Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nếu tôi là Phạm Chí Dũng, có thể tôi cũng không chống án!

Thới Bình

 

(VNTB) – Nếu tôi là Phạm Chí Dũng, liệu tôi có chống án không? Rất có thể câu trả lời cũng là không, vì trước hết xét về quy trình tố tụng, việc kháng cáo toàn bộ nội dung vụ án ở đây là bất khả thi.

 

Từ chốn lao tù, nhà báo Phạm Chí Dũng đã có thư cảm ơn hai luật sư đã bào chữa cho ông, và ông nói rằng, “Không kháng cáo bản án không phải là chấp nhận bán án bất công và rất nặng nề này. Số phận của tôi không phải do phiên toà hay đảng cộng sản quyết định và do chúa quyết định”.

Nhà báo Phạm Chí Dũng không phải là tín hữu Công giáo nên niềm tin ở câu “do chúa quyết định”, gợi nhiều ý tứ đa chiều: rất có thể, ‘chúa’ ở đây còn nằm trong cách hiểu của người Việt về mong mỏi một đấng minh quân.

‘Chúa’ có thể là trong cách hiểu như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hồi nào: Chúa đã bỏ loài người / Phật đã bỏ loài người

‘Chúa’ trong Phạm Chí Dũng, có thể như Nguyễn Tất Nhiên: Chúa bây giờ có lẽ / Rơi xuống trần gian mưa…, để rồi với Phạm Duy thì Chúa bây giờ có lẽ xuống trần gian trong mưa…

Và cũng rất có thể ‘chúa’ ở đây là sự thất vọng vào niềm tin công lý của nhà báo Phạm Chí Dũng.

Tôi đã chứng kiến việc các luật sư bào chữa cho tôi và các đồng nghiệp của tôi bị toà án TP.HCM đối xử thiếu văn hoá và thô bạo như thế nào. Tôi hiểu đây là một bản án đã được định sẵn cho chúng tôi để bóp nghẹt tự do báo chí ở Việt Nam.

Nghe kết quả xét xử vụ án nhóm Hiến Pháp ngày 08/01/2021, không có sự thay đổi nào cả. Mà lẽ ra họ phải được trả tự do vì không có tội. Họ chỉ chuẩn bị đi biểu tình để đòi quyền Hiến Pháp chứ không phá rối an ninh.

Chứng kiến nhiều vụ án chính trị xét xử phúc thẩm không thay đổi bản án. Cho nên, tôi quyết định không kháng cáo bản án.

Không kháng cáo bản án không phải là chấp nhận bán án bất công và rất nặng nề này. Số phận của tôi không phải do phiên toà hay đảng cộng sản quyết định và do chúa quyết định.

Hãy để bản án này cho thể giới thấy cái gọi là quyền tự do nhân quyền, tự do báo chí ở Việt Nam như thế nào” – trích tuyên bố của nhà báo Phạm Chí Dũng gửi hai luật sư Nguyễn Văn Miếng và Đặng Đình Mạnh.

Nếu tôi là Phạm Chí Dũng, liệu tôi có chống án không? Rất có thể câu trả lời cũng là không, vì trước hết xét về quy trình tố tụng, việc kháng cáo toàn bộ nội dung vụ án ở đây là bất khả thi.

Bất khả thi này không liên quan các chứng cứ buộc tội, mà đó là trong cách nghĩ của điều luật 117, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

Phía buộc tội nói rằng khách thể của tội phạm theo nội dung điều luật 117 “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, là thông qua việc gây nghi ngờ, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, khách thể của tội phạm này là sự tồn tại, vững mạnh của Nhà nước Chủ nghĩa xã hội Việt Nam.

Trên thực tế thì quyền chính trị là một Hiến định ghi tại Điều 14:

“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Việc hạn chế quyền chính trị bằng điều luật 117 sẽ cản trở một quyền Hiến định khác ghi tại Điều 4.2 “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”.

Những bài viết đăng báo của tác giả Phạm Chí Dũng, giả dụ như có bày tỏ sự hoài nghi vào Đảng và Nhà nước, thì đó là một quyền dân sự, và điều này trên thực tế không thể đưa đến hành vi gọi là “xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Vậy thì hãy để vụ việc đúng như lời của nhà báo Phạm Chí Dũng, “Hãy để bản án này cho thể giới thấy cái gọi là quyền tự do nhân quyền, tự do báo chí ở Việt Nam như thế nào”.

Chỉ lăn tăn duy nhất ở đây, là trong bối cảnh cận kề Đại hội Đảng lần thứ XIII, phải chăng lời nhắn “do chúa quyết định” của nhà báo Phạm Chí Dũng là điềm báo sẽ sớm có minh quân với nước Việt?


Tin bài liên quan:

VNTB- Vì sao Hội Nhà báo độc lập VN bị chặn họp ngày 30/9/2016?

Phan Thanh Hung

VNTB- Kiểm tra tài sản 1,000 quan chức, một chiến dịch rúng động?

Phan Thanh Hung

VNTB- Vì sao VNCH không còn là ‘ngụy quân ngụy quyền’?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo