Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hoa Kỳ và ASEAN tìm kiếm giải pháp bảo vệ tự do hàng hải

Thái Thịnh (VNTB( Tổng thống Barack Obama và các nhà lãnh đạo của khu vực Đông Nam Á cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp hàng hải của khu vực như Tuyên bố hội nghị thượng đỉnh ở California.

Việc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo ASEAN đã gửi một thông điệp đến Trung Quốc rằng, Hoa Kỳ vẫn là một lực lượng quan trọng trong khu vực.


Nhưng tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo sau hai ngày đàm phán đã tránh tham chiếu trực tiếp đến Trung Quốc, phản ánh sự dè dặt của các thành viên ASEAN trong vấn đề ngoại giao với các cường quốc thế giới.

“Bất kỳ tranh chấp giữa các bên tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình thông qua các biện pháp như phán quyết của trọng tài sắp tới đây dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, trong đó các bên có nghĩa vụ phải tôn trọng và tuân thủ”, Obama nói.

Philippines tiến hành kiện Trung Quốc vào năm 2013. Mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia, hội đồng trọng tài có trụ sở tại The Hague đã đồng ý tiếp nhận trường hợp vụ kiện này.

Trung Quốc tuyên bố mình có đầy đủ chứng cứ lịch sử để lại cho phép nước này sở hữu gần như toàn bộ chủ quyền Biển Đông và được phép bồi lấp, xây dựng hòn đảo nhân tạo, một số trong đó có cả đường băng. Đài Loan và thành viên ASEAN như Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở vùng biển có tiềm năng tài nguyên phong phú, và là một trục đường quan trọng về giao thương quốc tế.

Mỹ từ lâu khẳng định, quyền hàng hải phải được giải quyết một cách hòa bình và vẫn chờ đợi một lập trường thống nhất của ASEAN về vấn đề này. Bởi hiện nay, chỉ có bốn thành viên ASEAN tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, dẫn đến quan điểm đôi khi mâu thuẫn.

Tuyên bố chung Hoa Kỳ-ASEAN đã không đề cập trực tiếp đến trường hợp phán quyết trọng tài và vụ kiện của Philippines, nhưng văn bản này thúc giục ” tôn trọng đầy đủ quá trình pháp lý và ngoại giao” trong việc giải quyết tranh chấp.

Hội nghị thượng đỉnh là nỗ lực mới nhất của Obama để làm sâu sắc thêm quan hệ với các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á – “. Mạnh mẽ và lâu dài” – mô tả cam kết của ông Obama – người sắp có kế hoạch đến thăm Việt Nam vào tháng 5, và trở thành người Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Lào.

Các nhà hoạt động nhân quyền đã chỉ trích Obama về việc tổ chức Hội nghị với những nhà lãnh đạo mà họ cho là độc tài, tham nhũng. Nhưng Tổng thống Obama nói rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp thúc đẩy pháp quyền và nhân quyền.

Ông khuyến khích sự trở lại của giới lãnh đạo dân sự ở Thái Lan, một đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ,

Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về hợp tác kinh tế. Bốn thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam đều là thành viên của thỏa thuận thương mại TPP.
Tin liên quan: Tòa văn Tuyên bố Sunnylands.
TT Obama nói khi ASEAN cùng lên tiếng rõ ràng và thống nhất thì an ninh, cơ hội và chân giá trị có thể được nâng cao. Ảnh: Reuters
Sunnylands, California,

15-16/2/2016

Chúng tôi, những người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ các nước thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã gặp gỡ tại Sunnylands, California từ ngày 15 đến ngày 16/2/2016 tại hội nghị cấp cao đặc biệt của các nhà lãnh đạo. 

Đây là lần đầu tiên một hội nghị cấp cao đặc biệt giữa các nhà lãnh đạo của ASEAN và Hoa Kỳ được tổ chức tại Hoa Kỳ và cũng là hội nghị cấp cao đầu tiên kể từ khi thành lập Cộng đồng ASEAN.

Hội nghị đánh dấu một năm mang tính bước ngoặt đối với ASEAN cũng như mối quan hệ đối tác chiến lược ngày càng sâu sắc giữa ASEAN và Hoa Kỳ. Trong năm 2015, các nước thành viên ASEAN đã chào mừng thành lập Cộng đồng ASEAN, cùng nhau hướng tới một ASEAN phục vụ người dân khu vực Đông Nam Á ngày càng tốt hơn.

