VNTB – Nếu gọi là “đình công chưa đúng trình tự”, vậy thiệt hại ai sẽ đền bù?

VNTB – Nếu gọi là “đình công chưa đúng trình tự”, vậy thiệt hại ai sẽ đền bù?

 

Hoài Nguyễn

 

(VNTB) – Trong hai vụ đình công đang xảy ra ở miền Bắc ngay sau ngày nghỉ Tết Nhâm Dần, phía chính quyền cho rằng đây là “đình công chưa đúng trình tự quy định”…

 

Vậy nếu xảy ra thiệt hại từ chuyện “đình công chưa đúng trình tự quy định”, thì ai sẽ chịu trách nhiệm dân sự về đền bù?

Ngày 11-1-2022, thông tin từ Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Long An cho biết, nhiều công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH Din Sen Việt Nam – chi nhánh Long An (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) tiếp tục đình công. Trước đó, từ ngày 3-1-2022, khoảng 3.400 công nhân đang làm việc tại chi nhánh này đã ngừng việc tập thể để đòi thông tin cụ thể về thời gian cấp tiền hỗ trợ cho công nhân theo nghị quyết 68 của Chính phủ (chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19) và thông tin về tiền thưởng cuối năm.

Ngay sau đó, Phòng Lao động – thương binh và xã hội huyện Bến Lức, Long An đã đối thoại với đại diện công nhân, đại diện công ty và xác định do Công ty Din Sen có trụ sở tại quận Bình Tân, TP.HCM. Theo quy định trước đây, công ty nộp hồ sơ để giải quyết theo nghị quyết 68 tại quận Bình Tân. Nhưng sau đó, quy định thay đổi và cho phép chi nhánh công ty được nộp tại địa phương thì công ty đã làm các thủ tục tại địa phương.

Đến ngày 4-1-2022, UBND tỉnh Long An đã có quyết định về việc phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do bị ảnh hưởng dịch Covid-19 cho Công ty Din Sen.

Ngay khi có quyết định này, Phòng Lao động – thương binh và xã hội huyện Bến Lức đã thông báo với công nhân là sẽ chuyển tiền sớm nhất đến công ty, và các công nhân ngừng việc đã thống nhất không có ý kiến khiếu nại gì về việc hỗ trợ theo nghị quyết 68 nữa.

Cụ thể trường hợp trên, công nhân đình công đòi quyền lợi và nghĩa vụ giải quyết ở đây thuộc chính quyền chứ không phải chủ doanh nghiệp. Như vậy, những thời gian xảy ra đình đốn công việc chắc chắn không khó để tính toán về con số thiệt hại, song trên thực tế thì chưa thấy cơ quan tư pháp nào quan tâm xử trí vấn đề này để bảo đảm môi trường chính trị ở Việt Nam ổn định như cam kết.

Công tâm mà nói, pháp luật trong chuyện đình công lâu nay không mang tính khả thi, nên không ai quan tâm tuân thủ.

Đơn cử, trường hợp người lao động có quyền đình công, theo căn cứ vào Điều 199 của Bộ Luật lao động 2019 thì tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ Luật lao động 2019 để đình công trong trường hợp sau đây: Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ Luật lao động 2019 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Trường hợp được gọi là đình công bất hợp pháp căn cứ vào Điều 204 của Bộ Luật lao động 2019, quy định các trường hợp đình công bất hợp pháp sau đây: Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ Luật lao động 2019; Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công; Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công; Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định; Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công theo quy định; Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Với hàng loạt yêu cầu về mặt thủ tục như trên, cho thấy khi đáp ứng xong thì gần như mọi chuyện sẽ là ‘nguội ngắt’, trong khi quyền lợi của đôi bên đều bị ảnh hưởng nặng nề ở thời gian dài cho các bước gọi là “trình tự” đó.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)