VNTB – Nguồn vốn xã hội hóa: bức bình phong của tham nhũng?

VNTB – Nguồn vốn xã hội hóa: bức bình phong của tham nhũng?

Hàn Lam

(VNTB) – “Nhà đầu tư tư nhân” như Việt Á, hay  Vũ “nhôm” ở Đà Nẵng đều là sân sau của những quan chức chính phủ đương nhiệm, hoặc lui “về làm người tử tế”.

 

Nguồn vốn xã hội hóa được hiểu là những qui định phi chính thức, những chuẩn mực và các mối quan hệ lâu dài giúp thúc đẩy các hành động tập thể và cho phép mọi người thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh cùng có lợi.

Do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam không bố trí được nguồn vốn đầu tư nhà ga hành khách T2 sân bay Đồng Hới trong năm 2022, nên UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Thủ tướng cho đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Đó là nội dung công văn vừa được ông Trần Thắng – chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình – ký gửi Thủ tướng về đầu tư dự án nhà ga hành khách T2 sân bay Đồng Hới.

Thuộc tính sinh lợi cho biết vốn xã hội phải có khả năng sinh ra một nguồn lợi nào đó cả về mặt vật chất và tinh thần. Tính hao mòn là thuộc tính hệ quả của tính sinh lợi, một điểm khác biệt quan trọng của vốn xã hội với các loại vốn khác là ngày càng sử dụng càng tăng.

Cũng chính vì vậy mà vốn xã hội có thể bị suy giảm và triệt tiêu nếu không được sử dụng có thể bi phá hoại một cách vô tình hay cố ý khi vi phạm qui luật tồn tại và phát triển của loại hình vốn này. Là loại hình vốn nên vốn xã hội cũng sẽ thuộc sở hữu của một cộng đồng xã hội nào đó, là một loại hình vốn nên nó có thể được đo lường, tích lũy và chuyển giao. Một đặc điểm khác nữa của vốn xã hội là nó được làm tăng lên trong quá trình chuyển giao.

Vốn xã hội có tính hai mặt: nó có thể hướng đến sự phát triển hoặc thiên về tính bảo tồn, kìm hãm sự phát triển. Vốn xã hội phải thuộc về một cộng đồng nhất định là sự chia sẻ những giá trị chung, những qui tắc và ràng buộc chung của cộng đồng đó.

Như vậy một khi thiếu vắng những quy định liên quan đến quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư/ đối tác tư nhân trong các dự án xã hội hóa dẫn đến chưa tạo dựng được một thị trường cạnh tranh, minh bạch và còn đương nhiên tiềm ẩn nhiều hệ lụy mà vụ kit test Việt Á là một đơn cử.

Trên thực tế, trường hợp dự án xã hội hóa không thực hiện theo quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và do tính đa dạng của các hoạt động xã hội hóa nên việc áp dụng quy trình đấu thầu còn lúng túng. Bên cạnh mô hình đầu tư ngoài công lập thực hiện theo quy định về đầu tư hiện hành, mô hình liên doanh, liên kết hầu như chưa có thủ tục để thực hiện một cách rõ ràng, minh bạch.

Nói một cách khác, xã hội hóa bao hàm nhiều hoạt động, trong đó có những hình thức không áp dụng quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư như trường hợp cơ sở sự nghiệp công lập tự vay vốn hoặc huy động vốn để đầu tư dự án.

Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp, cơ sở thực hiện xã hội hóa đều mong muốn triển khai nhanh các dịch vụ xã hội hóa, đồng thời việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xã hội hóa cũng chưa có hành lang pháp lý đầy đủ, nên các cơ sở thực hiện xã hội hóa thường tự lựa chọn đối tác/ nhà đầu tư tư nhân. Mà điều này ở Việt Nam lâu nay cho thấy cái gọi là “nhà đầu tư tư nhân” kiểu như Việt Á chẳng hạn, hay loạt doanh nghiệp đình đám của Vũ “nhôm” ở Đà Nẵng đều là sân sau của những quan chức chính phủ đương nhiệm, hoặc lui “về làm người tử tế”.

Về minh bạch hoá, hoạt động liên doanh liên kết, các dự án, đề án liên doanh, liên kết nhân danh xã hội hóa được minh bạch hóa theo quy chế nội bộ, chưa thực sự hướng tới sự giám sát rộng rãi và độc lập. Điều này xuất phát từ thực trạng chung là thiếu cơ chế khuyến khích sự tham gia giám sát, đánh giá của các đơn vị độc lập, người sử dụng dịch vụ.

Còn dự án PPP được công khai hoá, minh bạch hoá từ danh mục dự án đến các bước lựa chọn nhà đầu tư tại Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và trang web của các bộ, địa phương. Dĩ nhiên không hẳn các dự án PPP không dính tới chuyện buộc phải “bà thò chân giò, ông góp chai rượu” trong những áp phe làm ăn trong thể chế chính trị không chịu sự áp lực cạnh tranh của các ghế quyền lực ở Quốc hội đa đảng phái như các quốc gia khác.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)