Tại hội nghị cấp cao ở Kuala Lumpur vào tháng 11/2015, chúng tôi đã nâng tầm mối quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ lên đối tác chiến lược, đánh dấu một bước chuyển của mối quan hệ hai bên những năm vừa qua. 

Nhân dịp hội nghị cấp cao đặc biệt này, chúng tôi, những người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ của các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Hoa Kỳ tái khẳng định những nguyên tắc quan trọng sẽ định hướng sự hợp tác của chúng tôi trong thời gian tới:

1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và chính trị độc lập của tất cả các quốc gia thông qua việc duy trì các nguyên tắc và mục đích của Hiến chương Liên hiệp quốc, Hiến chương ASEAN và luật pháp quốc tế;

2/ Đề cao tầm quan trọng của sự thịnh vượng chung, sự tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện bền vững, giáo dục thế hệ trẻ nhằm duy trì hòa bình, phát triển và ổn định vì lợi ích chung của khu vực;

3. Cùng nhau ghi nhận tầm quan trọng của việc áp dụng các chính sách hướng tới xây dựng các nền kinh tế năng động, cởi mở, cạnh tranh và liên kết chặt chẽ nhằm giúp tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy kết nối, đổi mới và tinh thần kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hẹp khoảng cách phát triển;

4. Chúng tôi cam kết bảo đảm cơ hội cho tất cả người dân chúng ta, thông qua tăng cường dân chủ, quản trị tốt và tuân thủ các quy định của pháp luật, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và quyền tự do cơ bản, khuyến khích tinh thần khoan dung, ôn hòa và bảo vệ môi trường;

5. Tôn trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt trong cấu trúc khu vực đang định hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương;

6. Đề cao một trật tự khu vực và quốc tế dựa trên luật lệ, trong đó duy trì và bảo vệ các quyền và đặc quyền của tất cả các quốc gia;

7. Cùng cam kết giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, bao gồm việc tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS);

8. Cùng cam kết duy trì hòa bình, an ninh và sự ổn định trong khu vực, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, bao gồm cả quyền tự do hàng hải, hàng không và các mục đích sử dụng biển hợp pháp khác và thương mại hàng hải hợp pháp không bị cản trở như đã được nêu trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) cũng như phi quân sự hoá và tự kiềm chế trong các hoạt động;

9. Cùng cam kết thúc đẩy hợp tác để giải quyết các thách thức chung trong lĩnh vực biển;

10. Quyết tâm cao nhằm đóng một vai trò nổi bật trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như khủng bố và chủ nghĩa bạo lực cực đoan, buôn bán ma túy, buôn bán người, đánh bắt cá bất hợp pháp, cũng như buôn bán trái phép động vật hoang dã và khai thác gỗ bất hợp pháp;

11. Cùng cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và xây dựng một ASEAN bền vững về môi trường và khí hậu, cũng như thực hiện phần đóng góp do mỗi quốc gia tự xác định theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu;

12. Cùng cam kết thúc đẩy an ninh và ổn định không gian mạng theo cách hành xử của quốc gia có trách nhiệm;

13. Hỗ trợ xây dựng một Cộng đồng ASEAN mạnh mẽ, ổn định, gắn kết chính trị, liên kết kinh tế, có trách nhiệm xã hội, hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm và dựa trên luật lệ;

14. Cùng cam kết tăng cường kết nối người dân thông qua các chương trình có sự tham gia của công dân ASEAN và công dân Hoa Kỳ, bao gồm giới thanh niên và khuyến khích các cơ hội cho mọi người dân, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất để hoàn thành tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN;

15. Cùng cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững thông qua việc thực hiện chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và chương trình hành động Addis Ababa để bảo đảm một xã hội bền vững, công bằng và toàn diện, nơi mà không ai bị bỏ lại;

16. Cùng cam kết thúc đẩy phối hợp ở các diễn đàn quốc tế và khu vực, đặc biệt tại các cơ chế do ASEAN dẫn dắt;

17. Cùng cam kết tiếp tục đối thoại chính trị cấp cao ở cấp những người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ thông qua việc các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ và hội nghị cấp cao Đông Á thường niên.


Theo Vneconomy

Tin bài liên quan:

VNTB – Reuter: Tập Cận Bình đến Việt Nam, hàn gắn vết nứt giàn khoan HD-981

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam gửi thông điệp đến Trung Quốc qua việc mua máy bay chiến đấu và do thám

Phan Thanh Hung

Các chiến lược áp đặt cái giá phải trả gián tiếp ở Biển Đông

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.