Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nhân nghe tin cây bút Vũ Hạnh giã từ đời cách mạng sân si, bàn về dòng văn học “Cách mạng miền Nam”

Dương Tử

(VNTB) – Chưa từng có nhà văn cách mạng nào sinh ra và hoạt động ở miền Nam từ thời trước 1975.

***

1. Vũ Hạnh trước  và  sau 1975

Báo chí đưa tin Vũ  Hạnh cựu tổng thư kỳ Hội  nhà văn TP.HCM giã từ cuộc đời cách mạng sân si ngày 14. 8, chôn ngày 15.8.  

Một chàng học trò tú tài tham gia mặt trận Việt Minh ngoài vùng Quảng Nam…sau trôi nổi vào Sài Gòn lập nghiệp. Có năng khiếu và đam mê viết văn.

Trong khi viết văn, làm báo chí tự do ở  Sài Gòn Vũ Hạnh được coi là một “chỉ điểm văn hóa” nơi đây (nói văn vẻ là hoạt động đơn tuyến).

Vũ Hạnh viết truyện ngắn Bút Máu (1958)  lối văn cổ trang biểu tượng, an toàn, lập ngôn, vô thưởng vô phạt. Ai viết cũng được. Bút máu và các tiểu luận “Người Việt cao quý(1965) mạo danh người Ý, Đọc lại Truyện Kiều (1966), Văn hoá và mạo hoá (1971)

Phá đám “Đại hội văn nghệ miền Nam” do phủ thủ tướng chủ trì. Vũ Hạnh viết tiểu luận “Vài nhận xét về Đề án văn hoá của giáo sư Phạm Đình Ái. Hồi đó chính quyền Sài Gòn có chủ trương tổ chức đại hội Văn hoá và thành lập Viện Văn hoá. Vũ Hạnh cho rằng “chính quyền muốn nắm lấy văn hoá, muốn “giám sát” và “bảo hộ văn hoá”, mà thực sự là muốn trói buộc văn hoá”.

Nhờ chế độ tự do ngôn luận, tự do báo chí và lập Hội dưới chế độ VNCH đệ nhị, Vũ Hạnh tự nhận tư cách là Tổng Thư ký của “Lực lượng Bảo vệ Văn hoá Dân tộcđã diễn thuyết để kêu gọi các nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ yêu nước tiến bộ cần bảo lưu và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc (ra mắt công khai từ năm 1966). Một cái tổ chức dân sự tự do không có lực lượng, trụ sở… như bóng ma, lấy cái danh hão kêu to cho oai.

Hoạt động đơn tuyếncủa Vũ Hạnh cũng gần giống  trường hợp ông nhà văn Vũ Bằng di cư 1954, cũng gần  như vậy. Mang tiếng là “hoạt động đơn tuyến” nhưng cũng vô dụng, không làm được gì. Thực ra là hai nhà văn được cài đặt làm chỉ điểm văn hóa, dòm ngó soi mói văn nghệ sĩ… báo tin cho cấp trên để xử lý nếu cần. Không rõ thành tích cụ thể của hai gián điệp cầm bút này, sau 1975 không thấy báo cáo phô trương như 2 ông tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ (?!)

Sau 1975, Vũ Hạnh được móc nối lại, giữ chức Tổng thư ký Hội nhà văn TP. HCM

Với nền văn học mới, thực chất chẳng có việc gì làm. Vũ Hạnh cứng bút không viết được vì lạc lõng.  Tuy nhiên ông chiếm được một chức vụ lãnh đạo văn nghệ, hưởng đãi ngộ nào đó của chế độ. Hẳn là lúc này Vũ Hạnh mới bắt đầu đọc lý luận văn học xã xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên trong đời và ngớ người ra… Thôi chết rồi, khi ông viết tham luận đả kích chế độ “văn nghệ kìm kẹp” thời Đệ Nhất cộng hoà gia đình trị họ Ngô rất hăng hái… thì bây giờ hóa ra văn nghệ cách mạng còn là “sư tổ thời ông Diệm nữa”. Thời ông Diệm Nhu trong bối cách xã hội miền Nam chưa ổn định, giáo phái tranh giành, một cơ chế tự do dân chủ mới đang xây nền móng. Nếu có ít nhiều yếu tố tiêu cực độc  tài cũng là dể hiểu. Bây giờ xã hội chủ nghĩa thì còn độc  tài kìm kẹp quá cha!

Sau 1975, ông Hạnh mới nếm mùi “văn nghệ cách mạng thực sự”, và nhận thấy không thể viết gì được, suốt 46 năm qua (1975-2021). Ông cũng không bao giờ dám đăng đàn nói lý luận với ai, ngượng mồm nói không được… Ông xoay trở lợi dụng chức vụ thủ lãnh để xuất bản tác phẩm cũ trước 1975 nhằm lấy le với đám đàn em mới vào nghề. Ông trở thành cái bình phong cho ban tuyên giáo lợi dụng là cây đa cây đề của “văn học cách mạng miền Nam”… Ngồi buồn chán như ông Bụt ngồi trên tòa cao, chẳng biết lãnh đạo “văn nghệ cách mạng” thế nào, máu viết vẫn còn, Vũ Hạnh quay ra với sở trưởng viết truyện giải trí “Người nhà trời” miêu tả các nhân vật giang hồ hảo hán Sài Gòn ngày xưa. Truyện này cũng chìm vào quên lãng chẳng ai biết, từ khi viết ra cho đến nay. Và Vũ Hạnh viết hồi ký nhâm nhi thời tranh đấu, viết sao cũng được, chẳng ai kiểm chứng….

Vũ Hạnh có nét gì đó giống như “nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn” sau khi chấm dứt chiến tranh mới vỡ mộng, hiểu ra sự ngộ nhận của mình về tinh thần dân tộc. Nhưng các người ấy đành ngậm miệng không dám tự phủ nhận mình.

2. Xếp Vũ Hạnh vào chỗ nào trong văn học sử mai sau ?

Thực ra Vũ Hạnh về bản chất sáng tác vẫn là “giọt nước của dòng văn học đa nguyên, tự do dân chủ” dưới chế độ Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa. Vũ Hạnh chẳng hề có yếu tố “nhà văn cách mạng” gì hết trơn!

Có thể kể thêm cây bút báo chí trào phúng Lê Văn Nghĩa cũng vừa qua đời tháng 7 năm 2021. 

Lê Văn Nghĩa nhà văn trào phúng nổi tiếng của Sài Gòn HCM hiện đại. Ông qua đời ở tuổi 68 vào tối 25/7/2021, trước  đồng nghiệp Vũ Hạnh một tháng. Lê Văn Nghĩa tham gia phong trào học sinh sinh viên yêu nước xuống đường đấu tranh trước năm 1975, bị bắt giam, từng bị đày ra nhà tù Côn Đảo…. Sau 1975, ông Nghĩa vào nghề “báo  chí cách mạng”. Lê Văn Nghĩa từng là Phó tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, Chủ biên phụ bản Tuổi Trẻ Cười, với các bút danh nổi tiếng: “Điệp viên Không Không Thấy, Thằng Hề, Hai Cù Nèo, Đại Văn Mỗ”… Lê văn Nghĩa nổi  tiếng là cây bút trào phúng hàng đầu của nền báo chí văn học Việt Nam đương đại.  Đối tượng phê phán mỉa mai của Tuổi Trẻ Cười chính là… chế độ XHCN tốt đẹp.

3. Có hay không “dòng văn học cách mạng” ở miền Nam Việt Nam trước 1975?

Điểm qua những cây bút “cách mạng miền Nam” như Nguyên Ngọc, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Lê Anh Xuân, Nguyễn Thi, Nguyễn Trọng Oánh, Dương Hương Ly, Dương Thị Xuân Quý… và đặc biệt Nguyễn Khoa Điềm.…Toàn bộ số cây bút này là dân tập kết ra Bắc và cán bộ văn học báo chí miền Bắc đi B. Mấy cây bút hồi kết dần dần tăng cường vào Nam. Viết bài gửi ra, mạo bút danh là người Nam Bộ, nhưng chỉ xuất bản ở miền Bắc, thu hút sự hiếu kỳ của độc giả miền Bắc. Ở miền Nam trước 1975 không ai nghe tên và tác phẩm của tất cả các ông này… Đó thực sự  là “phần nối dài của văn học XHCN miền Bắc”, chẳng phải “dòng văn học cách mạng miền Nam” như giáo trình Đại học Sư phạm Văn khoa Hà Nội biên soạn.

Cây bút Nguyễn Quang Sáng viết “Đất Lửa” lấy bối cảnh An Giang trước 1975…. Sau 1975 nhà văn bị dân Phật giáo Hòa Hảo xứ này phản đối, không dám đi thực tế xứ này nữa, đừng nói được bạn đọc chào đón.

Cây bút Anh Đức hồi kết trở lại miền Nam, viết tiểu thuyết “Hòn Đất” nổi tiếng ở miền Bắc, nhưng ở miền Nam không ai biết. Sau 1975,  dân Rạch  Giá huyện Hòn Đất mới đọc tiểu thuyết về xứ mình. Những  người kháng chiến và tỉnh ủy bực bội, phản đối nhà văn bịa đặt, vô tình bôi xấu người kháng chiến ngu dốt tả rằng “du kích  Hòn đất bị đối phương truy kích lại chui vào Hang Hòn như đàn chuột hun khói”.

Nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi Đảng, giã từ Hội nhà văn Việt  Nam, lập ra Văn đoàn độc lập.

Nhà thơ Bùi Minh Quốc đồng chủ trương “Việt Nam Thời Báo” của Hội  nhà  báo độc lập Việt Nam.

Cây bút thành công nhất là Nguyễn Khoa Điềm sau 1975 quay ra Hà Nội, leo tới chức cao nhất là Ủy viên Bộ chính trị, cựu Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa…. Khi nghỉ  hưu ông Điềm viết bài thơ “Đất nước những tháng năm thật buồn” bị liệt vào loại “tự diễn biến tự chuyển hóa”.

Rút cục, chưa từng có nhà văn cách mạng nào sinh ra và hoạt động ở miền Nam từ thời trước 1975. Kể cả Vũ Hạnh, Lê Văn Nghĩa, Sơn Nam sinh trưởng và hoạt động ở miền Nam (không thuộc diện “miền  Bắc chi viện và tập kết trở về” như số cây bút kể trên).


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Thủ Thiêm nghe mà đau đớn!

Do Van Tien

VNTB – Binh sĩ tử trận, kiện tới âm ty – Diêm vương thiên vị, bị xử tội chết

Phan Thanh Hung

VNTB – Tản mạn về bóng đá và chính trị

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo