Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nhân sự Mặt trận Tổ quốc hay ‘nơi an lão’?

Anh Văn (VNTB) Những luân chuyển về mặt cán bộ của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam gần đây là đáng chú ý. Nhất là gần đây, ông Phạm Minh Chính – Trưởng ban tổ chức T.Ư Đảng hoan nghênh “đề xuất bổ sung” Tân Chủ tịch MTTQ Trần Thanh Mẫn vào Bộ Chính trị.

Ông Trần Thanh Mẫn và ông Nguyễn Thiện Nhân

“Ý kiến của GS Phạm Xuân Hằng là rất chính đáng. Vào thời điểm thích hợp chúng tôi sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét nguyện vọng này”, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cho báo giới biết.
“Ý kiến của GS Phạm Xuân Hằng là rất chính đáng. Vào thời điểm thích hợp chúng tôi sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét nguyện vọng này”, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cho hay.
Mặt trận Tổ quốc: nơi an lão
Về mặt lãnh đạo, có xu hướng là nơi “an lão” sau khi đảm nhiệm các chức vụ cao cấp khác. Như Ông Nguyễn Hữu Thọ; từng giữ Quyền Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc Hội (Khóa VII), sau cùng ông mới giữ chức Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1988-1994); hay ông Lê Quang Đạo người từng giữ chức vụ Phó Bí thư thành ủy, kiêm Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự Hà Nội; Bí thư Trung ương đảng, Chủ tịch Quốc Hội, sau cùng mới đảm nhiệm chức Chủ tịch Mặt trận.
Thứ hai, tính trồi sụp về vị trí Ủy viên Bộ Chính trị theo lối 0-1-0, tức người tiền nhiệm không có chức danh Ủy viên Bộ chính trị, thì người kế tiếp sẽ có. Cụ thể: ĐH I (1977), ĐH III (1988); ĐH IV (1994); ĐH VII (2009) người giữ chức vụ Mặt trận đều không phải là Ủy viên Bộ Chính trị. Các kỳ ĐH còn lại là do Ủy viên Bộ Chính trị nắm giữ trong đó: ĐH II – 1983 là cụ Hoàng Quốc Việt; ĐH V – ĐH VI ông Phạm Thế Duyệt.
Lịch sử sẽ lặp lại vào ĐH VIII khi người tiếp nhận chức vụ Chủ tịch không phải là Ủy viên Bộ Chính trị nếu như ông Huỳnh Đảm, khi sắp rời nhiệm kỳ (2013) đã phải lên tiếng rằng:“Có ý kiến nói tôi nên làm đến hết nhiệm kỳ, chỉ còn hơn một năm, vì cuối năm 2014 chúng ta tổ chức đại hội. Nhưng tôi nhận thức rằng có ủy viên Bộ Chính trị sang đây sớm thì uy tín chính trị của tổ chức Mặt trận cũng sớm được nâng cao”.
Điều đó cho thấy rằng, thời điểm ông Đảm giữ chức vụ, Mặt trận đã không phát huy đúng hiệu năng của nó là “cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” trước các vấn các vấn đề chính trị, xã hội lớn của đất nước. Nhất là từ năm 2007, khi Trung Quốc xâm hại vùng biển Đông, đã làm bùng phát các cuộc biểu tình lớn nhất – quy mô nhất kể từ sau năm 1975. Đồng thời, từ thời điểm này trở đi, số nhân sĩ – trí thức bị bắt vì Điều 258, Điều 88 tăng lên (trong đó có cả ông Cù Huy Hà Vũ), các vụ đất đai và xung đột xã hội phát tán mạnh (trong đó có vụ Đoàn Văn Vươn). Sự “chán nản”, có phần mệt mỏi của ông Huỳnh Đảm qua câu nói trên đã phần nào phác họa thực cảnh “bình phong” mà Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam phải gánh.
Do vậy khi ông Nguyễn Thiện Nhân về làm Chủ tịch MTTQ cũng là để “vớt” tiếng nói (dù còn hình thức) của mặt trận lên Bộ chính trị, trong đó ông có đề cập đến vấn đề tăng cơ cấu người ngoài Đảng vào Quốc Hội; Quy chế giám sát, phản biện xã hội cũng được đề cập trở lại.
Sự chán nản và hơi thở thực tiễn
Giờ đây, với “cú sốc chính trị” của ông Đinh La Thăng, việc chuyển ông Trần Thanh Mẫn về cũng nên phải tiếp tục giữ cho Mặt trận một tiếng nói, do đó, việc ông Phạm Minh Chính – Trưởng ban tổ chức T.Ư Đảng hoan nghênh “đề xuất bổ sung” vào Bộ Chính trị cũng là một điểm đáng chú ý.
Nhưng để Mặt trận trở lại vị thế đúng như vai trò của nó thì không những phải cần một Ủy viên Bộ Chính trị cầm dây, mà bản thân Tổ chức cũng cần phải xác định “đây là tổ chức đoàn kết các giai tầng, giám sát và phản biện chính trị – xã hội”. Chỉ có như thế thì việc đưa ông Trần Thanh Mẫn vào Bộ Chính trị mới thực sự đáng chú ý, ít nhất ông Mẫn cũng chưa trải qua các “chức vụ cao cấp” trước đó, tuổi đời ông còn trẻ,…
Mặt trận trong thời điểm hiện nay (Trung Quốc đang tiếp tục xâm hại lãnh hại) cần phải cho thấy tính chất “quần chúng công” rộng lớn hơn, khi được ăn ngân sách và quản 5 tổ chức lớn khác chi phối các giai tầng xã hội như: Đoàn Thanh Niên; Công đoàn; Hội Cựu chiến binh; Hội Phụ nữ; Hội nông dân với tổng 42,5 triệu hội viên. Và trải rộng từ Trung ương cho đến cấp chi hội thôn/ xóm/ khối…
Mặt trận phải phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ thực sự của mình trong đời sống mới
Điều cần nhất, là Mặt trận Tổ quốc phải trở về với vai trò pháp định của nó, từ Lập pháp (tổ chức bầu cử Quốc Hội, đề cử ĐH QH, trình và góp ý xây dựng dự án luật), đến Hành pháp (tham gia quản lý nhà nước, trợ giúp Chính phủ thực hiện chức năng nhà nước,…), Tư pháp (tham gia tố tụng, tuyển chọn thẩm phán, phối hợp Viện kiểm soát trong kiểm soát hoạt động tư pháp). Tính chất Mặt trận sẽ được phát huy, lòng dân sẽ an hơn, tính chính trị và phản biện sẽ gia tăng khả năng đoàn kết lực lượng xã hội; và cùng với các tổ chức xã hội dân sự khác – đây sẽ là một tiền đề mở rộng không gian xã hội dân sự tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra, nếu Mặt trận làm được những điều mà bản thân Mặt trận đã vạch ra trên… lý thuyết.
Điều đó đồng nghĩa, Việt Nam phải “học tập” Trung Quốc trong cách gia tăng vị trí – vai trò thực của Mặt trận, trở thành một “cơ quan cố vấn chính trị” đúng nghĩa của Đảng và Nhà nước, nơi tiếng nói người dân được lắng nghe và hiện thực hóa, như cách mà Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc làm được.
Ngược lại, thay vì có một “vị thế” mới, chắc hẳn ông Mẫn sẽ tiếp tục mài ghế tại MTTQ và chờ một sự “bất ngờ” được phân công về đâu đó, với chức vụ mới như cách ông Nhân bày tỏ sự vui mừng về “bất ngờ” trở thành Tân Bí thư thành ủy Tp. Hồ Chí Minh vào sáng ngày 22/6, trong phát biểu tại Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (khóa VIII).

Tin bài liên quan:

‘Sân golf trong sân bay’: Mọi hướng vào Tân Sơn Nhất kẹt cứng, khách chạy bộ tới phi trường *

Phan Thanh Hung

VNTB- Kiểm tra tài sản 1,000 quan chức, một chiến dịch rúng động?

Phan Thanh Hung

Nhà hoạt động Trần Thị Nga đối mặt ‘bản án có chỉ đạo’

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo