Việt Nam Thời Báo

VNTB – Không rượu bia vẫn dính phạt nồng độ cồn

Ngọc Linh Lan

 

(VNTB) – Cả tuần, ông không uống rượu bia, chỉ ăn cơm và uống nước lọc nhưng vẫn bị phạt vì vi phạm nồng đồ cồn

 

Cụ Nhan Đức Hiếu (tạm trú tại đường Nguyễn Thị Nhỏ, P.9, Q.Tân Bình) phản ánh đến Báo Thanh Niên về việc bị  cảnh sát giao thông (CSGT) TP.HCM (đội Bàn Cờ) xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi đi xe máy trên đường dù trước đó cụ không hề uống rượu, bia.

Sự việc xảy ra từ tháng 5.2024 nhưng cụ vẫn không đồng ý và gửi đơn khiếu nại cho đến nay vì cho rằng mình bị công an xử phạt như vậy là không đúng.

Cũng theo nhân vật trong bài viết, cả tuần, ông không uống rượu bia, chỉ ăn cơm và uống nước lọc. Trong quá trình giải quyết sự việc, có yêu cầu thực hiện đo thêm một lần nữa bằng thiết bị khác hoặc cùng thiết bị để đảm bảo kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, cán bộ CSGT không đồng ý với lý do là quy định chỉ cho phép đo tối đa 2 lần trên cùng một máy.

Đồng cảm trước tình hình, ông Tư chia sẻ: “Đây cũng là điều tôi lo ngại từ khi có quyết định thổi nồng độ cồn mà không có ấn định thời gian thi hành nhất định. Bởi vì, rất đáng ngại một điều, trên thực tế, dù cả năm trời không uống rượu, bia nhưng thổi nồng độ cồn lại lên. Lúc đó lại xảy ra lùm xùm, cãi nhau. Cho dù mình có đúng đi chăng nữa, cũng ít nhiều đã bị ảnh hưởng, quỹ thời gian đó, ai trả lại cho mình?”.

Cũng theo diễn biến sự việc, do không đồng ý với việc xử phạt của CSGT, cho nên ngay sau đó vào vào khoảng 22 giờ hơn, cụ cùng con đến Bệnh viện Thống Nhất (Q.Tân Bình) để làm xét nghiệm định lượng cồn trong máu. Kết quả xét nghiệm cho thấy định lượng ethanol (cồn) dưới ngưỡng đo của máy, nên không có kết quả định lượng.

Ngoài ra, Phòng CSGT cũng giải thích việc xét nghiệm máu của ông Hiếu không thực hiện theo chỉ định của CSGT nên phiếu xét nghiệm máu chỉ mang tính tham khảo, không phải tài liệu chứng minh hành vi vi phạm về nồng độ cồn của ông.

Nếu CSGT không chấp nhận kết quả của Bệnh viện Thống Nhất, một bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, vậy có khác gì ý kiến của các cán bộ đo nồng độ cồn là luôn đúng.

Trong một diễn biến tương tự về cách hành xử đối với “ma men”, theo thông tin ghi nhận, ở nước ngoài, cảnh sát có quyền “phục kích” ngoài quán rượu nhưng không thể tùy tiện giữ người mà phải trực tiếp trông thấy tài xế thể hiện dấu hiệu vi phạm nồng độ cồn. Một trong các dấu hiệu là tài xế đánh võng hay đi lấn làn, đèn hậu bị vỡ… Cảnh sát cần có căn cứ hợp lý khi thực hiện dừng xe, nếu không các bằng chứng có được sau đó có thể không được chấp nhận tại tòa.

Sau khi dừng xe, cảnh sát trước tiên để ý những dấu hiệu bên ngoài như tài xế có mắt đỏ ngầu, giọng nói lè nhè, động tác chậm chạp,… hoặc trong xe có chai bia mở nắp. Cảnh sát có thể hỏi trực tiếp để xem tài xế có thừa nhận đã uống rượu hoặc chất kích thích hay không.

Tiếp theo là bài kiểm tra độ tỉnh táo tại hiện trường, bao gồm một số hoạt động thể chất và tinh thần như: yêu cầu tài xế đi trên đường thẳng, giơ tay sang ngang rồi chạm vào mũi trong khi nhắm mắt, đọc bảng chữ cái theo chiều ngược…

Cuối cùng, cảnh sát có thể dùng thiết bị cầm tay để đo nồng độ cồn trong hơi thở của tài xế. Kết quả sẽ giúp cảnh sát biết được chỉ số tương đối của tài xế tại thời điểm bị dừng xe.

“Vấn đề này là không lạ. Tôi thấy cách giải quyết như vậy là đúng người đúng tội. Tại sao cái đúng mình không học theo? Việc thổi nồng độ cồn là ưu tiên chỉ được cái kiểm tra được nhiều xe nhưng chưa chắc đúng tội, đó là chưa kể đến gây ra ách tắc giao thông, nguy hiểm cho người kiểm tra cũng như người tham gia giao thông”…


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Người trẻ ở Việt Nam thờ ơ ‘đường lưỡi bò’?

Do Van Tien

VNTB – Phải giữ án tử hình để còn… mặc cả tạo nguồn thu

Do Van Tien

VNTB – Trâu không uống nước ai đè đầu trâu

Do Van Tien

1 comment

Chính 21.08.2024 2:31 at 14:31

Nồng độ cồn dưới mức 0,0mg/l khí thở mà vẫn phạt là không nhân văn, có nhiều lý do để có nồng độ này, giả sử cả ngàn trường hợp mới nhầm một trường hợp đi, thì con người bị nhầm đó họ bị thiệt thòi đến mức nào, vì mức phạt quá cao lại ảnh hưởng về hình ảnh, đọa đức, công việc.

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo