Vụ việc diễn ra hai tháng trước đó, và được phát giác nhờ vào việc… video clip ghi nhận sự việc do một học sinh trong lớp được tung lên mạng.
Việc đuổi học 2 nam sinh tham gia vụ đánh nhau cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều, VOV trong một bài viết đã dẫn ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, trong đó ông chỉ ra sự yếu kém về mặt tổ chức, phân bổ chức vụ ở trong lớp và đi đến kết luận “Nên tạo cơ hội cho các học sinh đánh bạn sửa chữa sai lầm.”.
Trong khi đó, trang Đời sống và Pháp Luật trong một bài tổng hợp, đặt câu hỏi: Nữ sinh bị đánh hội đồng: “Đuổi học thì ai dạy?”, nội dung bài dẫn ý kiến chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thanh, cụ thể bà Nguyễn Thị Thanh cho biết, cần phải xem xét hiện tượng này từ gốc thì mới có cách giải quyết, chứ hình thức kỷ luật đuổi học chỉ xử lý được “phần ngọn”.
“Nếu nhà trường “buông tay” với các em học sinh hư, không dạy các em, đẩy các em ra ngoài xã hội thì ai sẽ dạy? Ở lứa tuổi chưa trưởng thành, các em rất dễ bị sa ngã, lôi kéo phạm tội nếu không được giáo dục và định hướng tốt.
Nền giáo dục chủ nghĩa duy vật (bạo lực)
TS. Đoàn Hương, khách mời chương trình Chuyển động 24h đã cho rằng, cảm nhận của bà sau khi xem video clip đánh hội đồng của học sinh lớp 7 ở Trà Vinh là “sự đau xót, đau xót cho các em, và đau xót cho sự giáo dục của chúng ta.”
Bà thẳng thắn nhận định hành động đó chính là “hành động vô văn hóa, phản cảm, và là hành động nguy hiểm.” Bởi vì nó xảy ra ở thế hệ tương lai ở Việt Nam.
Và xã hội Việt Nam sẽ đi về đâu với những chủ nhân như thế này?, TS. Đoàn Hương đặt một câu hỏi viễn cảnh.
Môn giáo dục Công dân lớp 10 (tái bản lần 7) vẫn trở thành nơi nhồi nhét chủ nghĩa duy vật. Ảnh: L.T |
Những hiện tượng nêu trên đơn lẻ, nhưng nó diễn biến suốt trong một thời gian dài, và TS. Đoàn Hương lo ngại, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì nó sẽ bùng thành ngọn lửa lớn.
Khi được (người dẫn chương trình Chuyển động 24h) đặt ra câu hỏi vì sao lại xảy ra hiện tượng như vậy. TS. Đoàn Hương khẳng định: do nền giáo dục của chính ta.
Bà chia sẻ, nhiều lần, cá nhân bà và nhiều giáo sư trong ngành thường xuyên kêu cứu Bộ giáo dục thay đổi sách đạo đức, vì trong bộ sách Đạo đức, chủ yếu dạy về chủ nghĩa Duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những cái rất xa xôi, trong khi văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử lại không có… Và cho đến nay, sau bao lần tiến hành cải cách sách giáo khoa tốn hàng trăm ngàn tỉ đồng ngân sách, mọi thứ đâu lại vào đấy.
Phải chăng thế giới quan duy vật đã đào tạo những đứa trẻ ưa bạo lực? Ảnh: L.T |
Khi đi ra nước ngoài, bà thường nghe người nước ngoài là Việt Nam thích đánh nhau. Mà bà cũng tỏ ra bức xúc trước việc, nhiều lễ hội truyền thống đầu xuân lại mang màu sắc chém – giết – cướp – giật.
Nền giáo dục phi nhân
Báo SGTT từng đăng tải một bài viết của TS. Nguyễn Thị Từ Huy, trong đó bà khẳng định: “Một nền giáo dục áp đặt, thiếu tôn trọng con người sẽ có nguy cơ tạo ra bạo lực.”
Quả thực, mặc dù xác định con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, nhưng trong SGK đạo đức lớp 10, lại là những bài học mang tính định hướng, hoàn toàn không đáp ứng nhu cầu cần thiết cho một học sinh. Nhưng nó lại làm tốt được một điều mà bản thân Bộ giáo dục, và lãnh đạo nhà nước hiện thời mong muốn, chính là “đào tạo nên những đứa trẻ chỉ biết vâng phục một cách thụ động.”.
40 năm qua, con người nào là mục tiêu của sự phát triển xã hội? Ảnh: L.T
|
Và đó chính là mục tiêu đào tạo nên những con người xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.
Một mục tiêu, biến chủ nhân tương lai của quốc gia, thay vì ““tự do phục tùng chân lý”, thì lại tự do phục tùng lý tưởng không tưởng. Môt lý tưởng mà ngay khi con người chạm ngưỡng, đã biết cất lên tiếng dối trá và bạo lực giai cấp đầu đời.
Lý tưởng sao, con người vậy. Khi nhiệm vụ giáo dục không đào tạo nên những con người biết làm chủ bản thân, thì theo TS. Nguyễn Thị Từ Huy, bạo lực sẽ phát sinh, vì bạo lực “chính là hệ quả của sự thiếu làm chủ.”, Bởi trước đó, “các nhà giáo dục học đã khẳng định rằng chính nhờ sự hiểu biết, chính nhờ được giáo dục (dưới hình thức này hay hình thức khác) mà con người tự giải phóng khỏi bản năng hoang dã, cảm thấy ghê sợ phần bạo lực trong chính mình, sự hiểu biết giúp con người chế ngự được bạo lực.”
Đừng trách ngọn, hãy bứng gốc
Trong sự gia tăng bạo lực học đường trong những năm gần đây. Xu hướng thường ám trách học sinh manh động (do tiếp xúc với phim, game bạo lực), trách thầy cô, nhà trường, gia đình (do sự quản lý, giáo dục không tốt)… Nhưng đó mới chỉ là ở phần ngọn.
Gốc chính là nền giáo dục đậm đặc tính chủ nghĩa bạo lực, thể chế xã hội độc tài độc đảng. Chính yếu tồ này đã khiến con người vốn “nhân chi sơ, tính bổn thiện” tiếp nhận bạo lực và hành xử bạo lực như một câu chuyện thường tình nhất. Nơi môn học đạo đức của học sinh trở thành chủ nghĩa duy vật biện chứng học, nơi giao tiếp ứng xử hàng ngày cho phải đạo trở thành câu cửa miệng của bạo lực giai cấp, chủ nghĩa duy vật cao siêu và sự áp đặt lối nghĩ không tưởng về mặt phát triển thể chế xã hội.
Bao nhiêu thầy cô giáo, học sinh đủ để hiểu thế giới quan, phương pháp luận khoa học là gì? Ảnh: L.T |
Đó cũng là cái giá phải trả, nếu chúng ta cứ tiếp tục chấp nhận để con em trở thành nạn nhân của mục tiêu đào tạo con người vì xã hội chủ nghĩa, thay vì là mục tiêu của sự phát triển xã hội.