Việt Nam Thời Báo

VNTB- Người nhà của những ngư dân bị phía Indonesia bắt giữ kêu gọi giúp đỡ…!

Hàn Giang

(VNTB) – Như Việt Nam Thời Báo (VNTB) từng đưa tin cách đây không lâu, vào tháng 7/2016 vừa qua có 69 ngư dân ở tỉnh Bình Thuận đã bị lực lượng tuần tra biển Indonesia bắt giữ khi đang đánh bắt ở vị trí địa lý được cho là còn nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Phía Indonesia sau đó thả về 45 người và hiện còn giữ 24 người. Tại Việt Nam, người thân của những nạn nhân mong muốn phía Indonesia sớm thả hết những người còn lại và chính quyền các cấp cũng như những cá nhân, đoàn thể quan tâm, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là giúp giải quyết nợ nần, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục những chuyến đi bám biển ngoài mục đích mưu sinh còn góp phần gìn giữ và khẳng định chủ quyền biển đảo…
Kết quả hình ảnh cho hinh anh ngư dân bị phía Indonesia bắt giữ
Bà Nguyễn Thị Kính, chủ tàu BTh 97974 TS, đối diện với tình trạng nợ nần khi con tàu bị phía Indonesia bắt giữ – Ảnh: NG.NAM

Bị Indonesia bắt và làm vỡ thuyền ngay trong vùng biển Việt Nam…?

Bà Nguyễn Thị Cường năm nay đã hơn 70 tuổi, sinh sống tại thị xã LaGi, tỉnh Bình Thuận chia sẻ với VNTB rằng, bà có người con rễ là anh Trần Văn Yên vào ngày 24/7/2016, bị lực lượng tuần tra biển Indonesia bắt cùng các bạn thuyền khác khi đang đánh bắt xa bờ. Ngoài việc bắt người, phía Indonesia còn làm vỡ thuyền của mọi người. Theo bà Cường, ban đầu khi hay tin anh Yên nói đánh bắt xa bờ thì bà can ngăn vì lo sợ gặp phải rủi ro, nguy hiểm nhưng anh Yên vì cuộc sống gia đình quá khó khăn nên đành phải đánh nước liều giong thuyền ra khơi và rồi điều gì đến cũng đã đến. Bà Cường chia sẻ:

“Con rể của tôi là Trần Văn Yên, tôi thì già rồi nên không biết cái gì, tôi có chiếc thuyền để cho con nó đi đặng kiếm cái sống hằng ngày.”

Từ những bạn thuyền bị bắt sau đó được phía Indonesia thả về lại Việt Nam, họ đã cho bà Cường biết là trước khi bị lực lượng tuần tra biển Indonesia bắt thì cũng như bao thuyền đánh bắt khác, thuyền của anh Yên đánh ở vùng biển được xác định vị trí tọa độ là vẫn còn đang nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, ước chừng cách phía Indonesia khoảng 36 hải lý.   

Một phụ nữ khác cũng sinh sống tại thị xã LaGi là bà Trần Thị Lụa, người mà VNTB từng thông tin “Chồng bị bắt ở Indonesia, vợ ở nhà vừa bị kết án tù vừa kêu cứu cho chồng” xác định lời của bà Cường chia sẻ là chính xác. Bà Lụa còn kể thêm, trước khi phía lực lượng tuần tra biển Indonesia bắt giải các ngư dân về phía Indonesia lập biên bản xác nhận tội “Đánh bắt trong vùng biển bất hợp pháp” thì chồng bà Lụa là anh Nguyễn Long, anh Yên và những bạn thuyền đã đấu tranh quyết liệt với phía lực lượng tuần tra biển Indonesia mãi sang ngày 25/7/2016, anh Yên mới cập nhật tin tức về phía trạm biên phòng Việt Nam biết tình hình. Bà Lụa nói:    

Anh Trần Văn Yên cập nhật tin tức về cho anh Thạnh là trưởng trạm biên phòng biết tình hình mọi người nằm trong vùng biển Việt Nam đang chiến đấu mãi cho đến 6 giờ mà mấy anh không ra. Bây giờ, phía nó(Indonesia) bắt tụi tôi về làm cam kết, biên bản nhưng chúng tôi không ký thì nó đánh đập quá trời luôn. Bây giờ có ký không? Anh Thạnh nói ký thôi bây giờ để giữ mạng sống

Như đã nói trên, cả thẩy có 69 ngư dân bị phía Indonesia bắt trong vụ này nhưng phía Indonexia đã thả về 45 người, còn lại 24 người. Bà Lụa nói tiếp:

“Trước đó hai ngày, tàu quân sự Mã Lai thấy tàu thuyền của mình nằm trong vùng biển của mình nên họ không dám làm liều trong khi thằng Indonesia thì nó bắt, mấy người được thả về nói nơi thuyền mình đánh bắt cách thằng Indonesia 180km lận.”

Cái may mắn trong cái rủi là anh Long, anh Yên và những ngư dân còn bị giữ ở Indonesia có liên lạc về gia đình và cho biết tình hình là không bị phía Indonesia bắt giam, cho đi làm những công việc với người dân sở tại để tự nuôi sống bản thân nhưng không cho về lại Việt Nam, nghe nói nếu không có gì thay đổi là chờ ngày ra tòa.  

Mong trợ giúp dầu để được tiếp tục bám biển  

Khoảng mấy ngày sau khi các ngư dân bị Indonesia bắt giữ, bà Cường và bà Lụa có tham dự buổi họp do chính quyền địa phương tổ chức. Hai bà có trình bày tình hình chồng con như đã nêu và nhờ chính quyền đỡ những phí tổn như dầu, nợ nần… Bà Cường nói:

Tôi có đi ra họp, tôi có yêu cầu với họ (đại diện chính quyền địa phương) là tôi già rồi, mong họ giúp đỡ những phí tổn như dầu ở những chuyến ra đi, xin tiền dầu để trả nợ thôi. Họ còn nói thêm với tôi rằng; ý bà nói là làm sao để phía Indonesia đừng đập con rễ bà phải không? Tôi nói xin đừng đánh kẻo nó về mang bệnh hoạn không có tiền mà uống thuốc…Xin tiền dầu và trả nó về sớm để nó về với vợ con. Họ dạ dạ vâng vâng vậy có thấy gì đâu

Bà Lụa tỏ thất vọng trước một vài hành xử của chính quyền địa phương như chính quyền địa phương không đến thăm hỏi những gia đình gặp nạn, đã không giúp đỡ dầu mà còn cắt dầu hỗ trợ của những ngư dân này, dầu này vốn từ trước giờ chính quyền hỗ trợ cho những ngư dân đánh bắt xa bờ, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Cũng bà Lụa, ngoài đơn từ kêu cứu cho chồng tại chính quyền địa phương thì bà Lụa còn liên lạc phía Đại sứ quán Indonesia có đặt trụ sở tại Việt Nam để trình bày vụ việc cho phía nhân viên Đại sứ quán Indonesia được rõ. Theo bà Lụa, phía Indonesia có trả lời rằng:

“Phía Đại sứ quán Indonesia có nói là sẽ đánh đơn của mọi người sang Indonesia để phía bên Indonesia khoan hồng đặng mọi người được ra về nhưng không biết có được hay không”

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn báo TPO đăng vào ngày 25/8/2016, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã làm gì để bảo hộ công dân của mình? Đại diện là ông Hoàng Anh Tuấn đáp:

“Chúng tôi cũng thuyết phục phía bạn rằng, ngư dân là những người làm công ăn lương, họ dường như không hiểu gì về chuyện xâm phạm, vì thế họ chỉ bị xử tương đối nhẹ. Tuy nhiên, thuyền trưởng và máy trưởng bị phía bạn cho là có chủ đích nên bị xử nặng, đặc biệt nếu xâm phạm vào vùng 12 hải lý thì bị xử rất nặng, cao nhất có thể lên tới 6 năm tù.

So với các mức phạt cơ bản, với sự can thiệp của đại sứ quán, mức phạt có giảm, nhưng cũng phải nằm trong khung phạt của họ. Ngoài ra, đại sứ quán cũng nhân các dịp đặc biệt như lễ, tết hay quốc khánh của họ hoặc của Việt Nam thì xin ân xá xin trên cơ sở nhân đạo để được giảm án. “

Xin giúp đỡ tiền dầu để trang trải nợ nần và đừng đánh đập chứ mất thuyền là mất tất cả khổ lắm chứ không có nói gì hết.”- lời mong muốn của bà Cường.

Tin bài liên quan:

VNTB- Phản đối chuyến sang Việt Nam của ông Dương Khiết Trì: Tâm lý không ưa Trung Quốc…!

Phan Thanh Hung

VNTB- “Khạc tiền ra cho người dân”: “Trên bảo dưới không nghe”…!

Phan Thanh Hung

VNTB – Dak Lak: Một hộ dân kiệt quệ cuộc sống vì Chính quyền sai

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo