VNTB – Lòng yêu nước trị giá… 9.790.000đ

Mẫn Nhi (VNTB) Lòng yêu nước theo như Hoàng Đạo (Tự Lực Văn Đoàn) là một thiên tính, và ai ai cũng đều yêu nước, dù đậm nhạt khác nhau. Nhưng lòng yêu nước cũng có thể bị làm sai lạc đi, trong đó quốc gia chủ nghĩa chính là một chủ nghĩa làm thiên lệch lòng ái quốc.

Buổi lễ ra mắt Bphone 2017. Ảnh: báo Thanh Niên
Có một thời kỳ, lòng yêu nước gắn liền với sự gương mẫu, xung phong và không được yếu đuối.

Khi chiến tranh lùi vào quá khứ, lòng yêu nước vực dậy, và nay nó được định giá… 9.790.000đ.

Giá đó là cao hay là thấp, không ai biết! Nhưng đây là thời kỳ mà lòng yêu nước được định giá.

Bphone và lòng yêu nước

Bphone 2017 ra mắt, đây là lần phiên bản thứ 2 của dòng điện thoại do công ty BKAV sản xuất (hoặc gia công). Và một lần nữa, người Việt được nghe nhiều đến từ “Chất” từ khi rõ rỉ đến khi ông Nguyễn Tử Quảng (Giám đốc BKAV) lên thuyết trình ra mắt Bphone 2017 ở Trung tâm hội nghị Quốc gia.

Không điểm nhấn về tính năng lẫn thiết kế khi mà người Việt dễ dàng nhận ra Bphone chính là con lai giữa dòng Iphone (mặt trước, kích cỡ, thanh điều hướng, biểu tượng bo tròn, hình nền, giao diện màn hình trước) và Samsung (nút home).

Bphone bị đánh tráo khái niệm thành lòng yêu nước!
Camera AI, thứ là BKAV tự hào là tính năng đặc biệt của Bphone 2017 lại là của Cynogen mod. Cấu hình giống dòng điện thoại Mi 5x nhưng pin lại kém hơn nhiều. Và nếu Bphone 2017 có giá 9.790.000đ, thì Mi 5x với cấu hình tương tự lại có giá 5.990.000đ. Bphone 2017 tự hào trang bị kính cường lực Gorilla Glass 3, nhưng hiện nay – loại kính này đã ra phiên bản 5.
Thậm chí nâng cao quan điểm khi chê bai Bphone sẽ là “tự nhục dân tộc”
Bphone 2017 còn đem lại ngạc nhiên hơn nữa, khi nó giống như anh em song sinh với điện thoại Vivas Lotus S3 LTE được VNPT Technology giới thiệu hồi cuối tháng 7/2017 về mặt thiết kế kính cong; khung viền; camera kép; vị trí logo,…

Và sau khi người dùng bắt đầu phản ánh (chỉ trích) thì một số người lại nhân danh lòng yêu nước để bảo hộ Bphone. Một Facebooker Nguyen Ngon đã nhấn mạnh: Tại sao SamSung vươn ra tầm quốc tế mà ai cũng biết đến, đơn giản vì người dân họ ủng hộ hàng do họ sản xuất họ phải mạnh ở sân nhà thì mới vươn ra thế giới.

Câu chuyện Samsung và thời kỳ đầu sản xuất điện thoại, tận dụng lòng yêu nước của người dân Hàn Quốc đã là một “phản đề” giúp cho không ít người kêu gọi lòng yêu nước để tiêu thụ Bphone, cũng như áp đặt trạng thái “không yêu nước” đối với những ai phàn nàn, kêu ca, chỉ trích Bphone.

Nhưng sự thật là như thế nào?

Samsung ra mắt 1988, nhưng lòng yêu nước lúc này chỉ dành cho đại gia, bởi sản phẩm của tập đoàn này thời kỳ đầu trị giá… 5,000 đô-la. Và đó là thời kỳ sơ khai nhất của điện thoại di động.

Samsung, sở hữu 4,048 bằng sáng chế, trong khi Bphone là sự vận dụng những thứ có sẵn (thậm chí đến cả tiện ích Camera) để làm nên Bphone, nếu nói thẳng ra thì Bphone là sự gia công – lắp ráp chứ không phải là một sự sản xuất đúng nghĩa.

Và là “không có lòng tự tôn dân tộc”?
Thế nhưng, những luận điệu đơn chiều vẫn tồn tại, họ bất chấp rằng – Bphone hoàn toàn là một sự sao chép không hoàn hảo, thậm chí là kệch cỡm để nhằm mục đích… kinh doanh. Thế nhưng, dưới con mắt của những Facebooker như Giang Truong Nguyen mua Bphone lại liên quan đến trực tiếp lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc. Thậm chí người này còn nâng cao quan điểm, khi cho rằng, người Việt làm nô lệ gia công chỉ từ sự chê bây Bphone.

Hóa ra, lòng yêu nước, tự tôn dân tộc trị giá 9.790.000đ.

Hóa ra, chúng ta đang tìm cách làm lợi cho một thói kinh doanh vụn vặt, sao chép, thiếu chất xám và có phần đểu giả chỉ vì Bphone do doanh nghiệp Việt “lắp ráp” nên.

Lòng yêu nước, tự tôn dân tộc rẻ mạt đến bất ngờ!

Cần nhấn mạnh rằng, lòng yêu nước là một đức tính tốt, nó là thiên tính theo như Hoàng Đạo (Tự Lực Văn Đoàn) là một thiên tính, và ai ai cũng đều yêu nước, dù đậm nhạt khác nhau. Nhưng lòng yêu nước cũng có thể bị làm sai lạc đi, trong đó quốc gia chủ nghĩa chính là một chủ nghĩa làm thiên lệch lòng ái quốc.

Sự thiên lệch đó gắn liền với sự mù quáng không hơn không kém. Khi sự mù quáng đó vẫn còn tồn tại, thì giới kinh doanh vô đạo đức hoặc các chính trị gia bất nhân tâm sẽ lợi dụng nó, bắt nó “cày bừa” và nô dịch nó – trong khi nó vẫn “bebe” hai tiếng tự hào.

Ông Paul Collier, giáo sư ngành kinh tế và chính sách công tại Trường Quản trị Blavatnik, (Đại học Oxford) trong cuốn The Bottom Billion của mình đã cho biết: Nếu không có một tầng lớp cử tri hiểu biết thì các chính trị gia sẽ tiếp tục dùng một tỷ người ở dưới đáy xã hội làm nền chụp ảnh, thay vì thúc đẩy sự chuyển biến thực sự.  

Bphone chưa bao giờ là biểu tượng của lòng yêu nước, và nếu chúng ta khuyến khích sự mù quáng yêu nước bằng cách tiêu thụ Bphone, vô tình chúng ta đang ngả giá một cách rẻ mạt với lòng yêu nước, tự tôn dân tộc của chính mình.
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)