tỵ; ca sĩ Thái Thanh; ca sĩ Thái Hằng; nhạc sĩ Thẩm Oánh; nhạc sĩ Trần Trịnh;

Cựu đệ nhất phu nhân Việt Nam Cộng hòa Trần Lệ Xuân; Luật sư Trần Trung Dung; nhạc sĩ Trường Kỳ; nhạc sĩ Văn Phụng; ca sĩ Vũ Khanh; nhà văn Vũ Khắc Khoan, nhạc sĩ Vũ Thành, nhạc sĩ Xuân Tiên

Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) có ca sĩ Anh Ngọc; Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Bùi Đình Đạm; nhà văn Doãn Quốc Sỹ; ca sĩ Duy Quang (con trai trưởng của nhạc sĩ Phạm Duy); nhà văn Dương Nghiễm Mậu; nhạc sĩ Dương Thiệu Tước; nhà thơ Đinh Hùng’

Giáo sư, nhà tranh đấu Đoàn Viết Hoạt (làng Mai Lĩnh, huyện Thanh Oai); Phó đề đốc hải quân Việt Nam Cộng hòa Hoàng Cơ Minh (làng Đông Ngạc, Kẻ Vẽ thuộc huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức); Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Lê Văn Thân;

Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nghiêm Văn Phú; Giáo sư, luật sư, cư sĩ Phật giáo Nghiêm Xuân Hồng (làng Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức); Quốc vụ khanh Nghiêm Xuân Thiện; họa sĩ Nguyễn Gia Trí; Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long;

Nhà sử học, địa lý học Nguyễn Thiệu Lâu (thôn Hạ Đình, làng Nhân Mục (Kẻ Mọc), huyện Thanh Trì); Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm; nhạc sĩ Phạm Duy (sinh tại Hà Nội, quê cha đất tổ tại làng Phượng Vũ, phủ Thường Tín); nhà giáo, nhà văn Phạm Duy Khiêm, anh trai của cố nhạc sĩ Phạm Duy; Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Phạm Quốc Thuần; Thiếu tướng quân lực Việt Nam Cộng hòa Phạm Văn Phú; ca sĩ Từ Ngọc Long; Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Vũ Văn Mẫu.

Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) có ca sĩ Khuất Duy Trác; nhạc sĩ Đức Huy; Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Lê Nguyên Khang; Chuẩn tướng quân lực Việt Nam Cộng hòa Lê Nguyên Vỹ; Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ; nhà báo, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang; Học giả, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học Nguyễn Hiến Lê; Võ sư Vovinam Nguyễn Lộc; MC, phát ngôn viên Nguyễn Ngọc Ngạn; Giám mục Antôn Vũ Huy Chương.

Vĩnh Yên (nay thuộc Vĩnh Phúc) có Chính trị gia Việt Nam Quốc dân đảng Vũ Hồng Khanh.

Bắc Ninh có Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt; nhà báo, nhà văn, nhà thơ Lê Quý Toàn; nhạc sĩ Nam Lộc; Giáo sư Nguyễn Đăng Thục; nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn; Giám mục Đa Minh Nguyễn Văn Lãng; Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Phạm Văn Đổng; nhà văn, nhạc sĩ Phan Trọng Chinh;

Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Linh Quang Viên; Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Hiếu; Nhạc sĩ Trịnh Hưng; Nhà khoa học Trịnh Xuân Thuận; Tổng trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Vương Văn Bắc

Hải Phòng có nhạc sĩ Canh Thân; ca sĩ Châu Hà; ca sĩ Giang Tử; nhạc sĩ Hoài An; ca sĩ Lệ Thu; nhạc sĩ Lữ Liên; ca sĩ Mộc Lan; nhạc sĩ Ngô Thụy Miên; nhà thơ Phạm Thiên Thư; diễn viên Robert Hải (tên tiếng Việt là Trần Hữu Hải); diễn viên Thẩm Thúy Hằng; diễn viên, doanh nhân Trần Quang Tứ; nhạc sĩ Tuấn Hải; ca sĩ Tuấn Ngọc (con trai trường của nhạc sĩ Lữ Liên và là con rể của nhạc sĩ Phạm Duy); Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Vũ Đình Đào.

Kiến An (nay thuộc Hải Phòng) có Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Chấn; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Lượng

Hải Dương có Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Bùi Quý Cảo; Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đoàn Văn Quảng; nhạc sĩ Hoàng Trọng; Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Hợp Đoàn; nhà văn Nguyễn Mạnh Côn; nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Thế Ngũ; nhà thơ, ký giả Trần Dạ Từ; Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Trần Thiện Khiêm; nhà văn Vũ Bằng; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Vũ Đức Nhuận.

Hưng Yên có Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng; Bộ trưởng Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Đình Thuần; Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Duy Hinh; Thầy “nhân lành” Nguyễn Mạnh Trường; Quyền Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa và là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Oánh; nhà thơ Vũ Hoàng Chương.

Hà Nam có Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ Bùi Diễm; nhà thơ Du Tử Lê; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đỗ Văn An; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Oánh; Giám mục Giuse Nguyễn Tích Đức; Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa; Giám mục Giuse Trịnh Chính Trực.

Nam Định có Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đặng Cao Thăng; Giám mục Đa Minh Nguyễn Chu Trinh; Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo; Giám mục Đa Minh Hoàng Văn Đoàn; Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Hoàng Văn Lạc; Giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm; ca sĩ Kim Tước; Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Lê Ngọc Triển;

Giám mục Đa Minh Mai Thanh Lương; nhà văn Mai Thảo; Kỹ sư nông nghiệp, nhà ngoại giao Nguyễn Công Viên; Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Vận; nhà văn Phạm Cao Củng; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Trần Đình Thọ; Bác sĩ Trần Đông A; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Trần Quốc Lịch; Giám mục Giuse Trần Xuân Tiếu; Nhạc sĩ Tuấn Khanh; Giám mục Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu; Giáo sư Vũ Quốc Thông; Giáo sư, nhà kinh tế học Vũ Quốc Thúc; nhạc sĩ Vũ Thành An; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Vũ Văn Giai.

Ninh Bình có nhạc sĩ Hải Linh; Giám mục Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh; Tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng; Giám mục Gioan Đỗ Văn Ngân; Giám mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật; nhà thơ Nhất Tuấn; Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi; Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Phạm Xuân Chiểu; Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng; Giám mục Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh.

Thái Bình có nhạc sĩ Anh Thy; Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần; nhà văn, nhà báo, nhà thơ Duyên Anh; Giám mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ; Thủ lĩnh sinh viên chống bất bình đẳng tôn giáo Việt Nam Cộng hòa Quách Thị Trang; Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ; Giám mục Giuse Trương Cao Đại; Giám mục Giuse Vũ Duy Thống; Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, sĩ quan tình báo Vũ Ngọc Nhạ.

Quảng Yên (nay thuộc Quảng Ninh) có nhạc sĩ Ngân Giang; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Hữu Tần.

Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh) có Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Chương Dzềnh Quay; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Lý Đức Quân; ca sĩ Ngọc Minh; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Phan Phụng Tiên; nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, nhà soạn kịch Vi Huyền Đắc.

Thanh Hóa có nhạc sĩ Anh Bằng; võ sư Lê Sáng (sinh tại Hà Nội, nguyên quán Thanh Hóa); Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh; Giám mục Giuse Nguyễn Đức Cường; Giám mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm; Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Tiến Hưng; nhạc sĩ Nhật Ngân; Giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị và xã hội Việt Nam Cộng hòa Trần Kim Tuyến; nhạc sĩ Y Vân; nhạc sĩ Y Vũ.

Nghệ An có nhạc sĩ Hoàng Nguyên; nhạc sĩ Mạnh Phát; Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp; Giám mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan; ca sĩ, diễn viên Thanh Lan; nhà văn, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền

Hà Tĩnh có ca sĩ Elvis Phương; Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa Ngô Thế Linh; Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Phan Huy Quát; bác sĩ, nhà thơ Thái Can; Doanh nhân Trần Đình Trường.

Quảng Bình có Thẩm phán Quốc gia Việt Nam Đinh Xuân Quảng; Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đỗ Mậu; Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Mai Hữu Xuân; Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm; cố vấn cao cấp Ngô Đình Nhu; Tổng giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục;

Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Bá Liên; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Phạm Duy Tất; Giám mục Alexis Phạm Văn Lộc; Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Phan Xuân Nhuận; Giám mục Giuse Võ Đức Minh; Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Võ Văn Cảnh.

… Sau năm 1975, có hai luồng di cư lớn lôi cuốn hàng triệu người. Một là những người ở từ vĩ tuyến 17 vào Nam di tản ra nước ngoài và hai là những người di dân miền Bắc vào Tây Nguyên lập nghiệp.

Tuy nhiên các sự kiện này không giống như cuộc di dân sau tháng 7-1954. Đây là sự kiện đặc biệt, cuộc di dân chưa từng có trong lịch sử Việt Nam: Tính đồng bộ, tổ chức, nhanh chóng và động cơ di dân của sự kiện này khác biệt với các cuộc di chuyển dân cư trong lịch sử Việt Nam.


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)