Việt Nam Thời Báo

VNTB- Mẹ Nấm: Một trong số rất nhiều nhà hoạt động bị đàn áp ở Việt Nam

Oliver Ward, ASEAN Today, ngày 14/7/2017

(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

(VNTB) – Bộ luật Hình sự khắc nghiệt và bạo lực mang tính hệ thống là những điều mà các nhà hoạt động môi trường ở Việt Nam đang phải đối mặt.


Trang Facebook của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho thấy một người mẹ đơn thân, mỉm cười, viết blog dưới cái nickname Mẹ Nấm (Mother Mushroom). Bây giờ, Mẹ Nấm đang bắt đầu thi hành án tù 10 năm vì cáo buộc ” tuyên truyền chống lại nhà nước” – một cáo buộc có mức án tối đa là 20 năm tù giam.
Vụ việc này cho thấy sự thiếu tự do ngôn luận ở Việt Nam. Nhiều điều luật về an ninh quốc gia được định nghĩa một cách mơ hồ và thường được sử dụng để buộc tội những người biểu tình và các nhà môi trường chỉ trích chính phủ.
Việt Nam có vấn đề nhân quyền
Mẹ Nấm đã bị bắt vào tháng 10 năm 2016 và bị giam giữ kể từ đó. Trong bảy tháng đầu tiên, cô chỉ được ăn cá cơm và canh rau chân vịt. Thậm chí, cô không được cấp đồ lót và băng vệ sinh. Cô cũng không thể liên lạc được với mẹ và đứa con hai tuổi của mình cho đến ngày 29/6/2017.
Đối với nhiều nhà hoạt động, họ bị buộc phải chịu bạo lực có hệ thống trên đường phố. Số lượng tù nhân chính trị Việt Nam đang giảm dần. Vào năm 2013, đã có 160 nhà bất đồng chính kiến ​​bị đưa ra xét xử vào năm 2013. Đến năm 2015, con số này xuống còn 110. Trong 9 tháng đầu năm 2016, con số này đã giảm xuống còn 19.
Điều này cho phép chính phủ Việt Nam tự hào về một báo cáo về cải thiện quyền con người trên trường quốc tế. Họ đã nhận được lời khen cho sự tiến bộ của họ về nhân quyền từ Chính quyền Obama. Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, thậm chí còn được mời đến thăm Nhà Trắng.
Nhưng trên thực tế là, Việt Nam gia tăng việc hành hung người biểu tình. Những kẻ mặc thường phục ẩn danh đã thực hiện những vụ tấn công chống lại các nhà hoạt động. Trong năm 2013, đã có 18 vụ hành hung nhằm vào giới blogger và các nhà hoạt động trực tuyến. Con số này đã tăng lên 31 năm 2014, và trong năm 2016, có 20 vụ việc được ghi lại với hơn 50 nhà hoạt động là nạn nhân.
Trong thực tế, Việt Nam đạt được rất ít tiến bộ về nhân quyền. Luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài bị gần một tá kẻ đeo mặt nạ buộc taxi chở anh dừng lại ở Nghệ An, chúng lôi anh khỏi xe và đánh anh bằng gậy.
Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động vì dân chủ 27 tuổi, đã bị tịch thu hộ chiếu và phải đối mặt với sự quấy nhiễu liên tục của cảnh sát. Chính phủ Việt Nam tước bỏ quốc tịch một blogger hoạt động khác và trục xuất ông sang Pháp.
Những điều luật mới gần đây đã làm cho tình hình tồi tệ hơn
Vào tháng 11 năm 2015, Quốc hội đã phê chuẩn nhiều hình thức trừng phạt nặng nề hơn cả về cáo buộc “hành động chuẩn bị” để chỉ trích chính phủ. Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ở Châu Á, ông Brad Adams cho biết, “Điều tồi tệ là Việt Nam sử dụng những luật lệ mơ hồ để trấn áp các nhà phê bình ôn hòa”, ông nói thêm. “Một người có thể bị bỏ tù trong năm năm chỉ vì Chính phủ nhận định một cách độc đoán rằng người này chuẩn bị chỉ trích chính phủ,” ông nói.
Một điều luật mới sẽ buộc tội những luật sư không tố cáo than chủ của mình về những “tội an ninh”. Luật mới cũng được ban hành nhằm ngăn chặn hoạt động trực tuyến và tự do ngôn luận.
Các vấn đề về môi trường gây ra những đau đầu đáng kể cho chính phủ Việt Nam
Mẹ Nấm không phải là một mình. Hiện tại, có 112 nhà hoạt động về môi trường và xã hội đang phải chấp hành án tù ở Việt Nam vì các hoạt động ôn hòa của mình. Các vấn đề về môi trường gắn kết nhiều tầng lớp nhân dân và trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với chính phủ Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã vẽ các nhà hoạt động môi trường theo cách truyền thống bằng những bàn tay của người nước ngoài. Họ sẽ buộc tội họ với cáo buộc “làm bất ổn đất nước” và “làm việc bẩn thỉu cho chính phủ nước ngoài.” Một trong những vấn đề về môi trường hiện nay là Chính phủ Việt Nam đang bảo vệ nhiều chính phủ nước ngoài.
Đó là một công ty Đài Loan gây ra cái chết hàng loạt các loại thủy sản trong vùng biển ở Bắc Trung bộ. Trong số 50 vụ xả thải độc hại lớn nhất trong năm 2016, 60% là do công ty nước ngoài gây ra. Quyết định của chính phủ Việt Nam trong việc trấn áp người biểu tình cho thấy họ muốn ủng hộ chính phủ nước ngoài và chống lại các nhà hoạt động.
Ban đầu, thương mại gia tăng với Hoa Kỳ và EU dường như sẽ gây áp lực lên chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện nhân quyền. Tuy nhiên, Donald Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP) có nghĩa là điều này không xảy ra. Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Donald Trump vào tháng 5, chủ đề về quyền con người không được thảo luận.
Cách duy nhất để chấm dứt sự bất công này là để cộng đồng quốc tế gây sức ép lên chính phủ Việt Nam. Thương mại là đòn bẩy duy nhất mà Hà Nội sẽ lắng nghe. Khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là một kẻ lạm dụng nhân quyền, thì tương lai không có vẻ hứa hẹn.
Tại tòa án, Mẹ Nấm nói, “Mỗi người chỉ có một cuộc đời, nhưng nếu tôi có cơ hội để chọn lại tôi vẫn chọn con đường của tôi.” Mọi người đều có một cuộc sống. Nhưng, tại sao họ lại bị cầm tù chỉ vì đã cất tiếng nói để bảo vệ môi trường cho Việt Nam?

—————————–

Tin bài liên quan:

VNTB- Cuộc chiến nội bộ Trung Quốc về Biển Đông

Phan Thanh Hung

VNTB- Ân xá Quốc tế: Bản án áp đặt lên người tỵ nạn bị cưỡng bách hồi hương là phi pháp và là tai họa cho 4 đứa con nhỏ

Phan Thanh Hung

VNTB – Tập Cận Bình là ai: một lòng tôn kính Mao

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo