Việt Nam Thời Báo

VNTB – Lãnh đạo cấp cao: chết rồi cũng vẫn phải theo ý đảng

Hiền Vương

(VNTB) – “Con xin lỗi bố con đã không thực hiện được ý nguyện của bố để trải tro cốt ở 3 dòng sông nơi gắn liền với nhiều kỷ niệm của cuộc đời bố”.

Ông Lê Minh Diễn, con trai của cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, trong bài đáp từ tại lễ tang của thân phụ hôm chiều ngày 15-8, có đoạn như vậy.

Ở Việt Nam có hẳn một văn bản quy định việc tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần, đó là Nghị định số 105/2012/NĐ-CP. Theo đó, “Điều 11. Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng”, có nội dung như sau:

“1. Lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh).

2. An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh hoặc hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình”.

Như vậy, về nguyên tắc, cho thấy việc chọn lựa các hình thức “an táng” – “hỏa táng” – “điện táng” là quyền của gia đình theo ý nguyện thuở sinh tiền của người vừa từ trần. Không bắt buộc chọn nghĩa trang nào, ngay cả đó là chính khách được cử hành Quốc tang.

Nghị định số 62/2001/NĐ-CP, “quy định việc tổ chức lễ tang đối với cán bộ cấp cao đương chức, thôi giữ chức và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu khi từ trần”, cũng có những nội dung tương tự về quyền lựa chọn nơi an táng/ hỏa táng.

Tuy nhiên trên thực tế thì cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã không được Bộ Chính trị chấp nhận ý nguyện thuở sinh tiền của ông cho lựa chọn khi ông từ trần.

Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần sáng sớm ngày 11-6-2008. Đến 19 giờ ngày 12 tháng 6 năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông cáo về cái chết của ông Võ Văn Kiệt, và việc tổ chức tang lễ cho ông với nghi thức Quốc tang trong hai ngày 14 và 15 tháng 6 năm 2008.

Lễ an táng được tổ chức vào trưa ngày 15 tháng 6 tại nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh.

Đến ngày 11/1/2009, gia đình của ông Võ Văn Kiệt đã tổ chức nghi thức rải tro tượng trưng đốt từ những di vật của ông xuống sông Sài Gòn, đoạn đi qua huyện Củ Chi (TP.HCM), nơi 43 năm về trước, vợ ông và hai người con nhỏ đã chết do tên bay đạn lạc.

Đúng 43 năm trước, vào ngày 17 tháng Chạp, bà Trần Thị Kim Anh (người vợ quá cố của ông Võ Văn Kiệt) cùng hai người con đã hy sinh trên đường ra chiến khu thăm ông. Trong di bút được công bố đầu năm 2009, ông Võ Văn Kiệt viết: “…Sanh đâu, nằm xuống ở đó nhưng tôi có một hoàn cảnh riêng khá đặc biệt. Người vợ quá cố của tôi và hai con tôi nằm xuống tại một đoạn sông Sài Gòn, không tìm được xác do giặc Mỹ sát hại (1966). Những nỗi đau không nguôi gần 30 năm. Và từ đó tôi có một nguyện vọng: khi tôi qua đời được hỏa táng và rải tro xuống đoạn sông Sài Gòn để trọn nghĩa thủy chung, đúng đạo lý của con người bình thường. Nếu có một thế giới nào đó ở bên kia thì tôi sẽ gặp lại vợ con tôi, còn không – chắc là không – thì tâm hồn cũng được thanh thản…”.

Cụ thể hơn, “Nguyện vọng của ba tôi là muốn hỏa thiêu. Rồi vào đúng ngày giỗ của mẹ mang tro cốt tới đoạn sông mà trước đây mẹ mất rải xuống” – bà Hiếu Dân, con gái của ông Võ Văn Kiệt nói.

Trường hợp của tướng Đồng Sĩ Nguyên cũng tương tự. Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã từ trần hồi 11 giờ 42 phút, ngày 4/4/2019. Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên với nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước, an táng tại Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Trước khi mất khoảng 10 năm, vị tướng này đã từng có ước nguyện được về yên nghỉ cạnh hơn một vạn đồng đội của Binh đoàn Trường Sơn tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, thuộc huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Theo lời kể của ông Hồ Tất Ái – phó ban quản lý Nghĩa trang Trường Sơn – vào thời điểm đó, tướng Đồng Sỹ Nguyên đã bày tỏ mong muốn phía tỉnh Quảng Trị và Ban quản trang cho phép mình được về nằm cùng đồng đội trong nghĩa trang khi qua đời.

Nhận được sự đồng ý, trong một lần trở lại nghĩa trang này sau đó, tướng Đồng Sỹ Nguyên đã tự mình đi chọn trước một vị trí trong khuôn viên để về an nghỉ với đồng đội sau khi mất. Nơi tướng Đồng Sỹ Nguyên chọn là một khu đất giữa khu quần tượng và nằm sát khu an nghỉ của những liệt sĩ thuộc vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Nếu nhìn từ phía tượng đài chính của nghĩa trang, khu đất này nằm hơi chếch về phía tây, cách khoảng 100 mét, lọt thỏm giữa những gốc thông.

Cuộc đời binh nghiệp của tướng Đồng Sỹ Nguyên gắn với tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Chính vị tướng này là người đề nghị Tổng bí thư Lê Duẩn xây dựng Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia để làm nơi yên nghỉ cho hơn một vạn liệt sĩ là bộ đội đang nằm rải rác khắp dải Trường Sơn. Sau đó, ông cũng chính là người chỉ huy xây dựng nghĩa trang và quy tập hơn một vạn liệt sĩ Trường Sơn về yên nghỉ tại đây.

“Đến những năm gần đây khi tuổi đã cao, ông vẫn chưa khi nào quên hình ảnh Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn trong tâm trí. Khi khỏe mạnh, năm nào ông cũng vào thăm bằng được, lúc già yếu không đi được nữa ông cũng thường xuyên gọi điện cho Ban quản trang hỏi thăm tình hình của các phần mộ đồng đội”, ông Ái kể.

Tuy nhiên ước nguyện cuối đời được nằm bên đồng đội của tướng Đồng Sỹ Nguyên đã không được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chấp nhận.

Và giờ, tiếp tục đó là trường hợp của cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.

Có người nói rằng ngay cả di nguyện của chủ tịch Hồ Chí Minh khi ông từ trần, cho đến nay cũng không được thực hiện, sá gì với trường hợp của ông Võ Văn Kiệt hay ông Lê Khả Phiêu.

Theo bài báo trên trang web “Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam”, thì ý nguyện của chủ tịch Hồ Chí Minh là: Không tổ chức đám linh đình, lãng phí thời gian và tiền bạc của dân; Hỏa táng thi hài; Tro hỏa táng chia làm ba phần, bỏ vào ba hộp sành cho miền Bắc, Trung, Nam; Mỗi hộp tro hỏa táng được chôn trên một quả đồi, không dựng tượng đồng, bia đá trên đó; ai đến thăm mả ông thì nên trồng một vài cây nơi ông an nghỉ. (*)

_____________

Chú thích:

(*) http://dangcongsan.vn/hoc-tap-va-lam-theo-tam-guong-dao-duc-ho-chi-minh/van-kien-tu-lieu/qua-trinh-bac-ho-viet-di-chuc-va-viec-cong-bo-di-chuc-ngay-mat-cua-bac-349006.html

Tin bài liên quan:

VNTB – Tại sao lại tổ chức Quốc tang cho Lê Khả Phiêu? *

Phan Thanh Hung

VNTB – Minh bạch sức khỏe nhà quản lý

Phan Thanh Hung

VNTB – Từ chuyện ông phó Hội ‘ngu ngơ’ đến ông giảng viên… ‘lụi’

Phan Thanh Hung

10 comments

Hồng Nhất Chanh 21.08.2020 1:54 at 01:54

Quốc tang Lê khả phiêu là quốc tang cuối cùng của đảng cộng sản việt nam thời điểm tan rã của csvn đã đến quá gần

Reply
Hien Nguyen Xuan 21.08.2020 1:54 at 01:54

Ko cho rải tro cốt là đúng, sống hại dân, chết còn định làm ô nhiễm môi trường hại dân tiếp

Reply
Trần Quang Bình 21.08.2020 1:54 at 01:54

Nếu có thêm thông tin về trường họp ông Phan Văn Khải và Trần Đại Quang nữa thì thông tin bài viết đầy đủ và chặt chẽ hơn

Reply
Ngoc Lien Vo 21.08.2020 1:57 at 01:57

Trần Quang Bình Ông Khải chôn ở Củ chi

Reply
Trịnh Long Anh 21.08.2020 1:58 at 01:58

Ngoc Lien Vo
Trong số các Ông đã chết.
Ông Quang bị dân kêu nhất…
Đất bờ xôi ruộng mật để trồng lúa mà làm mộ …Hơn cả vua chúa ngày xưa

Reply
Trần Quang Bình 21.08.2020 1:58 at 01:58

Ngoc Lien Vo ý tôi muốn VNTB phân tích thêm các quy định để giải thích sao lại có sự khác biệt của hai trường hợp tôi nêu với các trường hợp chung của bài viết

Reply
Tam Luong Hong 21.08.2020 1:55 at 01:55

Ôi , bác ấy thờ ơ với thời cuộc rồi …Hầu hết các lãnh đạo chết , việc hậu sự để nhà nước lo ….

Reply
Ling Zia 21.08.2020 1:55 at 01:55

Vậy mà lúc nào cs cũng xa xả ” Học tập …HCM”

Reply
Vinh Tran 21.08.2020 1:55 at 01:55

Đảng muốn mượn hình ảnh cho mục đích tuyên truyền

Reply
Tam Quân Hồ 21.08.2020 1:55 at 01:55

Chết khổ

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.