VNTB- Muốn giảm nghèo thì phải giảm thuế.

David
Weinberger

Phạm
Nguyên Trường
dịch
(VNTB)
– Lời người dịch: Đã có đề xuất đánh thuế
bảo vệ môi trường 8.000 đồng/một lít xăng, nhưng nay người ta lại đề nghị rút
xuống còn 5.000 đồng/một lít. Nếu đề xuất này được thông qua thì đây có thể chỉ
là một bước đệm, thời gian để người tiêu dùng phải nộp 8.000 đồng/một lít xăng
có thể là không quá xa. Nhưng, như cha ông ta đã từng nói: “Muốn sâu rễ bền gốc
thì phải khoan sức dân”. Khoan sức dân, tức là sưu thuế thấp, thì người dân mới
có tiền mua hàng tiêu dùng và đầu tư vào sản xuất, tức là tăng nguồn thu thuế của
chính phủ. Song, không chỉ có thế. Bài báo này còn cho thấy, thuế khóa cao là
phi đạo đức và sẽ làm cho người nghèo tiếp tục lặn hụp mãi trong tình trạng đói
nghèo.



Những đề xuất về thuế khóa trong thời gian gần đây
đã dấy lên lên những cuộc tranh luận dữ dội. Mặc dù người ta tranh luận sôi nổi
về tác động của việc cắt giảm thuế đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và doanh
thu, nhưng ảnh hưởng mang tính đạo đức của thuế suất thấp thì vẫn bị lờ đi.
Đúng như dự đóan, các
nhà phê bình tung ra cuộc tấn công toàn diện về ý tưởng cho rằng người đóng thuế
nên được giữ lại thêm tiền mà mình kiếm được. Một người nói rằng “cắt giảm mạnh
thuế khóa có thể được bù đắp bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn”. Người
khác thì nói rằng không có đủ tiền để “bù đắp” cho việc cắt giảm thuế, trong
khi lại nói thêm rằng cắt giảm thuế khóa là mang lại “lợi ích cho người giàu”. Những
người khác thì lờ đi các bằng chứng và tìm cách tấn công cá nhân. “Khi quyền lực
tiếp xúc với lòng tham, bạn có thể đánh cược rằng những kẻ ngốc nghếch sẽ phải
trả tiền”, một số bình luận viên nói như thế.
Những người ủng hộ công
cuộc cải cách thuế khóa bác bỏ những cuộc tấn công chán ngắt và thường là không
có bằng chứng như thế. Ví dụ, những sự kiện không thể chối cãi đã bác bỏ  những lập luận nhảm nhí nói rằng cắt giảm thuế
khóa chỉ mang lại lợi ích cho người giàu. Tính theo phần trăm, trong quá khứ,
việc cắt giảm thuế khóa có lợi cho những người có thu nhập thấp hơn. Như Thomas
Sowell đã chỉ ra, khẩu hiệu “giảm thuế cho người giàu” nên được thay bằng nhãn hiệu
“những lời dối trá về thuế khóa dành cho những thằng ngốc”. Hơn nữa, câu chuyện
về việc giảm thuế “sẽ được bù đắp” là không trung thực.
Thuế suất thấp có thể
có nghĩa là doanh thu thấp, nhưng doanh thu thấp hơn không tương đương với chi
tiêu của chính phủ. Chi tiêu của chính phủ phải được “trả”, nhưng lấy đi ít hơn
thu nhập của người lao động thì “không mất” gì, vì người có thu nhập – chứ
không phải chính phủ – có quyền hưởng thành quả lao động của mình. Khẳng định
khác đi có nghĩa là thu nhập trước hết thuộc về nhà nước chứ không phải của cá
nhân mỗi người. Đáng chú ý là đất nước mà tín điều lập quốc là “không có đại diện
thì không đóng thuế” sẽ đánh mất chân lý cơ bản này.
Hơn nữa, thuế thấp hơn
có chuyển thành doanh thu cao hơn hay không còn phụ thuộc vào việc cắt giảm lọai
thuế nào, nhưng rõ ràng là có nhiều bằng chứng – trong đó có công trình nghiên
cứu của nhà kinh tế học từng phục vụ trong chính quyền Obama, Christina Romer –
cho thấy thuế khóa thấp sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thuế
khóa thấp hơn

Tuy nhiên, quan trọng là giảm thuế còn do những cân
nhắc về đạo đức nữa.
Tất cả các thế hệ người
Mỹ đều hiểu rằng thuế khóa là sự kiện có thực trong cuộc sống. Benjamin
Franklin từng nói một câu nổi tiếng rằng, trong cuộc sống “không có gì là chắc
chắn, ngoại trừ cái chết và thuế khóa”. Tuy nhiên, những người cha lập quốc của
chúng ta đã làm việc để giữ cho thuế khóa có giới hạn và thống nhất. “Thuế nhập
khẩu, thuế đánh vào hàng hóa và thuế môn bài phải thống nhất trên khắp nước Mỹ”,
Hiến pháp Mỹ nói. Đấy là lý do vì sao họ không chỉ bỏ  thuế thu nhập lũy tiến, mà còn không đánh thuế
thu nhập. Thời gian đầu, nước cộng hòa này chỉ đánh thuế hàng hoá, tức là cho
cá nhân quyền lựa chọn cao nhất (không phải đóng thuế nếu không mua hàng).
Đến tận đầu thế kỷ XX,
nói chung, người ta vẫn nghĩ như thế, mặc dù trước đó đã có hai thí nghiệm nhanh
với thuế thu nhập. Lần thứ nhất, trong thời nội chiến, thuế thu nhập lên tới
10%, khỏan thuế này bị bãi bỏ ngay sau đó.
Lần thứ hai, vào năm
1894, đấy là khi Quốc hội thông qua khoản thuế thu nhập, đánh vào 2% người
giàu. Tuy nhiên, Tòa án tối cao đã nhanh chóng bác bỏ vì coi đây là hành động
vi hiến. Sử gia Burt Folsom nhận xét, “Ở tuổi 77, [Stephen] Field”, lúc đó ông
này là thẩm phán của Tòa án Tối cao, “không chỉ bác bỏ những hành động của Quốc
hội, mà còn đưa một lời tiên tri. Ông tiên đoán rằng khoản thuế lũy tiến nhỏ sẽ
là bước đệm cho những khoản thuế khóa khác, lớn hơn và nhiều người phải đóng
hơn, cho đến khi các cuộc tranh chính trị của chúng ta trở thành cuộc chiến chống
lại người giàu”.
Lời tiên tri đó đã trở
thành hiện thực vào năm 1913, đấy khi tu chính hiến pháp mở rộng đường cho thuế
thu nhập lũy tiến. Bắt đầu từ thuế suất khiêm tốn là 7%. Chẳng bao lâu sau thuế
suất cao nhất đã tăng lên thành 24%, trước khi nhảy lên thành 63%, dưới thời tổng
thống Herbert Hoover. Dưới thời tổng thống Franklin Delano Roosevelt, thuế suất
cao nhất lên tới 90%, năm 1941, ông này còn đề nghị tăng lên đến 99,5%. May là,
đề xuất của Franklin Delano Roosevelt  đã
bị bác và trong những thập kỷ tiếp theo, thuế suất cao nhất đã giảm. Hiên nay,
thuế suất cao nhất là 39,6%.
Nhưng, ít nhất, có ba lý do về mặt đạo đức cho việc
giảm thuế.
Đạo
đức của việc giảm thuế

