Việt Nam Thời Báo

VNTB – Máy bay giá rẻ có những tác dụng gì?

Nguyễn Đình Ấm (VNTB) Trong kinh doanh vận tải hàng không (KDVTHK) thường có hai giá trần và sàn. Giá trần là trường hợp hãng HK độc quyền nhà chức trách phải quy định giá trần để làm sao hãng vẫn kinh doanh có lãi nhưng không bắt chẹt người tiêu dùng. Với hãng HK quốc gia Vietnam Airlines (VNA) những năm trước chiếm hầu hết thị phần khách thì quy định giá trần để bảo vệ người tiêu dùng là đúng. Nhưng nay thị trường HK đã đủ sự cạnh tranh thì nên bỏ giá trần để các hãng HK chủ động, linh hoạt kinh doanh. Ngoài giá trần trong kinh doanh vận tài hàng không(KDVTHK) còn có giá rẻ, giá sàn.

Do ai có nhu cầu đi MB cũng thích, quan tâm giá vé rẻ, 0 đồng (miễn phí)… dẫn đến đều quan tâm tới hãng HK và sản phẩm của họ nên trong thị trường cạnh tranh đây là cách quảng cáo hiệu quả nhất, có tác dụng hơn cả trăm, nghìn, vạn lần với những quảng cáo kiểu như “Bay là thích, Tín nhiệm của khách là sự thịnh vượng của chúng tôi…”. Ở đây cũng có vấn đề nếu hãng HK bán giá rẻ chủ yếu để quảng cáo là chính thì họ có cách để ít người mua được như thời gian quy định gấp, điều kiện ngặt nghèo như hành lý, đổi thời gian bay… Vì vậy có khi hãng phô trương bán hàng nghìn, vạn vé rẻ nhưng thực tế khách mua được rất ít, chỉ những người có nhu cầu đi vào những thời điểm ngắn ngủi ấy (chủ yếu là đi việc không cần thời điểm), biết sử dụng công nghệ thông tin mới mua được. Chưa thấy ai đi điều tra xem số vé rẻ của hãng HK có bán hết cho người tiêu dùng như quảng cáo hay không. 

Thứ hai, việc quy định nhiều loại giá, giá rẻ hãng HK có điều kiện tăng hiệu quả chuyên chở. Giá rẻ thường bán từ trước xa các chuyến bay nên hãng HK chủ động trong việc tăng hệ số sử dụng ghế, tăng hiệu quả kinh doanh. Trong thị trường cạnh tranh thì hãng HK nào cũng có các chính sách giá để linh hoạt trong kinh doanh.
Thứ ba, trong một quốc gia, vùng lãnh thổ còn ít hãng HK, hãng có tiềm lực lớn có thể bán nhiều vé rẻ, cực rẻ chịu lỗ một thời gian nhằm thu hút hết khách hàng để hạ hãng yếu hơn, còn hãng HK yếu thì không thể bán nhiều vé rẻ như thế, càng bán rẻ càng chóng phá sản nên họ bất lực trong cuộc cạnh tranh giá. Khi đối thủ tiềm lực kém hơn chết thì nghiễm nhiên hãng HK tiềm lực lớn hơn trở thành độc quyền. Đây là trường hợp bán phá giá, vi phạm luật cạnh tranh, nhà chức trách phải kiểm toán xem hãng lớn có bán phá giá hay không để ngăn chặn bằng biện pháp hành chính như phạt, quy định giá sàn…
Thứ tư, dù không phổ bến nhưng nhà chức trách vẫn có thể áp dụng giá sàn trong trường hợp hãng HK tiềm lực mạnh không bán phá giá, hãng HK yếu quản trị tốt nhưng do không có đủ tiềm lực để “đua” giá rẻ với hãng lớn. 


Trong quốc gia, vùng lãnh thổ nếu ít hãng HK, thị trường còn hạn hẹp…thì nhà chức tránh cũng có thể áp dụng các biện pháp để gây dựng, “nuôi” thị trường cạnh tranh về sau bằng cách quy định giá sàn. Bởi vì hãng HK tiềm lực yếu dù quản trị tốt cũng có thể bị phá sản vì hãng lớn bán nhiều giá rẻ trong thời gian dài thu hút hết khách của hãng nhỏ. Đây có thể là trường hợp đã xẩy ra với hãng HK Mekong Air và Indochina Air của HKVN bị phá sản mấy năm trước đây. Theo những người am hiểu về KDVTHK thì hai hãng này tiềm lực yếu không thể “đua” với VNA và Jestar Pacjfic, Vasco về bán vé rẻ nên ngày càng ít khách đi dẫn đến hết vốn, phá sản. Trong trường hợp này nhà chức trách có thể nghiên cứu quy định giá sàn với một biên độ hợp lý vẫn duy trì sự cạnh tranh để các hãng HK lớn vẫn linh hoạt kinh doanh, cạnh tranh mà hãng HK nhỏ vẫn có thể tồn tại, vươn lên. 

Khi môi trường cạnh tranh không quá khốc liệt cũng thu hút thêm được các nhà đầu tư lập hãng HK mới tham gia thị trường, đến khi có đủ số lượng doanh nghiệp KDVTHK mà không có hãng HK nào đủ tiềm lực để triệt hạ quá nhiều hãng thì nhà chức trách bỏ giá sàn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng giá sàn nhà chức trách phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng làm sao vẫn duy trì thị trường cạnh tranh để hành khách và hãng HK tiềm lực lớn được lợi nhưng hãng HK nhỏ vẫn có thể tồn tại, vươn lên. Ở Mỹ từ năm 1938 khi chỉ có vài hãng HK đã áp dụng giá sàn nhưng đến khi có nhiều hãng rồi mà họ vẫn kéo dài việc áp giá sàn đến tận năm 1978. Đáng lẽ phải bỏ giá sàn sớm hơn khi đã có hơn chục hãng HK hoặc giữ giá sàn với biên độ hợp lý thì họ đã giữ giá sàn quá cao nên vào những năm 1970 đã kìm hãm sự cạnh tranh về giá, các hãng đua nhau cạnh tranh về dịch vụ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội, người nghèo ít có cơ hội đi máy bay. 

Hôm tôi đến thăm nhà máy chế tạo máy bay của hãng Boeing một anh kỹ sư gốc Việt làm việc ở đó trong câu chuyện tình cờ cho biết: “Buổi đầu HK Mỹ phải quy định giá sàn tuy ít người nghèo được đi máy bay nhưng cũng có tích cực là thị trường cạnh tranh không quá khốc liệt nên có nhiều nhà đầu tư tham gia thành lập hãng HK kinh doanh để nay mới có phi đội hùng mạnh hàng trăm hãng như bây giờ. Các hãng HK bị out (phá sản) thường là tiềm lực yếu, quản trị kém và không loại trừ dù quản trị tốt nhưng bị hãng lớn hơn bán nhiều giá thấp một thời gian dài cũng không thể “standing”(trụ) được. Thuê ướt một chiếc cỡ, Boeing 727,737, DC10 chỉ một giờ bay cũng mất 2-3.000 USD, chỉ cần thiếu khách một thời gian ngắn là hãng nhỏ phá sản…”.


Theo một chuyên gia ở cục HKVN hay tiếp xúc nhiều với HK các nước cho biết, ở khu vực hiện nay chỉ còn Indonesia và Đài Loan quy định giá sàn.
Ở HKVN có quy định giá sàn hay không, áp giá sàn vào thời gian nào là việc của nhà chức trách nhưng nếu có quy định giá sàn thì phải hợp lý trên cơ sở phát triển ngành vận tài HKVN chứ không vì một DN nào.

Tin bài liên quan:

VNTB- ‘Nhà sản’ đã biết lấy tay che mặt?

Phan Thanh Hung

VNTB – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cổ phẩn ở sân golf Tân Sơn Nhất?

Phan Thanh Hung

VNTB – “Quy hoạch mất việc”: Ngày kỷ niệm buồn của giới báo cung đình cộng sản

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.