Thái Thịnh (VNTB/AP) Việc công bố kế hoạch ra mắt tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng ngay trong thời điểm diễn ra chuyến viếng thăm của đặc phái viên Trung Quốc được xem là dấu hiệu của sự “thiếu tôn trọng”.
Hôm thứ Ba, nhà ngoại giao hàng đầu khu vực Đông Á Daniel Russel nói rằng, sự ra mắt tên lửa tầm xa “sẽ là một cái tát cho cái gọi là kiên nhẫn đối thoại với Bắc Triều Tiên và không tiến hành các hành động trừng phạt”, ám chỉ chủ trương mà Trung Quốc thực hành bấy lâu nay đối với Bình Nhưỡng.
Russel kêu gọi lệnh trừng phạt mới cứng rắn hơn, bao gồm lệnh cấm bán dầu cho Bắc Triều Tiên hoặc mua khoáng sản của nước này, cấm các ngân hàng giao dịch thương mại với Bình Nhưỡng,…
Trung Quốc đã tỏ ra khó chịu với Cộng sản Bắc hàn khi nước này thử nghiệm thành công bom H vào ngày 6 tháng 1.
Vào tuần trước, sau bốn giờ hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định lại sự ủng hộ của Trung Quốc đối với một nghị quyết của Liên Hợp Quốc liên quan đến vấn đề Triều Tiên, tuy nhiên nước này đã không ủng hộ các hình phạt mới.
“Các biện pháp trừng phạt không phải là giải pháp. Nghị quyết mới không nên kích động thêm tình trạng căng thẳng, gây bất ổn cho bán đảo Triều Tiên.”
Trong khi đó, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc thậm chí còn cáo buộc Washington đã khiêu khích Bình Nhưỡng qua việc duy trì hình thức “chiến tranh lạnh tâm lý.”
Sự nhún nhường của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên đến nay đã cho thấy sự thiếu hiệu quả trong phương cách này.
Bắc Triều Tiên hôm thứ Ba thông báo sẽ khởi động một vệ tinh quan sát vào ngày 8 tháng 2. Và ra cảnh báo người dân, và máy bay trong khu vực về đường đi của tên lửa và các mảnh vỡ rơi xuống.
Trong chuyến thăm của đặc phái viên Trung Quốc đến Bắc Triều Tiên, Wu Dawei, muốn lôi Bình Nhưỡng trở lại quỹ đạo với tư cách là nguồn tài trợ kinh tế, và là đối tác thương mại quan trọng của nước này. Nhưng gần đây, Trung Quốc cũng thể hiện sự bất mãn của mình đối với sự cứng đầu của chính quyền họ Kim, đưa đến tiến hành kiểm soát tàu Bắc Triều Tiên lắp ráp tại Trung Quốc và giảm lượng dầu xuất khẩu sang nước này.
Dù Trung Quốc vẫn đáng tiến hành các hành động kiềm chế Bình Nhương, nhưng rõ ràng, các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc vẫn còn khó khăn, Liu nói.
“Để duy trì một mối quan hệ bình thường, Trung Quốc sẽ không thông qua tất cả các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên. Làm như vậy, sẽ biến mối quan hệ hai nước thành thù địch và Trung Quốc là không muốn đi xa như vậy,” Liu nói.
Trung Quốc và Triều Tiên từng được miêu tả là như “môi với răng” sau cuộc chiến 1950 – 1953. Đến nay, các công ty nhà nước, doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc vẫn là “đầu mối thu mua” trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, du lịch của Bình Nhưỡng.
Các lệnh trừng phạt cứng rắn được cho là ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trung Quốc, khi nước này tiếp giáp 1.420km biên giới.
Tuy nhiên, sự kiên nhẫn của Trung Quốc với các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên cũng có giới hạn của nó, Jin Linbo, một chuyên gia về Triều Tiên tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc cho biết.
Trung Quốc muốn thử các bước bổ sung trước khi lệnh trừng phạt cứng rắn được áp đặt, chủ yếu là thương thuyết nhằm kêu gọi Bình Nhưỡng quay trở lại cuộc đàm phán sáu bên được tổ chức bởi Bắc Kinh – vốn bị đình trệ từ năm 2009.
Tuy nhiên, nếu Bắc Triều Tiên ngoan cố, thì “sẽ không có lý do để Trung Quốc thuyết phục các nước khác giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt,” Jin nói.
“Khi ngoại giao co lại, thì khả năng Trung Quốc giúp Bắc Triều Tiên sẽ trở nên ít hơn.”