Thứ nhất, chính phủ lớn
hơn có nghĩa là cá nhân ít hào phóng hơn. Chính phủ của chúng ta càng chi nhiều
tiền hơn, thì chúng ta càng ít giúp đỡ các tổ chức từ thiện tư nhân và các
thành viên trong cộng đồng địa phương lâm vào khó khăn. Trong những năm 1930, Jonathan
Gruber, nhà kinh tế học của Massachusetts Institute of Technology (MIT), đã tiến
hành nghiên cứu chính sách New Deal (Kinh tế Mới) của chính phủ, và rút ra kết
luận rằng tiền làm từ thiện tư nhân “giảm 30%, đấy là phản ừng truớc New Deal,
và những khoản cứu trợ của chính phủ có thể giải thích hầu như tất cả sự giảm sút
trong hoạt động từ thiện của Giáo hội trong giai đọan từ năm 1933 đến năm 1939”.
 Một công trình nghiên cứu khác về những
khỏan từ thiện trong giai đọan 1965 – 2005, “cho thấy rằng gia tăng các khỏan phúc
lợi và chi tiêu cho giáo dục của của chính phủ và chính quyền địa phương góp phần
làm giảm những khoản đóng góp cho công việc từ thiện”.
Thứ hai, thể hiện từ
tâm bằng tiền của người khác không phải là đức hạnh.. Ủng hộ thuế khóa cao hơn đánh
vào người khác để trả cho các chương trình của chính phủ có thể làm cho chúng
ta cảm thấy thoải mái, nhưng đức hạnh đòi hỏi hy sinh và sự hào phóng của cá
nhân. Dựa vào nhà nước mang lại cho chúng ta cảm giác hài lòng về bản thân mình
mà không cần phải làm điều tốt.
Thứ ba, những khoản
giúp đỡ của chính phủ thường là kém hiệu quả trong việc nâng cao đời sống của
những người nghèo khổ. Các tổ chức từ thiện tư nhân phân biệt rõ giữa những người
thực sự cần được giúp đỡ và những người không cần, cũng như giữa những người cần
giúp đỡ về vật chất và những người cần định hướng lại về mặt đạo đức, cần tư vấn
mang tính cá nhân, điều chỉnh các mối quan hệ hoặc cam kết về mặt tinh thần.
Chính phủ, cho dù có thiện chí đến mức nào, cũng không và không thể phân biệt
được như vậy.
Nhà
nước kéo dài mãi mãi tình trạng đói nghèo

Trong tác phẩm có tính
đột phá Losing Ground (Đánh mất nền tảng) Charles Murray trình
bày những tài liệu nói rằng tình trạng nghèo đói giảm dần trong những thập niên
1940, 1950 và 1960, trước khi chính phủ tiến hành “Cuộc chiến tranh chống đói
nghèo”. Nhưng, sau đó, xu hướng này đã bị lật ngược. Theo số liệu của chính phủ,
tỷ lệ nghèo đói đã không giảm sau 50 năm và 22 nghìn tỷ USD được chi trong cuộc
chiến chống đói nghèo.
Theo nhà xã hội học Marvin
Olasky, sự thất bại này là do chính phủ nhấn mạnh “quyền được hưởng chứ không
phải là nhu cầu”. Khi nhà nước phình ra, thậm chí “những nỗ lực nhỏ trong việc
phân loại và nhận diện cũng được coi là những mưu mô nhằm đổ lỗi cho người
nghèo chứ không phài là chính hệ thống kinh tế xã hội đã làm họ mắc kẹt trong
tình trạng nghèo khó”, Olasky nói. “’Tự do’ có nghĩa là sự giúp đỡ của chính phủ
chứ không phải là cơ hội làm việc và thăng tiến trong công việc”
Những người cha lập quốc của chúng ta sẽ không ngạc
nhiên. Benjamin Franklin nói về nghèo đói như sau:
“Tôi làm việc tốt cho
người nghèo, nhưng … Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để làm việc tốt cho người
nghèo, không phải là làm cho họ cảm thấy thoải mái trong trong tình trạng nghèo
đói, mà dẫn dắt hay đưa họ ra khỏi tình trạng đó. Khi còn trẻ, tôi đi du lịch
nhiều, và tôi quan sát thấy ở những nước khác nhau, rằng nhà nước càng cung cấp
nhiều cho người nghèo thì họ càng ít tự cung cấp cho mình hơn, và đương nhiên là
họ trở thành nghèo hơn. Và ngược lại, càng cung cấp cho họ ít hơn thì họ sẽ tự
cung cấp cho mình nhiều hơn và trở nên giàu có hơn”.
Giữ những người bị áp bức
trong tình trạng nghèo khổ không phải là từ bi, và cũng không tốt đối với nền
kinh tế. Hiểu rõ như thế cho nên Milton Friedman đã tự hào tuyên bố: “Tôi ủng hộ
cắt giảm thuế khóa trong bất kỳ trường hợp nào và bất cứ nguyên nhân nào, vì bất
cứ lý do gì, bất cứ khi nào có thể”. Có rất nhiều lý do và khả năng cắt giảm
cũng có. Đơn giản là cần tìm cho ra cả lý do lẫn khả năng mà thôi.
———————-
David
Weinberger trước đây từng làm cho The Heritage Foundation. Hiện quản lý blog
diversityofideas.blogspot.com.

Nguồn https://fee.org/articles/you-cant-end-poverty-without-cutting-taxes/
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)