Việt Nam Thời Báo

VNTB – Liệu ASEAN có thể thích ứng được với trật tự thế giới thay đổi?

Vũ Quốc Ngữ dịch (VNTB) Trật tự hiện nay, được thiết lập cuối Thế chiến II và thường được gọi là quyền bá chủ tự do do Hoa Kỳ thống trị, đang thay đổi. Nhưng nó không chỉ đơn giản quay trở lại vị trí địa chính trị đa cực của thời kỳ trước chiến tranh, như nhiều chuyên gia và nhà hoạch định chính sách tuyên bố.

Trong bối cảnh Châu Á, chúng ta thường nghe rằng “quá khứ của châu Âu có thể trở thành tương lai của châu Á”. Quan điểm này gây hiểu nhầm. Thế giới đa cực trước chiến tranh chủ yếu là một bên là đế quốc và bên kia là thuộc địa. Ngày nay, các diễn viên chính không chỉ là những siêu cường. Họ cũng là các tổ chức quốc tế và khu vực, các tập đoàn, các tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia và các phong trào xã hội, các nhóm tội phạm xuyên quốc gia và khủng bố.
Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng mở rộng và đa chiều, bao gồm mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng và thương mại, tài chính toàn cầu. Hơn thế nữa, ngày nay có nhiều tổ chức quốc tế và khu vực tương đối bền vững. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Châu Âu chỉ có một – một số siêu cường (nguyên văn: European Concert of Powers) – và thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thì chỉ có Liên minh Các Quốc gia (League of Nations) với thời gian tồn tại ngắn ngủi.
Trật tự thế giới đang nổi lên có thể được hiểu như là một “thế giới đa cực”.
Thế giới đa cực được đặc trưng bởi sự thiếu vắng một bá quyền toàn cầu và sự gia tăng số lượng của các diễn viên chính. Đó là một trong những sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính toàn cầu và khu vực, bao gồm không chỉ thương mại, mà còn liên kết kinh tế và sinh thái cũng như các thách thức xuyên quốc gia. Cấu trúc quản trị có nhiều cấp độ, bao gồm các yếu tố toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương. Mỗi yếu tố này có liên kết với các tổ chức chính thức và phi chính thức và mạng lưới.
Và quan trọng nhất, thế giới đa cực có nhiều hình mẫu hiện đại, chứ không phải là một hình mẫu tự do, đó là một thế giới đa dạng về văn hóa, ý thức hệ và chính trị, bao gồm nhiều con đường dẫn đến sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng.
Trong khi Donald Trump hứa hẹn “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, ông có vẻ sẽ không làm đảo ngược sự suy giảm của trật tự quốc tế tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo cũng như không ngừng toàn cầu hóa.
Trung Quốc và Ấn Độ chắc chắn sẽ thúc đẩy toàn cầu hoá mà không tự động chấp nhận các giá trị tự do gắn liền với nó. Toàn cầu hoá mới sẽ không theo chủ nghĩa chính trị và chủ quyền quốc gia được tôn trọng hơn.
Tương lai của ASEAN và chủ nghĩa đa phương do khối này dẫn đầu trong thời đại đa cực sẽ phức tạp hơn, lộn xộn và không chắc chắn hơn là trong kỷ nguyên lưỡng cực, “thời điểm đơn cực” hoặc hệ thống đa cực cổ điển. Cách tiếp cận chiến lược đối với chủ nghĩa đa phương phải bắt đầu bằng cách thừa nhận những hạn chế và khả năng bị lỗi thời của cấu ​​trúc hiện tại do ASEAN dẫn dắt, những thách thức lớn đối với bên ngoài và bên trong.
Bên ngoài, thách thức chủ yếu phát sinh từ việc thay đổi động lực của các siêu cường. Một thế giới đa cực không cho phép quyền bá chủ toàn cầu của bất kỳ quyền lực nào. Nhưng còn về quyền bá chủ khu vực? Người ta nói, với một số biện minh, rằng Trung Quốc tìm kiếm sự đa cực toàn cầu và sự đơn cực trong khu vực. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của Trung Quốc để phát triển ảnh hưởng khu vực giống như học thuyết của Monroe dường như không thành công vì những hạn chế của sức mạnh vật chất Trung Quốc cũng như sức phản kháng của các cường quốc khác trong khu vực.
Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm gia tăng mối quan ngại – một số là thực và số còn lại bị phóng đại – với sự tiếp cận của Bắc Kinh bằng chia rẽ và chinh phục nhằm làm suy yếu ASEAN. Điều rõ ràng là Trung Quốc không còn hài lòng với chủ nghĩa đa phương do ASEAN lãnh đạo.
Một thách thức bên ngoài khác đối với cấu ​​trúc do ASEAN chủ trì là thái độ và chính sách của Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Trump. Chính quyền của Trump sẽ không thể hiện sự quan tâm và ủng hộ ASEAN như chính quyền Obama. Nếu cách tiếp cận của Hoa Kỳ làm suy yếu các liên minh của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là liên minh Mỹ-Nhật, ASEAN có thể mất đi một đới địa chính trị lớn cho ngoại giao đa phương.
Cấu trúc do ASEAN lãnh đạo cũng phải đối mặt với những thách thức nội bộ. Không có tính tập trung của ASEAN mà không có sự thống nhất của ASEAN, và điều đó rõ ràng đang mờ nhạt. Campuchia – quốc gia Đông Nam Á cuối cùng gia nhập ASEAN – thể hiện một sự thiếu cam kết đáng kể đối với các mục tiêu và chuẩn mực của ASEAN. ASEAN mở rộng là quá tải, quá căng thẳng và thiếu nhân lực cả về số lượng và sự chuyên nghiệp của Ban Thư ký. Có một khoảng cách rất lớn giữa tầm nhìn mở rộng của nó – với ba cộng đồng, mỗi cộng đồng đều có một tầm nhìn tuyệt vời và một kế hoạch chi tiết – và khả năng của nó. Vì nhiều lý do, nền chính trị trong nước của Philippines, Indonesia và Malaysia đã buộc chính phủ các nước này giảm cam kết của họ với ASEAN.
Nếu ASEAN và các nước thành viên của mình thích ứng được chiến lược ngoại giao của mình với thực tế của một thế giới đa phương, họ cần phải có một cách tiếp cận có tính chọn lọc và chiến lược hơn đối với chủ nghĩa đa phương.
ASEAN cần phát triển các liên minh phi chính thức mới giữa các nước thành viên, bao gồm các tiếp cận “ASEAN trừ X”, nhằm theo đuổi các sáng kiến ​​về kinh tế và an ninh. Điều này có nghĩa là sẽ phát triển ‘chủ nghĩa đa cực mini’ về các vấn đề cụ thể, như sự thấu hiển của Inđônêxia và Malaysia vào những năm 1980 và 1990, trong khuôn khổ chủ nghĩa đa phương với trung tâm là ASEAN.
Tổ chức cần có nguồn lực và phát triển năng lực bằng cách hợp tác với các tổ chức quốc tế khác, bao gồm các tổ chức khu vực khác như EU và Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Á Châu, để giải quyết các thách thức xuyên quốc gia.
Cuối cùng, mặc dù không thể tránh khỏi tham gia vào cuộc cạnh tranh quyền lực lớn, ASEAN cần xem xét lại vai trò của mình trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là chính sách của họ trong việc thu hút tất cả các cường quốc trên nền tảng của ASEAN. Khối này cần thực hiện một số mức độ tự cô lập, hoặc chiến lược để tránh sự vướng mắc sâu vào tranh giành quyền lực giữa các siêu cường. ASEAN cần xây dựng các mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và EU để tạo ra một số không gian chiến lược giữa chính mình và Bắc Kinh và Washington.
ASEAN cần thay đổi quan điểm nội bộ và đối ngoại bên ngoài theo trật tự thế giới trong thời đại đa cực này, hoặc có nguy cơ mất đi vị thế của khối như là một bệ đỡ khu vực về hợp tác kinh tế và chính trị.
Amitav Acharya là chủ tịch Tiểu ban UNESCO về Thách thức và Quản trị Quốc gia, và là giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Trường Dịch vụ Quốc tế, Đại học Hoa Kỳ, Washington DC. Ông là tác giả của Sự kết thúc trật tự thế giới Hoa Kỳ (Chính phủ, năm 2014).

Tin bài liên quan:

VNTB- Buôn người và nô lệ: những thanh thiếu niên VN làm trong các trang trại cần sa ở Anh- Phần 2

Phan Thanh Hung

VNTB- Trump, Clinton và tương lai của quan hệ Việt Nam-Mỹ

Phan Thanh Hung

VNTB- Ân xá Quốc tế: Khi các chính phủ vi phạm nhân quyền, phụ nữ đứng dậy

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo