Anh Văn (VNTB) Bài hát như “Trại phục hồi nhân phẩm” và “Xin ông” là trong những tác phẩm mang ngôn từ thách thức với chính trị hiện tại.
Nguyễn Nhất Lý – Chủ phòng thu Phù Sa Lab |
Với phòng thu độc lập duy nhất là căn nhà của mình, nghệ sĩ Ngọc Đại và Mai Khôi đang bắt đầu một cuộc nổi loạn trong âm nhạc với đảng Cộng sản, Globe Đông Nam Á cho biết.
Khi công an bao vây nhà nhạc sĩ Ngọc Đại vào năm 2013,người vừa phát hành một album mà chính quyền cho rằng nó gợi dụng và một số chứa đựng những câu hỏi về tính bất hợp pháp của Đảng cầm quyền.
“Tôi đã đe dọa rằng nếu có ai bước vào nhà tôi, tôi sẽ giết họ,” nhạc sĩ 72 tuổi nói với một nụ cười tại nhà riêng gần Hồ Tây Hà Nội hồi đầu năm nay.
Đại, một nhạc sĩ bất đồng chính kiến – người đã sáng tác từ năm 1977, là một trong số nhạc sĩ hiếm hoi Việt Nam về nhạc đương đại.
Cùng với Đại là ca sĩ Mai Khôi, ca sĩ pop ở tuổi 33 – người nổi tiếng với các tác phẩm liên quan đến chính trị, người kết hợp âm nhạc truyền thống với âm hưởng blues và dân gian của Mỹ.
“Lời bài hát của tôi chỉ nói về sự thật, về những gì đang xảy ra, họ bắt giữ người như thế nào, những gì mọi người muốn, và thực hiện để thay đổi,” Khôi cho biết.
Nguyễn Chí Tuyến, một blogger bất đồng chính kiến nổi tiếng với bút danh Anh Chí, bày tỏ rằng, Việt Nam có một lịch sử phong phú về âm nhạc chính trị.
“Cộng sản sử dụng các nghệ sĩ cho mục đích tuyên truyền của mình và nhiều người Việt thiệt mạng trong chiến tranh do những bài thơ, bài nhạc,” Tuyên nói, ám chỉ đến những tác phẩm sinh ra thời chiến tranh, đã truyền cảm hứng cho người dân ra chiến trường.
Khôi và Đại hiện đang có mặt trong một phòng thu độc lập duy nhất tại Việt Nam. Nó nằm trên tầng hai của một căn biệt thự cũ của Pháp, và đây là nơi nghe được những giai điệu Việt Nam hiện đại không bị kiểm duyệt bởi nhà nước.
Bài hát như “Trại phục hồi nhân phẩm” và “Xin ông” là trong những tác phẩm mang ngôn từ thách thức với chính trị hiện tại.
Tại Việt Nam, những ngôi sao nhạc pop, rapper và các nghệ sĩ reggae thường không đưa chủ nghĩa bảo thủ xã hội trong lời bài hát của mình. Và ngày càng có những bài hát liên quan đến những áp lực không cần thiết của việc kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và lối sống trụy lạc.
Ngọc Đại – người nhạc sĩ có Album Thằng Mõ 1 từng gây xôn xao dư luận năm 2013 đang dự định phát hành Thằng Mõ 2 trong năm nay, album có bài hát “Trò chuyện với người Cộng sản” đặt câu hỏi về một chế độ kiểm soát.
“Dù sao tôi sẽ chết sớm,” ông nói đùa khi ông được hỏi về nguy cơ bị bắt giam.
Chủ sở hữu của Phu Sa Lab studio là Nguyễn Nhất Lý, 58 tuổi, người cung cấp các điều kiện ra album cho Đại và Khôi.
Sinh ra tại Pháp nhưng lớn lên ở Việt Nam, ông từng bôn ba ở nước ngoài trước khi trở về đất mẹ vào năm 2005 và trở nên nổi tiếng với vở ballet quốc tế mang tên Lang Toi, miêu tả cuộc sống làng quê Việt.
Lý, người đã mở Phu Sa Lab studio ba năm trước đây, cho biết ông vẫn theo chính trị, nói về giới bất đồng chính kiến. Khôi và Đại, ông nói, đã chia sẻ tinh thần độc lập, quyết liệt của mình.
“Cha mẹ tôi là đảng viên cộng sản, nhưng tôi không bao giờ chấp nhận là một công cụ cho bất cứ ai,” ông nói.
Tác phẩm ra đời của cả ba người thường không trình cho bênh truyền hình thuộc sự quản lý của Chính phủ, mà phát hành chủ yếu qua internet, và những buổi hòa nhạc của họ là các chương trình kỹ thuật riêng.
Theo Bộ luật hình sự hiện hành tại Việt Nam, cả ba đều dễ bị truy tố theo quy định “tuyên truyền” chống nhà nước và “lạm dụng quyền tự do dân chủ”. Hình phạt có thể mang tới 20 năm tù giam.
Lý, người có khả năng có nguy cơ bị trục xuất sang Pháp đã tự hỗ trợ cuộc sống của mình chủ yếu thông qua tiền bản quyền từ vở ballet Lang Toi, và đến nay chỉ đảm nhiệm vai trò sản xuất cho nhạc sĩ Đại và ca sĩ Mai Khôi.
“Ở Việt Nam hiện nay không có nghệ sĩ,” ông nói thêm rằng sự kết hợp của sự sợ hãi và tự mãn đối với chế độ đã giết chết tinh thần sáng tạo tại Việt Nam.
Đại gọi những ca sĩ đi qua những kênh truyền thông chính thống nhà nước là “biểu hiện của những con chó” và “gái mại dâm” của nhà nước. “Tôi sợ rằngm các nghệ sĩ mất nhân tính của họ với tiền,” ông nói.
“Lỗi không chỉ là chủ nghĩa cộng sản, lỗi bây giờ cũng thuộc về các nghệ sĩ mới,” ông nói thêm.
Khôi, người đã trải qua một thập kỷ trên sân khấu pop chính thức thừa nhận, dù nhạc sĩ Việt ngày càng thách thức các chuẩn mực xã hội xung quanh giới tính và tình dục, nhưng họ sẽ không băng qua đường với những lời chỉ trích của nhà nước.
“Tất cả chúng ta cần phải thay đổi,” bà nói. “Hiện giờ nó thay đổi khá chậm, nhưng nó phải thay đổi.”
Dù Đại và Khôi chưa bị truy tố, nhưng nhà nước Việt Nam coi họ là “phản động”, một thuật ngữ mang ý nghĩa vô chính phủ gắn với sự liên kết với bên ngoài nhằm gây hỗn loạn xã hội.
“[Chính phủ] chủ trương độc quyền”, ông Nguyễn Quang A, một nhà kinh tế người trước đây phục vụ trong hội đồng quản trị tại VPBank trước khi trở thành một bất đồng chính kiến nói. “Nếu bất cứ ai có ý kiến khác nhau, họ xem xét chúng như thế lực thù địch.”
Khôi, người từng đạt giải thưởng âm nhạc truyền hình vào năm 2010 đã lần đầu tiên thách thức chính trị thông qua tự ứng cử vào năm 2016. Cô cố gắng chạy như một ứng cử viên độc lập, dù về mặt ghi nhận, nó được cho phép theo Hiến Pháp, nhưng bấy lâu nay lại bị độc quyền bởi những người cộng sản và “những người bạn của đảng cộng sản”. Kết quả, Khôi đột nhiên biến mất khỏi báo chí Việt Nam.
Ông Quang A cho biết, phong trào bất đồng chính kiến muốn nắm lấy một sân khấu với làn sóng âm nhạc phản ứng, mặc dù ông nói thêm nó cần phải phát triển thêm. “Đã có sự gia tăng trong vài năm trở lại đây nhưng không đủ nhiều,” ông nói, và “nguồn năng lượng” đó sẽ truyền cảm hứng cho một phong trào phản đối hiện đại.
Nguyễn Chí Tuyến, các blogger bất đồng chính kiến, cho biết âm nhạc bất đồng chính kiến sẽ đẩy nhanh phong trào phản ứng xã hội sớm hơn.
“Những người biểu tình, chúng tôi có đủ sự can đảm, nhưng nó sẽ đi nhanh hơn nếu các nghệ sĩ tham gia vào cuộc chiến này,” ông nói.
Nguồn: http://sea-globe.com/rage-regime-vietnamese-musicians-fighting-back/