Việt Nam Thời Báo

VNTB – Làm gì cho “sáng tỏ con đường đi lên CNXH”?!

Giang Tử

 

(VNTB) –  “Làm sáng tỏ hơn nữa con đường lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Cộng đồng mạng  xã hội lại xôn xao về mối lo lắng của Võ Văn Thưởng  rưởng Ban Tuyên giáo . Ông ta nhắn nhủ ba pháo đài lý luận như thế đấy.

 

Ngày 15.7, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Hội đồng Lý luận T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Công tác tuyên giáo của Đảng – 90 năm chặng đường”.

Ông Thưởng lưu ý các đại biểu rằng “các tham luận đã khẳng định công tác tuyên giáo là một trong những công tác trọng yếu của Đảng, đóng vai trò đi trước – mở đường, đi cùng phát triển đối với tiến trình cách mạng của Đảng và dân tộc 90 năm qua, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng”.

Thật khó hiểu khi ông Thưởng nói “Tuyên giáo là công tác với con người, vì con người,”,đòi hỏi phải nắm vững những quy luật riêng của tư tưởng, có thái độ, phương pháp khoa học, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu định hướng tư tưởng với sự tự nguyện, giữa lý trí và tình cảm, giữa lời nói và việc làm, giữa “xây” và “chống”, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”.

Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/ong-vo-van-thuong-lam-sang-to-hon-nua-con-duong-len-chu-nghia-xa-hoi-o-nuoc-ta-1251759.html

 

Tuy nhiên có lẽ ông Thưởng sinh sau đẻ muộn chưa kịp đọc thơ ông Cụ:

Hồ Chí Minh thơ chúc Tết năm 1961 (Tân Sửu)

“Mừng năm mới, mừng xuân mới,
Mừng Việt Nam, mừng thế giới!
Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh
Kế hoạch 5 năm thêm phấn khởi.
Chúc miền Bắc hăng hái thi đua;
Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới!
Chúc hoà bình thống nhất thành công!
Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi!”.

 Ông chủ tịch HCM đã khẳng định “đường lên hạnh phúc (tức là CNXH) rộng thênh thênh”, cớ sao bây giờ ông Thưởng lại bảo rằng nó “chưa sáng tỏ” ?!

Ông Thưởng có quyết tâm “học và làm theo tư tưởng HCM” hay chăng ?

Ngày xưa, thời xây dựng CNXH ở miền Bắc, thơ ca làm thay thế  vai trò khoa học chính trị và kinh tế học. Tố Hữu là “nhà thầu xây dựng  đường giao thông” đi lên CNXH bằng “vật liệu thơ” và những cuộc mộng du.

Tố Hữu viết bài “Lão đầy tớ” hồi tháng 6 năm 1938, tập thơ TỪ ẤY. Bài thơ ghi lời trò chuyện của anh chàng “bạch diện thư sinh” đồng hương với ông lão đầy tớ quê xứ Huế cùng nhau “ngồi mơ nước Nga”.

 

Lão đầy tớ

(…)

Ông đã nghe ai nói / Có một xứ mênh mông/ Nửa tây và nửa đông/ Mạnh giầu riêng một cõi / Nơi không vua, không quan/ Không hạng người ô uế/ Không hạng người nô lệ/ sống đau  Rối rít: “Ồ hay nhỉ!/ Ai già nua được nghỉ/ Cũng no ấm trọn đời ?/ Ai cũng có nhà cửa /Cũng sung sướng bng nhau ?/Đã không ai đè đầu/ Làm chi có đầy tớ ?/

Cậu bảo: Cũng không xa ?

– Nước Nga ? – Ờ nước y.

Và há mồm khoan khoái

Lão ngồi mơ nước Nga…”.

 

Lời bàn: quả là giấc mơ Nga của lãnh đạo Tố Hữu nay đã tan vỡ như bong bóng. Thay thế cho “giai cấp lão đầy tớ” là “giai cấp Osin” và “Xuất khẩu lao động, xuất khẩu cô dâu” là con số tăng dần mỗi năm mà Đảng, chính phủ tự hào  công bố ”năm nay tăng hơn X % so với cùng kỳ năm ngoái”.

Viên bộ trưởng KH- ĐT Bùi Quang Vinh than thở tại hội nghị “làm gì có nền kinh tế thị trưởng định hướng XHCN mà tìm…”.

Một ngày cuối năm ngoái (2014), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh được mời đến nói chuyện về các vấn đề kinh tế ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Thính giả là các lãnh đạo của hầu hết các tỉnh, thành phố. Kết thúc buổi nói chuyện, nhiều người hỏi bộ trưởng, “thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”… Bùi Quang Vinh đáp: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”. Ông Vinh kể tiếp “Gần ba mươi năm trước, khi còn là bí thư chi bộ kiêm lớp trưởng của một lớp lý luận cao cấp học tại học viện, ông Vinh cũng đã hỏi câu hỏi đó với các thầy giáo là các nhà lý luận, nhưng không được trả lời”.

Nay, câu hỏi đó vẫn làm băn khoăn những thế hệ sau ông ta.

Có điều, khi ông Vinh than thở thực lòng với đồng nghiệp thì bị “thất sủng”, buộc phải nhường ghế nóng cho Phạm Chí Dũng trong đại hội 12.

(nguồn: https://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/lam-gi-co-ma-di-tim-465805.html).

Thực ra, nước Việt Nam đã có một nhà báo kiệt xuất từ trước cách mạng, có khả năng DỰ BÁO siêu tài tình. Ông là nhà báo Đào Trinh Nhất sinh năm 1900, tạ thế năm 1951.

Nhà báo tự do Đào Trinh Nhất viết cuốn sách khảo cứu “Thế Lực Khách Trú Và Vấn Đề Di Dân Vào Nam Kỳ” từ năm 1923, xuất bản 1924 (Nhà xuất bản Hội nhà văn tái bản lần 1 năm 2017). Sách chỉ hơn 100 trang. Năm ấy ở VN chưa có ông cách mệnh vô sản nào, mà có người trai trẻ Nguyễn Tất Thành đang lang thang tìm đường lập nghiệp ở nước Pháp, châu Âu rồi sang Liên Xô tìm Lê Nin nhưng không kịp gặp… Ở Việt Nam chưa ai nghe đến 4 chữ “chủ nghĩa cộng sản” (theo cách dịch của Trung Cộng). Nhà báo họ Đào cũng chỉ tạm dịch là “Chủ nghĩa lao nông” (hẳn là ông dịch nôm tiếng Pháp communisme).

Trong chương đầu đại cương về kinh tế, nhà báo họ Đào viết một câu búa bổ động trời:

Ở Nga Sô cái chủ nghĩa lao nông ấy rồi sau họ sẽ phải làm lại. Giới chủ tư bn và gii công nhân phi hp tác vi nhau thôi (lược gọn 1 đoạn văn), hàm ý là không cần thiết phải “đấu tranh giai cấp một mất một còn”.

Nhà báo Đào Trinh Nhất tế nhị lịch sự nói “làm lại”, nghĩa là Liên Xô sẽ sụp đổ, tan rã.

Quả nhiên, năm 1991 Liên Xô tan rã, Putin với kinh tế thị trường Liên bang Nga chứng minh điều dự đoán của Đào Trinh Nhất tiên sinh viết từ năm 1923. Đấy là tiên tri của nhà báo phi cách mạng. Cả châu Á châu Âu bây giờ cũng phải nghiêng mình ngả nón chào nhà báo Việt Nam ta (than ôi đến năm 2017 tôi mới đọc được sách này ! (FB Phung Hoai Ngoc).

* Đào Trinh Nhất (1900 -1951) sinh trưởng ở Huế, nguyên quán tỉnh Thái Bình.

Ông là con trưởng của Đào Nguyên Phổ nhị giáp tiến sĩ (hoàng giáp). Mẹ ông là Lương Thị Hòa (con gái chí sĩ Lương Ngọc Quyến, cháu nội Lương Văn Can nhà cách mạng hàng đầu, đồng sáng lập Đông Kinh nghĩa thục).

Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư gặp gỡ Câu lạc bộ hưu cao cấp, trả lời các cụ rằng “Đến hết thế kỷ 21 cũng chưa chắc có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện”.  Ý của ông Trọng khẳng định rằng, bây giờ đã có CNXH rồi đó, có điều, nó “chưa hoàn thiện” thôi mà, các cụ đừng nóng vội. Nghe kiểu nói nước đôi, nói lấy được, khó kiểm chứng, các cụ lão thành cũng chẳng nỡ tranh luận bắt bẻ tới cùng nữa, bớt lại chút thể diện cho ông Tổng bí thư.

Hóa ra ông trưởng ban tuyên giáo thừa nhận là “con đường đi lên CNXH chưa sáng tỏ”, tức là chưa có con đường rỏ ràng, thế mà cả nước cứ đi trong đêm tối.

Tới đâu thì tới ư ?

Tại sao phải làm “sáng tỏ con đường xhcn” ?

Căn cứ theo lời ông Võ Văn Thường nói rất thiệt thà “Tuyên giáo là công tác với con người, vì con người”. Có nghĩa, việc làm sáng tỏ con đường là “công tác tuyên truyền giáo dục” nhân dân sao cho họ tin vào nó, chứ không phải NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG “con đường lên CNXH” như một đối tượng khách quan của việc nghiên cứu xây dựng đất nước.

Ông Thưởng đã thừa nhận, như trên, là việc nghiên cứu chỉ là làm yên lòng Dân.

“Con đường” ấy có diện mạo ra sao cũng không cần thiết áp dụng thực tiễn.

Ai cũng biết, hiện nay thể chế Việt Nam là xây dựng kinh tế tự do tư bản chủ nghĩa theo kinh tế thị trường kèm “cái đuôi” cho đỡ phải gây sốc là “XHCN”. Một thể chế dạng lưỡng thê là hệ thống chính trị quản lý đất nước vẫn là độc Đảng độc tài.

Thế thôi. Có gì mà bàn nữa !

Tình trạng tham nhũng lãng phí tràn lan không cản được chính là hậu quả tự mâu thuẫn của thề chế “CHÍNH TRỊ độc đảng và KINH TẾ thị trường”.

Vậy, ba pháo đài “lý luận” tổ chức hội thảo chung chẳng qua là đi tìm một cái “lý luận chính danh” cho yên lòng đảng viên và nhân dân. Chứ thực ra nó cũng chẳng để áp dụng cải thiện gì hơn thế này nữa.

Đảng đã phân công, việc ai nấy làm.

Tin bài liên quan:

VNTB – Nhân sự mơ hồ và hứa hẹn có cánh hướng tới Đại hội 13

Phan Thanh Hung

VNTB – Nếu tôi là lãnh đạo- sẽ không xảy ra vụ Đồng Tâm

Phan Thanh Hung

VNTB – Đường Nhuệ xứ Thái Bình – “Năm Cam Sài gòn” tái sinh – Lỗi hệ thống?*

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo