VNTB – Lời khuyên khẩn cấp gửi đến Bí thư Thành ủy Hà Nội

Phùng Hoài Ngọc (VNTB) 

Khi xem xét một vấn đề từ đơn giản đến phức tạp, Đức Phật tổ cách đây 2500 năm đã nêu ra luật nhân quả. Mãi đến thế kỷ 19 ông Các Mác mới bỏ chút công nghiên cứu văn hoá Ấn Độ cổ đại và mượn tạm quan điểm của Phật tổ, nêu ra cặp phạm trù nhân- quả. (Từ học viên sơ cấp chính trị đến giáo sư học viện Mác Lê đều thuộc lòng cặp này, cùng 5 cặp khác nữa, mà không hề biết ngồn gốc từ phương Đông ta). Ngay cả tục ngữ người Việt bao đời nay đã nói “Không có lửa sao có khói” và nhiều tục ngữ thành ngữ tương đương. Lửa là nhân, khói là quả.
Bí thư thành ủy Tp. Hà Nội Hoàng Trung Hải
“Luật nhân quả” rất đơn giản: nhân sinh ra quả, quả lại sinh ra nhân, nhân lại… tiếp tục như thế, theo trình tự thời gian. Tuy nhiên quá trình đó không quay vòng tròn mà theo đường xoắn ốc, đi tiếp mãi. Cái hiện tượng cuối cùng của một sự việc gọi là “hậu quả” (xét trong một chuỗi sự việc gọi là giai đoạn).
Nhìn vụ Đồng Tâm theo qui tắc nhân quả, thiên hạ đều dễ dàng nhận ra “có trước có sau” và lẽ “phải – trái” rất minh bạch. Không khó nhận ra ai là thủ phạm, ai là nạn nhân.

John Locke (1632–1704) là nhà triết học, nhà hoạt
động chính trị người Anh, chuyên sâu nghiên cứu lĩnh vực nhận thức luận. Ông
cũng phát triển lý thuyết về Khế ước xã
hội
, vai trò của nó tới chức năng và nguồn gốc nhà nước. Triết gia
John Locke từng đúc kết lịch sử: “Bất
cứ khi nào chính quyền tìm cách tước đoạt và phá hoại tài sản của người dân,
hoặc đẩy họ vào cảnh nô lệ dưới một thứ quyền hành tùy tiện, họ đã tự
đặt mình vào tình trạng chiến tranh với người
dân, do vậy người dân không cần phải phục tùng chính quyền thêm nữa
“.
TS. Tô Văn Trường gửi thư cho người bạn là bí
thư Hà Nội Hoàng Trung Hải, đồng thời gửi đăng trên FB.Mạc Văn Trang. Chúng tôi
trích ra một số ý tâm đắc vì nhận thấy ý kiến ông Trường có phần nào đồng quan
điểm với mình.
Tôi thấy
lẽ ra kết thúc vụ Đồng Tâm có hậu tháng 4-2017 cần được coi đó là một tiền lệ
mở ra xu hướng Đảng +Chính quyền + Nhân dân thông qua đối thoại giải quyết mọi
khó khăn của đất nước. Làm được như vậy thử hỏi nước ta có vấn đề nào không thể
giải quyết?Đấy là chưa nói đến Dân + Đảng + Chính quyền nếu kết hợp thành một
khối thì nguồn lực cả nước sẽ được giải phóng.
Việc khởi
tố hình sự vụ Đồng Tâm là một quyết định làm mất mát rất nhiều và hầu như không
được gì. Nếu trong Bộ Chính trị và Thành ủy còn có ý kiến khác biệt về vụ khởi
tố Đồng Tâm, bí thư thành uỷ HN dựa vào Dân và các ý kiến phản hồi trên công
luận để thuyết phục và minh chứng, vì được lòng Dân là được tất cả. Cần phải
dũng cảm có giải pháp kịp thời “tháo gỡ” kể cả hủy khởi tố vụ án hình
sự Đồng Tâm để an lòng dân cả nước chứ không phải chỉ cho thủ đô Hà Nội
.
Kết thúc lá thư, TS Tô Văn Trường khuyên ông
bạn bí thư Hà Nội rằng nếu đã chót khởi tố thì nên tham khảo ý kiến của ông Bùi
Đức Lại (nguyên Vụ trưởng Ban tổ chức trung ương Đảng) nguyên văn như dưới đây:
 Cần khởi tố Vụ Đồng Tâm với 3 nội dung sau:

– Lạm dụng chính sách chiếm đoạt đất sử dụng sai mục đích.

– Huy động lực lượng lớn bắt người trái phép gây thương tích và ảnh hưởng chính
trị.
– Đối phó của dân địa phương Đồng Tâm vượt khỏi khuôn khổ luật pháp tuy theo
kiểu “cực chẳng đã” để tự vệ, chưa gây tổn thất
.

Trên đây là “nội dung  khởi tố vụ án”.
Từ đó, cơ quan điều tra “khởi tố bị can” theo
ba nội dung phạm luật kể trên.
Căn cứ ba nội dung vi phạm pháp luật kể trên,
chúng tôi thử vạch ra các bị can, lần lượt theo luật nhân quả  thì thấy có
nhiều đối tượng phạm luật.
Tạm giả thiết rằng ông cựu phó thủ tướng Đỗ
Mười ký giao đất cho quân đội để xây dựng “trường bắn Miếu Môn” là đúng pháp
luật.
Đối tượng
vi phạm số 1
là đại diện quân đội, khi bỏ dự án xây “Trường bắn Miếu Môn” đã ký giao
đất xã Đồng Tâm cho Lữ đoàn 28 đóng quân là vi phạm Luật đất đai (tội vi phạm
mục đích sử dụng đất).
Đối tượng vi
phạm thứ
2: vụ vi phạm kế tiếp là quan chức xã Đông Tâm và huyện Mỹ Đức tự ý
chia chác đất cho nhau xây nhà vườn ao. Nhân dân Đồng Tâm khiếu nại thành công
một nửa: số quan chức xã huyện tham nhũng đất đã bị trừng phạt. Tuy nhiên đồng
ruộng chưa trở về nông dân Đồng Tâm mặc dù chính nhân dân Đồng Tâm đã lập công
giúp đảng diệt trừ một bộ phận tham nhũng. Giai đoạn này có sự rắc rối: Lữ đoàn
28 đã giao trả rồi lại nhận lại, rắc rối nữa là về mốc giới. Thanh tra cần làm
rõ trách nhiệm giai đoạn này.
Đối tượng vi
phạm thứ 3
: Người đại diện quân đội và chính quyền Hà Nội ký đất giao cho Tập
đoàn Viettel xây dựng cơ sở kinh doanh (tội vi phạm mục đích sử dụng đất).
Đối tượng vi
phạm thứ 4
: Người ký lệnh khởi tố dân Đồng Tâm đại diện là cụ Lê Đình Kinh và
một số người khác. (Tội làm dụng quyền hạn gây oan sai).
Đối tượng vi
phạm thứ 5
: Chỉ huy cảnh sát và quân đội bắt giữ trái pháp luật và đả thương
cụ Lê Đình Kình bằng cách lừa dối ((Tội làm dụng quyền hạn gây oan sai).
Đối tượng vi
phạm thứ 6
: Dân thôn Hoành bắt giữ 38 cảnh sát và cán bộ huyện, phá hỏng một
số xe cộ (tội chống người thi hành công vụ và phá hoại tài sản công). Riêng đối
tượng này, còn có tranh luận, rằng họ chỉ phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên nếu
cần phải đưa ra toà án để tranh luận rốt ráo cũng tạm chấp nhận được.
Như vậy vụ Đồng Tâm nhìn theo luật nhân quả,
lần lượt có tới 6 đối tượng vi phạm pháp luật.
Nếu chỉ khởi tố bị can là dân xã Đồng Tâm, như văn
bản CAHN công bố, thì họ đã bỏ hết các nguyên “nhân” chỉ nhìn thấy “hệ quả /hậu
quả”. Như thế, người cầm quyền đã hành xử hồ đồ, không biết suy xét trước sau,
cố tình xử ép dân Đồng Tâm.
Kết thúc lá thư tâm huyết, Ts. Tô Văn Trường
cảnh báo ông bạn cũ bí thư Hà Nội rằng:
 “Tôi không biết anh Hoàng Trung Hải có ý kiến
cá nhân như thế nào và liệu mấy người trong Bộ Chính trị có chia rẽ, có lợi
dụng vụ này để gài bẫy nhau hay không. Nhưng tất cả họ đều nên biết rằng, không
có hành động nào ngu xuẩn hơn vào lúc này là đàn áp nhân dân ở Đồng Tâm.
Những thế
lực lắm tham vọng ở phía Bắc không có gì thích thú hơn thấy chính quyền VN ngập
ngụa khó khăn, lại thêm hành động dại dột như vậy, mất hoàn toàn khả năng dựa
vào nhân dân, phải lẽo đẽo theo đuôi chúng dấn sâu vào con đường phụ thuộc
”.
Tôi thấy cần nói rõ thêm việc lưu giữ những cảnh sát cơ động chỉ xảy ra
sau khi việc bắt cóc cụ Kình và những người khác
. Chủ yếu, người dân bày tỏ
sự không đồng tinh việc bắt giữ người thô bạo và vi phạm pháp luật của những kẻ
cậy quyền ở địa phương. Việc này, có yếu tố tích cực, nó cảnh báo cho lãnh đạo
biết những sai trái trong cưỡng chế đất đang gây bất bình trong dân. Nhờ đó mà
lãnh đạo biết ứng xử khôn khéo không để cái sảy nảy cái ung vv…
Tìm hiểu thêm quan điểm của TS Tô Văn Trường về
sự kiện Đồng Tâm đã thể hiện rõ qua 4 bài viết đã đăng trên mạng xã hội gồm:

(1) Biến
sự cố không may thành cơ hội sửa chữa sai lầm.

(2) Sự kiện Đồng Tâm không phải là hình sự đơn thuần.

(3) Đồng Tâm cần một cái kết thực sự có hậu.
(4) Dân không “ngu” mãi.

TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar

    nếu sự việc Đồng Tâm được giải quyết theo gợi ý của ông Tô văn Trường thì đó là một hành động khôn ngoan của Chính Quyền .Còn nếu Chính Quyền làm ngược lại thì đó chỉ là một Chính Quyền Ngu và Dốt .(một Chính Quyền xa Dân là một Chính quyền Tự Sát)