Việt Nam Thời Báo

VNTB- Nhìn lại nhân vật Nguyễn Tấn Dũng: Luật Biểu tình và sự ma mị

Thảo Vy

(VNTB)– 400 học viên là các quan chức cấp cao nhất trong bộ máy quản lý của TP.HCM sẽ phải theo học một khóa gọi là “nghiên cứu, học tập” tại Học viện Cán bộ TP.HCM. Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ đứng lớp trong bốn buổi sáng từ ngày thứ ba 11-10 đến thứ sáu 14-10. Ông sẽ truyền dạy môn có tên là “Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước”. Không biết ông có đủ dũng cảm để chia sẻ những sai lầm của mình, hay là ông tiếp tục ma mị như thời ông còn đỉnh cao quyền lực?
Kết quả hình ảnh cho hinh anh Nguyễn Tấn Dũng và bauxite

Luật Biểu tình được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề nghị xây dựng trong một kỳ họp Quốc hội vào năm 2011. Việc này cũng đã giao cho Bộ Công an soạn thảo. Song sau đó cũng chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chưa thể trình quốc hội.
Và bất ngờ hơn là ngỡ rằng bước vào nhiệm kỳ mới của quốc hội, vị nữ chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ mạnh dạn hơn ông cựu chủ tịch già nua để quyết liệt trả nợ cho dân về luật biểu tình, thế nhưng cả bà, cả ông tân thủ tướng và ông tổng bí thư đều đồng tình là vẫn tiếp tục ‘treo’ luật này.

Thủ tướng vi hiến
Trong phần phát biểu thảo luận tại hội trường quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đây từng nhấn mạnh, chúng ta vẫn hạn chế quyền con người, trong đó có quyền biểu tình, bằng văn bản dưới luật như hiện nay là trái với Hiến pháp”, tuy nhiên không hiểu tại sao trong suốt 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dây dưa kéo dài chuyện hạn chế quyền con người và vi hiến đến như vậy.
Quốc hội, kỳ họp quan trọng vào tháng 9-2013 thông qua Hiến pháp sửa đổi, nhưng không đả động gì đến Luật Biểu tình. Tháng 12-2013, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trong một lần phát biểu với báo giới đề cập: Luật về Hội và Luật Biểu tình sẽ ban hành “vào thời gian tới”. Về phía Chính phủ, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo Luật Biểu tình sẽ đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016. Tuy nhiên sau đó, cũng chính Thủ tướng Chính phủ lại đề nghị hoãn trình quốc hội dự luật biểu tình.
Sở dĩ có thể nêu đích danh người cản trở ở đây là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì trước đó, trong phiên họp do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức cũng có 23 đại biểu Quốc hội ủng hộ việc xây dựng và thông qua Luật này càng sớm càng tốt, “vì biểu tình là quyền con người, quyền công dân thì nếu có bị hạn chế phải được thể hiện bằng Luật chứ không thể bằng một Nghị định của Chính phủ (dưới luật)”.

Biểu tình chống Trung Quốc là phạm pháp!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng phát lời kêu gọi về việc không tham gia các cuộc biểu tình không hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng và hàng triệu tin nhắn được gửi đến các điện thoại cá nhân, thì người dân nghe theo nhưng cũng không ít những băn khoăn: Thế nào là biểu tình không hợp pháp, chẳng lẽ phản đối hành động khiêu khích của Trung Quốc, bày tỏ sự phẫn nộ và biểu hiện lòng yêu nước, ủng hộ Chính phủ mà cũng bất hợp pháp sao?
Hệ lụy đau lòng của việc thiếu Luật Biểu tình là sự gây ức chế cho dân chúng trước những vấn đề quốc gia đại sự, thậm chí, khi Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối Trung Quốc thì chính người dân của Việt Nam lại không được biểu thị sự phản đối của mình.
Cựu bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đăng đàn phát biểu với báo chí rằng: “Có Luật (biểu tình) thì chúng ta sẽ có hành lang pháp lý để quản lý tốt việc biểu thị ý kiến của người dân, cũng là thể hiện một bước tiến của dân chủ trong xã hội”.
Bước tiến dân chủ ấy, hoàn toàn không hề có dưới thời nội các của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Bài học xương tủy cho những người còn mơ màng về ông Nguyễn Tấn Dũng
Trong một trả lời Đài Chân Trời Mới – Bureau CTM Media, hôm 7-3-2016, ông Phạm Chí Dũng – chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, nói rằng chưa bao giờ ông Nguyễn Tấn Dũng thể hiện một cách triệt để và có hiệu quả đối với việc ủng hộ Luật Biểu tình, mặc dù tháng 11-2011 ông Nguyễn Tấn Dũng là người lãnh đạo cao cấp đầu tiên ra trước Quốc hội đề nghị cần có Luật Biểu tình. Chỉ có vài từ như vậy thôi mà báo chí ồn ào và lúc đó uy tín của ông Nguyễn Tấn Dũng tăng vọt. Lúc đó người ta hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng là  một người đổi mới (lúc đó chưa có cụm từ “cải cách thể chế” như hiện nay). Đơn thuần chỉ có từ “đổi mới”.
Ông Phạm Chí Dũng, nói: “Tôi cho rằng đây là một bước thụt lùi nghiêm trọng đối với dân chủ nói chung và thụt lùi nói riêng đối với ông Nguyễn Tấn Dũng đối với cái gọi là “uy tín cá nhân” của ông trong những ngày cuối cùng ông cầm quyền ở Việt Nam.
Đáng lẽ ra một người như Nguyễn Tấn Dũng đã phát ra một thông điệp trong đó có cụm từ “nắm chắc ngọn cờ dân chủ”  (Thông điệp 2014) thì ông phải biết vận dụng điều đó, và nếu cho là mị dân đi nữa thì ông cũng phải làm ít điều gì đó dân chủ, cho dân chủ trong đó có Luật Biểu tình. Nhưng rất tiếc là ông đã không tận dụng hoặc không lợi dụng được điều đó. Đó là một trong những nguyên do làm cho ông thất bại và phải rời khỏi Bộ Chính trị  Đại hội XII của đảng cầm quyền tháng 1-2016.

Cũng rất tiếc trong những ngày còn lại đó, có người nói thay vì ông Nguyễn Tấn Dũng để lại một chút gì dân chủ cho người dân thì ông lại đảo ngược xu thế đó. Và ông đã làm điều phi dân chủ. Như vậy ông đã không để lại được cái gì trong lòng dân chúng nếu không muốn nói là ngược lại”.

Tin bài liên quan:

Vì sao ông Nguyễn Quang Lập bị “tạm giữ” quá thời hạn?

Phan Thanh Hung

VNTB- Đảng chỉ đạo ‘minh chủ võ lâm’ Hoàng Vĩnh Giang can thiệp nội bộ giới võ thuật?

Phan Thanh Hung

Điều 258 Bộ Luật Hình sự: Vận dụng hay lạm dụng luật?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo