Việt Nam Thời Báo

VNTB – Làm gì để báo cáo chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền?

Phản động

 

Thu Thu

 

(VNTB) – Nếu bị  bắt giữ, quấy nhiễu, theo dõi, canh cửa, ngăn cấm không cho đi lại, ngăn cấm làm việc, xúi bẩy người khác, hàng xóm có hành vi kỳ thị … nên báo cáo lên các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền

 

Hôm 19 tháng 4, một lần nữa, trên các trang mạng xã hội, những người đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền, thậm chí ngay cả vợ, chồng của những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong tù, lại nổ ra những lời than phiền, trách mắng, oán ghét, thậm chí chửi rủa nặng lời những người của chính quyền đưa đến canh cửa nhà họ. Họ hỏi nhau, “Hôm nay là ngày gì mà nhà tôi bị canh cửa?” Sự sách nhiễu của nhà cầm quyền VN đối với những người này đã có từ lâu, lập đi lập lại nhiều lần. Những người bị quấy rầy nên có hành động gì để chính quyền phải chấm dứt sách nhiễu?

Những người hoạt động bênh vực cho tự do dân chủ, nhân quyền hay bảo vệ lãnh thổ, chống xâm lược Trung Quốc bị công an đến nhà canh cửa, theo dõi, ngăn cản đi lại như một người tù giam lỏng làm mọi người rất khó chịu bị mất công việc những ngày hôm đó, phải bỏ việc cần làm, lỡ công, lỡ việc, bỏ khám bệnh, có người thân nhân mất cũng không được cho đi viếng.. Mỗi đợt canh gác, theo dõi kéo dài ít nhất là 2 ngày, nhiều có thể đến một tuần vì những lý do khác nhau. Khi có phiên tòa xử người bất đồng chính kiến hay khi một giới chức phụ trách về nhân quyền, tự do tôn giáo hay quan chức cao cấp các quốc gia khác đến thăm, làm việc.

Hành động của chính quyền Việt  Nam  thể hiện tính man rợ, không tôn trọng nhân quyền, xem thường người dân, xem người dân như kẻ thù. 

Chính quyền cũng đối xử không ra gì, không coi trọng nhân phẩm của những người công an mặc thường phục, hoặc mặc quần áo, đeo băng tay ‘bảo vệ dân phố’ được phái đến canh cửa người dân. Nhiều người bị canh cửa vốn nhẫn nhịn, hiền lành không phản ứng, nhiều người khác la mắng bâng quơ, nhưng nhiều người bị đàn áp quá mức chịu đựng lên tiếng chửi rủa. Những người canh cửa bị chửi rủa hoặc cúi gằm mặt chịu đựng, hoặc lí nhí, “Chúng cháu bị bắt phải làm thế vì nồi cơm thôi ạ!” Vì nồi cơm, vì bị cấp trên chỉ định, họ phải chịu đựng nhục nhã rất đáng thương.

Có nhiều công an  đàn áp, xô đẩy người bị canh giữ, bắt trở lại nhà, bị cả hàng xóm túm lại chửi bới hết sức ê mặt. Facebooker có tên Tử Đinh Hương viết rất nhã nhặn, “Cố ý canh nhà, rồi cố ý tung ra một thông tin mập mờ khó kiểm chứng như thế, xem ra màn kịch này của nhà cầm quyền diễn cũng quá khó hiểu rồi!? Song, dù ẩn ý của hành động này có khó hiểu mức nào đi nữa thì có một điều Tử Đinh Hương chắc chắn rằng: Người dân Việt Nam chúng ta đóng thuế để duy trì hoạt động của nhà nước sẽ không bao giờ hy vọng bộ máy nhà nước ấy lại dùng tiền thuế của mình vào những việc vô bổ như thế này. Vì thế, mong các người hãy có tự trọng!…”

Chính quyền Việt Nam nên xem lại việc này. Chính phủ có thể không cần đến danh dự của đảng bị nhân dân khinh thường, phỉ báng, nhưng với thuộc hạ của mình, để họ bị người dân khinh bỉ, nhân phẩm họ bị hạ thấp khi họ phải tuân theo lệnh làm những chuyện mất lòng dân, phi lý, phi pháp, phi nhân, mà không phải ý muốn của họ, thì chính phủ vô cùng đáng trách. Tình trạng đẩy nhân viên của mình chịu nhục vì những chuyện thế này càng kéo dài, những nhục nhã chính phủ ngày phải gánh thêm càng nhiều, tính bất nhân với ngay cả thuộc hạ của mình của chính phủ càng rõ ràng.

Việc bắt giữ, theo dõi, không chế, cấm cản đi lại, quấy phá người hoạt động đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhân quyền và môi trường, ngay cả với người chống Trung Quốc xâm lấn lãnh hải, lãnh thổ  xảy ra rất tùy tiện ở Việt Nam đánh động lương tri con người trên toàn thế giới. Các tổ chức bênh vực nhân quyền, các bộ ngoại giao các quốc gia như Đức, Anh, Pháp, Mỹ.., Liên hiệp Âu Châu và Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc rất quan tâm và đã từng can thiệp với chính phủ VN  về các trường hợp này. Tuy nhiên để thúc đẩy sự giúp đỡ, theo dõi có hiệu quả, cụ thể hơn, nhanh chóng và cập nhật cần đến sự cộng tác của gia đình người bị hại. 

Nếu gia đình của những nhà hoạt động bị chính phủ VN bắt giữ, hoặc bị quấy nhiễu, theo dõi, canh cửa, ngăn cấm không cho đi lại, ngăn cấm làm việc, xúi bẩy người khác, hàng xóm có hành vi kỳ thị v..v  nên báo cáo lên các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, các tổ chức này  sẽ dễ dàng liên lạc với gia đình để cập nhật nhận tin tường tận, chính xác liên quan nạn nhân, thay vì họ phải nhận thông tin của chính phủ hay báo chí VN, thường bị bóp méo vấn, bất lợi về nạn nhân. 

Quý vị có thể gửi thẳng đơn,báo cáo thân nhân bị bắt giữ, hay bị chính phủ VN đàn áp, sách nhiễu  theo mẫu đơn dưới đây về (bằng email, Fax hay thư viết tay)

I. Thông tin cá nhân:

1. H

2. Tên:

3. Gii tính:

4. Ngày sinh hoc tui

5. Quc tch: Vit Nam

6. (a) Giy t tuỳ thân: CMND, v.v.

(b) Cp bi: 

(c) Ngày cp: 

(d) S:  

7. Nơi cư trú (address of usual residence): 

 

II. B theo dõi, quy nhiu làm phin, cm di li.hay b bt. 

1. Ngày b theo dõi hay bt.

2. Nơi b theo dõi, quy nhiu…  Xã, huyn, tnh/Tp.

3. Lc lượng tiến hành theo dõi, hay Không rõ vì lc lượng bt gi mc thường phc.

4. Lc lượng canh gác nhà có đưa lnh theo dõi hay không

5. Lý do:

 

lll. Miêu t quá trình theo dõi, quy phá, bt gi

 (Thí d Khong 10 gi ngày 7 tháng 4 năm 2030, ông La Thi Minh b lc lượng mc thường phc khong 10 người bao vây gia đình ..)

 

IV. Nêu lý do mà ông/bà cho rng vic theo dõi,bt gi là đc đoán

Tên tui và đa ch bưu đin, email ca người cung cp thông tin 

Tên nn nhân hay người đi din làm đơn.

 Đa ch: (Ví d 2000 Hai Bà Trưng, Q. Tân Bình, TP HCM, Vietnam)

Đa ch Email: 2222@gmail.com

Ngày: 19/6/2030   Ký tên 

Có th gi thư v

1/Special Rapporteur on freedom of religion or belief

c/o Office of the High Commissioner for Human Rights

United Nations at Geneva

8-14 avenue de la Paix

CH-1211 Geneva 10

Switzerland

Hay:

Fax: (+41) 22 917 90 06

Hay: 

E-mail: freedomofreligion@ohchr.org or urgent-action@ohchr.org

2/ Hoặc về các tổ chức NGO tranh đấu cho nhân quyền trên thế giới.  Đơn từ của quý vị sẽ được các tổ chức này chuyến đến Ủy Ban Nhân Quyền LHQ và các tổ chức quốc tế khác. 

Gửi e-mail về

BPSOS .org humarigh@gmail.com

Hay về

End Torture VN endtorturevn@gmail.com

Đơn từ khiếu nại gửi qua các tổ chức NGO, ví dụ BPSOS, được các tổ chức này dịch ra tiếng Anh, hay Pháp..


 

Tin bài liên quan:

Thông cáo chung của VCHR và FIDH về Đại Hội Đảng 13

Phan Thanh Hung

VNTB – Phạm nhân được hưởng quyền được chăm sóc y tế như thế nào?

Trương Thế Tử

VNTB – Khủng hoảng truyền thông chính trị từ vụ án Phạm Đoan Trang

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo