Khánh An dịch
(VNTB) – Chừng nào còn có nông dân, thì sẽ có những cuộc nổi dậy và hầu như lúc nào họ cũng bị đàn áp dã man.
Toà đã tuyên án trong Vụ Đồng Tâm, một cuộc đụng độ ngắn ngủi nhưng đẫm máu giữa công an và một nhóm nông dân Việt Nam kiên quyết chống đối. Sau một tuần lấy lời khai, đối chất, xin lỗi và xin khoan hồng, ngày 14/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án đối với tất cả 29 bị cáo có hành vi chống đối nhà nước. Hai người bị kết án tử hình, một người nhận án tù chung thân, và những người còn lại có mức án nhẹ hơn.
Bản án không có gì đáng ngạc nhiên. Đây là một phiên tòa diễn tuồng do các cơ quan của nhà nước Việt Nam chuẩn bị và dàn dựng. Hết phạm nhân này đến phạm nhân khác đã thốt lên những lời thú nhận gần như giống hệt nhau: “Tôi xin lỗi gia đình của các sĩ quan cảnh sát đã hi sinh; tôi cảm ơn các quản giáo trong trại giam đã dạy chúng tôi thấy sai lầm như thế nào; tôi cảm ơn luật sư của tôi nhưng giờ không còn cần đến các luật sư nữa; và cuối cùng là, Tôi xin toà cho một mức án nhẹ hơn ”.
Hà Nội không ủng hộ các cuộc biểu tình của nông dân. Trong khi điều lệ đảng và luật pháp Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu của toàn dân và nhà nước nhân danh người dân quản lý. Nếu nông dân kiên quyết khẳng định quyền của họ đối với các mảnh đất mà đảng / nhà nước đã ra lệnh cho sử dụng với mục đích khác, ngay cả khi họ chỉ khăng khăng đòi được trả giá trị xứng đáng, họ có nguy cơ bị gắn mác “bạo loạn và khủng bố”, buộc phải loại bỏ, và trong những trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy tố.
Theo Đề Án 88 (The 88 Project), chuyên về các vấn đề tự do ngôn luận ở Việt Nam, Bộ Thông tin đã chỉ đạo các phương tiện truyền thông được nhà nước gọi các bị cáo là “kẻ tấn công đầu tiên”, gọi người lãnh đạo của họ là “một đảng viên thoái hóa”, nhấn mạnh rằng “hầu hết mọi người đồng ý rằng công an phải hành động để bảo vệ hòa bình, ”và không đưa tin “ các lập luận biện hộ gây bất lợi cho chính phủ ”.
Một bộ phim “tài liệu” do Bộ Công an sản xuất đã được chiếu ngay đầu phiên tòa minh họa phiên bản của chính phủ về vụ việc và có cả cảnh các bị cáo nhận tội. Khi các luật sư bào chữa phản đối và khẳng định rằng thân chủ của họ nhận tội trong tình trạng bị ép cung, toà yêu cầu họ “Chỉ cần xem phim.” Các luật sư bào chữa cũng không được có cơ hội nói chuyện với các bị cáo trong khi tòa giải lao.
Các sự kiện tại Đồng Tâm, một ngôi làng cổ ở phía tây của vùng châu thổ sông Hồng, được phơi bày như thảm kịch của Shakespear.
Màn I: 40 năm trước, nhà nước ra quyết định rằng 208 ha đất sẽ bị tịch thu để sử dụng cho lực lượng không quân, nhưng hóa ra và vì những lý do vẫn chưa giải thích được, khoảng 47 ha trong số đó thực tế không được đưa vào vào Sân bay Miếu Môn mới. Đó là đất nông nghiệp màu mỡ, dân Làng Đồng Tâm gần đó vẫn tiếp tục canh tác như họ đã làm hàng trăm năm.
Mà II: Khoảng 35 năm sau, Bộ Quốc phòng giao quyền sở hữu toàn bộ 47 ha đó cho Viettel, một tập đoàn truyền thông công nghệ cao của Bộ Quốc Phòng. Những người nông dân dựng lên những tấm biển tuyên bố quyền từ chối trục xuất, và cắm lều trên các cánh đồng. Từ chuyện này dẫn sang chuyện kia. Ngày 15 tháng 4 năm 2017, ông Lê Đình Kình, nguyên trưởng thôn và một số người khác đã bị bắt. Nông dân Đồng Tâm đã phản ứng bằng cách xâm nhập vào văn phòng uỷ ban xã để bắt 38 quan chức và cảnh sát làm con tin, một hành động táo bạo khiến mạng xã hội cả nước quan tâm.
Màn III: Một sự kiện bất ngờ đã giải tỏa tình hình căng thẳng tột độ này vài ngày sau đó. Với lời hứa rằng yêu sách của dân làng đối với khu đất tranh chấp sẽ được xem xét toàn diện và không ai bị trừng phạt, Chủ tich TP. Hà Nội, một cựu tướng công an, đã bảo đảm trả tự do hết cho các tù nhân.
Màn IV: Tuy nhiên, kết thúc lại không có hậu: vào tháng 4 năm 2019, thanh tra chính phủ trung ương đã công bố: dân làng Đồng Tâm không có quyềnvề đất đai hoặc bồi thường hợp lệ. Không lâu sau đó, các nhà thầu của Bộ Quốc phòng bắt đầu xây một bức tường xung quanh khu vực tranh chấp và có vẻ như gia đình và hàng xóm của ông Kình bắt đầu thu thập một kho vũ khí nhỏ bao gồm giáo mác, lựu đạn cầm tay và bom xăng.
Màn V: Vào rạng sáng ngày 9 tháng 1, tin tức về một vụ đụng độ chết người đã làm dậy sóng mạng xã hội Việt Nam. Bốn người chết: ba cảnh sát được cho là đã bị thiêu cháy sau khi rơi (hoặc thay vào đó, bị đẩy) vào một giếng trời, và ông Kình 87 tuổi bị giết chết, được cho là cầm lựu đạn trong tay trong khi chống trả. 26 người khác – thành viên đại gia đình của ông Kinh và những người khác – đã bị bắt. Trên truyền hình quốc gia, con trai và cháu tnội của ông Kinh thú nhận đã giết các cảnh sát.
Những ngày sau đó, ba sĩ quan được tuyên dương anh hùng liệt sĩ và tổ chức tang lễ cầu kỳ. Mặc dù phiên bản chính thức về nguyên nhân tử vong đã được sửa đổi nhiều lần khi các nhà phân tích chuyên nghiệp vạch ra chi tiết không hợp lý, nhưng vẫn đủ để tạo ra câu chuyện của nhà nước về việc người nông dân tấn công người thi hành công vụ.
Có ý kiến cho rằng vụ việc Đồng Tâm có thể khiến cấp trên xem xét các quan chức địa phương và các chiến thuật của cảnh sát chặt chẽ hơn. Điều đó không có xảy ra. Ít nhất là từ thời điểm diễn ra vụ bắt giữ con tin, việc quyết định những gì xảy ra tiếp theo ở Đồng Tâm không thể phó mặc cho các cấp thấp hơn. Các đề xuất của Bộ Công an nhằm xử lý vụ việc bất khả kháng với lực lượng áp đảo và chết người gần như chắc chắn đã được cấp cao nhất của Đảng cầm quyền tán thành. Và sau đó, khi vụ việc xảy ra khiến 3 sĩ quan thiệt mạng, lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam đã đồng tình trong việc che đậy sai lầm của công an và xâu chuỗi câu chuyện của họ để tiến hành một phiên tòa xét xử.
Hầu như chừng nào còn có nông dân, thì sẽ có những cuộc nổi dậy (Wikipedia có một danh sách dài những vụ này) và hầu như lúc nào họ cũng bị đàn áp dã man.
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (1769-88) đã thành công một thời gian. Cùng với nhiều cuộc nổi dậy ngắn ngủi của nông dân chống lại các doanh nghiệp thuộc địa Pháp trong nửa đầu thế kỷ 20 được lưu danh trong sách lịch sử trung học.
Ở Việt Nam ngày nay, những cuộc biểu tình phản đối bất công của nông dân là chuyện thường. Ông Lê Đình Kình dường như đã tự thuyết phục mình cũng như các con trai, bạn bè và những người hàng xóm rằng công lý – mà không phải luật – đứng về phía họ đã nhận hậu quả bi thảm.
Một ngày nào đó, ông Kình và những người như ông cũng có thể được tưởng nhớ.
Nguồn: https://www.asiasentinel.com/p/vietnams-dong-tam-incident-the-curtain?